Đối với chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu định vị thương hiệu sản phẩm du lịch biển đảo tỉnh khánh hòa (Trang 100)

Đề nghị Tỉnh Khánh Hòa sớm có kiến nghị với Tổng Cục du lịch, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trong những năm tới, cần quan tâm và đẩy mạnh Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển du lịch của Khánh Hòa, nhằm tạo điều kiện cho quá trình triển khai các chiến lược, quy hoạch các chương trình kế hoạch phát triển du lịch ở địa phương một cách hiệu quả và thiết thực.

- Phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan hướng dẫn các địa phương các bước lập thủ tục hồ sơ để công nhận Đô thị du lịch; Khu, tuyến, Điểm du lịch theo quy định của Luật du lịch. Xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý tài nguyên, môi trường du lịch; các hoạt động dịch vụ du lịch đặc trưng về biển, các chính sách nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hóa trong các hoạt động du lịch.

- Cần tổ chức các hội nghị chuyên đề hàng năm về đào tạo nguồn nhân lực du lịch, để trao đổi kinh nghiệm, xác định khó khăn trong việc đào tạo để có biện pháp khắc phục.

- Tạo điều kiện để các cán bộ thực hiện công tác xúc tiến quảng bá du lịch tham dự các khóa tập huấn, học tập kinh nghiệm tại một số nước như Thái Lan, Singapore, Pháp, Nhật, Nga nhằm giúp họ nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, tìm hiểu nhu cầu và sở thích của họ để từ đó rút kinh nghiệm và đưa ra những ý tưởng, sáng kiến để cung cấp các sản phẩm du lịch phục vụ cho những thị trường trọng điểm.

- Tăng cường các hoạt động bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; kiểm tra giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm; kiểm tra thực hiện chính sách pháp luật trong hoạt động du lịch để góp phần bảo vệ an toàn cho khách du lịch, ngăn chặn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, chèn ép du khách. Tạo hình ảnh du lịch Khánh Hòa là điểm đến an toàn, văn minh và thân thiện trong lòng bạn bè.

- Nâng cao nhận thức xã hội trong việc bảo tồn các danh thắng thiên nhiên, địa chỉ văn hóa, môi trường tự nhiên-xã hội để phục vụ phát triển kinh tế du lịch. Tiếp tục lồng ghép đào tạo, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch, đưa nội dung đào tạo và giáo dục về bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch vào chương trình giảng dạy của hệ thống đào tạo các cấp.

- Hỗ trợ kinh phí cho ngành du lịch để thực hiện công tác khảo sát, thống kê lượng khách du lịch khi đến Khánh Hòa và quay trở lại các lần sau, cũng như hiết kế phần mềm quản lý thông tin khách du lịch để cung cấp cho các doanh nghiệp nhằm biết được nhu cầu và sở thích của du khách để phục vụ họ khi quay lại Khánh Hòa lần sau.

- Sắp xếp, kiện toàn hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Chuyên môn hoá các lĩnh vực hoạt động kinh doanh du lịch. Điều chỉnh và tổ chức lại các doanh nghiệp du lịch. Đổi mới phương thức hoạt động của Hiệp hội du lịch, phát huy vai trò hơn nữa của Hiệp hội trong việc xây dựng môi trường kinh doanh văn minh, lành mạnh, đúng pháp luật, bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp. Đưa ra các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh du lịch về lữ hành, khách sạn, vận chuyển… phải chủ động liên kết với nhau thành một chuỗi chỉnh thể không tách rời nhau để cùng phối hợp cung cấp các dịch vụ du lịch. Các doanh nghiệp tự chủ trong lựa chọn đối tác, xây dựng các loại hình, sản phẩm du lịch sao cho đặc sắc, đậm bản

sắc văn hóa, truyên thống của địa phương…trên tinh thần cùng phát triển, để thu hút khách du lịch, tạo sự liên thông trong phục vụ du khách, nhằm hướng đến thỏa mãn nhu cầu của du khách sau khi sử dụng dịch vụ du lịch.

- Tỉnh cần định vị phát triển loại hình và sản phẩm du lịch tỉnh chủ yếu gắn với tài nguyên biển, đảo. Bên cạnh đó, đa dạng hoá sản phẩm du lịch, kéo dài thời gian lưu trú của khách, cần phát triển các sản phẩm du lịch bổ trợ như sinh thái núi, văn hoá.v.v...và phải đảm bảo các yếu tố: tiện lợi, tiện nghi, vệ sinh, lịch sự, chu đáo và an toàn trong các tour du lịch.

Một phần của tài liệu định vị thương hiệu sản phẩm du lịch biển đảo tỉnh khánh hòa (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)