Thực trạng công tác định vị thương hiệu du lịch biển đảo Khánh Hoà hiện nay

Một phần của tài liệu định vị thương hiệu sản phẩm du lịch biển đảo tỉnh khánh hòa (Trang 60)

Newzeland. Đây là thị trường trọng điểm và cái mới nhất là Hàn Quốc hiện nay cũng đặt vấn đề nâng cao. Định hướng của Tỉnh về những thị trường đó là thị trường trọng tâm cho du lịch định hướng từ nay đến 2015.

UBND Tỉnh và ngành du lịch Khánh Hòa đã trình Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch đề án tổ chức Hội chợ Du lịch quốc tế biển Việt Nam tại Nha Trang nhằm quảng bá Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa, thu hút du khách quốc tế từ các thị trường trọng điểm, đồng thời tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch. Với nỗ lực và cách thay đổi tư duy trong công tác xúc tiến quảng bá du lịch như vậy, tin rằng đến năm 2020, du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, và Khánh Hòa sẽ trở thành một trong những trung tâm du lịch có thương hiệu và uy tín của cả nước và trong khu vực.

4.1.5 Thực trạng công tác định vị thương hiệu du lịch biển đảo Khánh Hoà hiện nay hiện nay

Đối với các sản phẩm du lịch nói chung và các điểm đến du lịch nói riêng, những sản phẩm có tính đồng nhất tương đối nhiều và có khả năng dễ thay thế. Việc

xây dựng một hình ảnh đặc trưng của sản phẩm trở nên rất quan trọng trong kinh doanh. Định vị hiệu quả cho phép sản phẩm du lịch tiếp cận được chính xác nhu cầu của các đối tượng khách du lịch cụ thể bởi nhu cầu của khách du lịch khá đa dạng và phong phú. Ví dụ như cùng một nhu cầu nghỉ biển, nhưng sở thích của khách du lịch có thể đa dạng hơn rất nhiều. Có người tới nghỉ biển để thưởng thức ánh nắng, bãi tắm và đồ ăn thức uống. Sự ồn ào, náo nhiệt của biển là yếu tố không thể thiếu. Có khách lại xem biển là nơi nghỉ ngơi, tắm mát đơn thuần. Một chuyến du lịch biển sẽ tốt hơn nếu được kết hợp với các loại du lịch khám phá khác... Trong khi du lịch biển đảo phát triển ở một số Tỉnh trong cả nước thì điều quan trọng với một địa phương là phải xác định cho mình một vị trí riêng sao cho khi nói tới du lịch biển của địa phương đó, những đặc trưng riêng của sản phẩm du lịch sẽ hiện lên và tạo ra sức hút mạnh với nhóm khách du lịch có nhu cầu và đặc điểm tiêu dùng tương ứng.

Thực tế hiện nay, hình ảnh của Khành Hòa trong mắt khách du lịch là một điểm đến có nguồn tài nguyên biển phong phú, thiên nhiên đẹp và đa dạng, phù hợp với nhu cầu của khách du lịch nghỉ dưỡng, muốn khám phá và trải nghiệm những điều mới lạ.

Đặc điểm nổi bật của sản phẩm du lịch biển Khánh Hòa: Xét trên góc độ tài nguyên và hiện trạng phát triển, du lịch biển Khánh Hòa có không ít những đặc điểm nổi bật hấp dẫn khách du lịch. Trước hết, đó là tài nguyên du lịch biển chưa được khai thác nhiều, có nhiều nơi còn tương đối nguyên sơ và chưa bị ô nhiễm. Nhược điểm của vấn đề này là khả năng phục vụ du lịch hạn chế, trong khi du lịch nghỉ biển thường yêu cầu nhiều về dịch vụ. Nhưng ngược lại, vẻ đẹp nguyên sơ của biển Khánh Hòa rất thu hút đối tượng du khách nghỉ biển hướng tới nghỉ dưỡng môi trường tự nhiên thuần túy, thay cho việc sử dụng nhiều dịch vụ và tiện nghi nhân tạo. Nằm trong một đất nước nhiệt đới (đặc biệt là khu vực phía Nam), biển Việt Nam tràn ngập ánh nắng quanh năm với những bãi cát dài. Biển Việt Nam cho phép khách du lịch có thể vui chơi, nghỉ dưỡng quanh năm. Hệ thống bãi biển cũng nằm gần với những trung tâm du lịch văn hóa của Việt Nam, cho phép du khách có thể mở rộng hành trình khám phá tới những điểm du lịch khác. Như vậy, đặc điểm nổi bật của sản phẩm du lịch biển Khánh Hòa hiện nay là phù hợp để nghỉ dưỡng.

Tuy nhiên, hình ảnh và sản phẩm nổi bật của du lịch biển Khánh Hòa đối với khách du lịch cũng là đặc điểm chung của du lịch biển Việt Nam, có thể thấy ở bất cứ một địa điểm du lịch biển nào tại Việt Nam như: Đà Nẵng, Phú Quốc, Quảng Ninh,

Vũng Tàu.... Như vậy, Khánh Hòa cũng như nhiều điểm du lịch biển khác tại Việt Nam ghi lại ấn tượng trong khách du lịch như là một điểm đến phù hợp để nghỉ dưỡng, khám phá. Điều này cho thấy Tỉnh Khánh Hòa đã không có chiến lược định vị thương hiệu cụ thể cho ngành du lịch của mình để thu hút khách du lịch.

Từ những phân tích ở trên, có thể thấy, với tài nguyên thiên nhiên biển phong phú và nền văn hóa lâu đời, Khánh Hòa đang là một điểm đến đầy tiềm năng phát triển. Tuy nhiên số lượng khách đến với Tỉnh Khánh Hòa nhìn chung vẫn chưa xứng với tiềm năng đang có. Có thể nhận thấy một thực trạng là phát triển du lịch ở Tỉnh Khánh Hòa nói riêng và ở Việt Nam nói chúng vẫn mới chỉ là những tuyến điểm du lịch đơn lẻ, chưa mang tầm vóc thương hiệu quốc gia. Sự tăng trưởng lượng khách du lịch biển hầu như phụ thuộc vào việc khai thác, tận dụng những lợi thế sẵn có của tự nhiên, mà chưa có sự tái đầu tư và bảo tồn tài nguyên du lịch biển một cách bài bản. Việc định vị và xây dựng thương hiệu du lịch biển chưa được các doanh nghiệp du lịch xác định một cách thấu đáo. Việc khai thác tài nguyên du lịch biển chồng chéo và mâu thuẫn giữa các ngành và lĩnh vực, nên tiềm năng biển, đảo của Tỉnh Khánh Hòa không phát huy được tối đa cho hoạt động du lịch, sản phẩm du lịch mang tính đặc thù của Khánh Hòa. Vì vậy, định vị thương hiệu cho du lịch Khánh Hòa là một trong những nhiệm vụ cấp thiết hiện nay đối với Tỉnh Khánh Hòa để có thể đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh.

4.2 Mô tả mẫu điều tra

Nghiên cứu được thực hiện trên 300 khách du lịch đã và đang đến Khánh Hòa. Khách du lịch bao gồm cả khách nội địa và khách quốc tế. Số mẫu thu về đúng quy định được là 250 mẫu. Kết quả về thông tin mẫu lần lượt được trình bày bằng các biểu đồ sau đây:

Giới tính:

Phân bố mẫu theo giới tính

Nữ, 44.40%

Nam, 55.60%

Hình 4.1: Phân bố mẫu theo giới tính

Qua kết quả điều tra về mẫu ta thấy (Hình 4.1): Trong số 250 khách du lịch được hỏi, có 139 khách là nam tương ứng với 55.6% và 111 khách là nữ tương đương với 44.4%. So sánh có sự chênh lệch giữa hai giới tính nhưng sự chênh lệch này là không đáng kể, điều này chứng tỏ đối tượng mẫu không bị giới hạn bởi nam và nữ mà có sự tham gia của cả hai giới tính. Đây là điều kiện thuận lợi đảm bảo tính khách quan hơn cho kết quả nghiên cứu.

Độ tuổi: <25 tuổi 25-35 tuổi 36-50 tuổi >50 tuổi 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35%

<25 tuổi 25-35 tuổi 36-50 tuổi >50 tuổi

Phân bố mẫu theo độ tuổi

Xét về cơ cấu độ tuổi của khách du lịch được khảo sát (Hình 4.2) ta thấy: có 14% khách du lịch <25 tuổi, tương ứng với 35 người; 28.4% du khách từ 25-35 tuổi, tương ứng với 71 người; 32.8% khách từ 36-50 tuổi, tương ứng với 82 người; 24.8% khách >50 tuổi, tương ứng với 62 người. Như vậy số khách du lịch được khảo sát ở đầy đủ các lứa tuổi: già, trẻ, trung niên và sự chênh lệch giữa các nhóm tuổi cũng không nhiều. Số lượng người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng lớn nhất với hơn 60%. Điều này là dễ hiểu bởi độ tuổi này đã tự tạo ra nguồn thu nhập để phục vụ cho các nhu cầu giải trí của bản thân. Độ tuổi nhỏ hơn 25 tuổi chiếm tỷ trọng nhỏ nhất bởi nhóm tuổi này chưa tạo ra thu nhập hoặc thu nhập còn ở mức thấp nên chưa có nhiều điều kiện để phục vụ cho nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí. Nhóm tuổi trên 50 chiếm tỷ trọng khá lớn gần 25% cho thấy nhu cầu đi du lịch của người lớn tuổi ngày càng cao, nhất là trong điều kiện kinh tế và xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu du lịch của nhóm tuổi này sẽ ngày càng tăng.

Trình độ học vấn:

Phân bố mẫu theo trình độ học vấn

TC-CĐ, 22.40% THPT, 10.40% Trên ĐH, 12.40% ĐH, 54.80%

Hình 4.3: Phân bố mẫu theo trình độ học vấn

Xét về trình độ của những người tham gia khảo sát ở Hình 4.3 cho thấy: số khách có trình độ THPT chiếm 10.4%, tương ứng với 26 người; trình độ TC-CĐ chiếm 22.4%, tương ứng với 56 người; trình độ ĐH chiếm 54.8%, tương ứng với 137 người; trình độ trên ĐH chiếm 12.4%, tương ứng với 31 người. Như vậy, có thể thấy nhu cầu du lịch của nhóm có trình độ đại học trở lên là khá cao.

Thu nhập:

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân bố mẫu theo thu nhập

10.8% 10.8% 19.6% 58.8% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% <3 tr 3-5 tr 6-10 tr >10tr

Hình 4.4: Phân bố mẫu theo thu nhập

Nhìn vào Hình 4.4 có thể thấy về thu nhập bình quân hàng năm của du khách: có 27 khách/250 khách được hỏi (chiếm 10.8% khách) có thu nhập <3 triệu, 27 khách/250 khách (chiếm 10.8% khách) có thu nhập từ 3-5 triệu, 49 khách (chiếm 19.6% khách) có thu nhập từ 6-10 triệu và 147 khách trong tổng số 250 khách được khảo sát (chiếm 58.8% khách du lịch) có thu nhập trên 10 triệu. Điều này dễ hiểu vì mức sống càng cao thì nhu cầu đi du lịch, nghỉ ngơi giải trí càng lớn.

* Sở thích của du khách:

Phân bố mẫu the o sở của du khách

2.4% 4.8% 12.8% 49.6% 11.2% 19.2% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% Mua sắm Ẩm thực Phục vụ Biển đảo Con người Phong cảnh

Kết quả cho thấy, trong số những du khách được hỏi, hầu hết số người tham gia trả lời đều yêu thích biển đảo Khánh Hòa với 124 khách chiếm 49,6%. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế khi Khánh Hòa là điểm đến hấp dẫn cho du khách trong nước và quốc tế. Tiếp đến là phong cảnh, 48 du khách chiếm 19,2% yêu thích phong cảnh nơi đây. Điều này chứng tỏ, ngoài lợi thế về biển đảo thì phong cảnh của Khánh Hòa cũng là một ưu thế nổi bật cần được khai thác. Ngoài ra, phong cách phục vụ cũng được du khách quan tâm khi 32 khách/250 khách chiếm 12,8% được hỏi yêu thích. Như vậy, công tác đào tạo, huấn luyện đội ngũ nhân lực Tỉnh Khánh Hòa đã được quan tâm và có những kết quả khả quan. Khi đi du lịch, du khách luôn mong muốn được cảm nhận giá trị ẩm thực của điểm đến du lịch nhưng kết quả cho thấy mức độ ưa thích của du khách đối với ẩm thực của Tỉnh Khánh Hòa là khá thấp khi 12 khách chiếm 4,8% trong số 250 người được hỏi ưa thích ẩm thực Khánh Hòa. Mặc dù có nhiều đặc sản địa phương nổi tiếng, tuy nhiên với tỷ lệ yêu thích khá thấp của du khách như vậy chứng tỏ việc quảng bá ẩm thực của Tỉnh Khánh Hòa chưa được quan tâm đích đáng. Việc mua sắm tại Khánh Hòa rất ít được du khách yêu thích, chỉ có 6 du khách thích mua sắm tại Khánh Hòa, chiếm 2,4% khách trong số 250 khách được hỏi, điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế khi Khánh Hòa có rất ít trung tâm mua sắm và các điểm kinh doanh du lịch chưa khai thác nhu cầu mua sắm của du khách triệt để.

Tình hình lựa chọn địa điểm du lịch trong nước:

Hình 4.6: Phân bố mẫu theo địa điểm du lịch được ưa thích

Dựa vào kết quả nghiên cứu ở Hình 4.6 cho thấy: Trong số 250 người được hỏi,

Phân bố mẫu theo địa điểm du lịch ưa thích

Phú Quốc, 29.60% Vũng Tàu, 13.60% Đà Nẵng, 23.60% Quảng Ninh, 18.80% Khánh Hòa, 14.40%

có 74 khách chiếm 29,6% khách xem Phú Quốc là điểm đến du lịch hấp dẫn nhất. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi xu hướng đi du lịch của du khách là khám phá những nét bình dị, hoang sơ của biển đảo. Tiếp đến là Đà Nẵng, đây cũng là địa điểm được du khách đặc biệt yêu thích khi 59 khách/250 khách chiếm 23,6% khách ưa thích điểm đến du lịch này. Mặc dù không có nhiều lợi thế về đảo như Khánh Hòa nhưng với bãi biển đẹp và khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí Bà Nà Hills thì hiện nay Đà Nẵng đang là điểm đến ưa thích của nhiều du khách trong cả nước. Quảng Ninh cũng là điểm được khách du lịch lựa chọn là điểm du lịch ưa thích khi 47 khách chiếm 18,8% khách lựa chọn. Không có bãi tắm đẹp, trong xanh như Khánh Hòa nhưng Quảng Ninh hội tụ quần thể đảo, hang động đẹp và phong phú, đây chính là điểm thu hút du khách khi đến với Quảng Ninh. Khánh Hòa là điểm ưa thích thứ tư của du khách trong việc lựa chọn điểm đến du lịch khi 36 khách được hỏi chiếm 14,4% khách ưa thích đến Khánh Hòa. Là Tỉnh được thiên nhiên ưu đãi với lợi thế là bãi tắm đẹp, trong xanh và quần thể đảo kéo dài từ Bắc vào Nam của Tỉnh, tuy nhiên việc khai thác các tiềm năng vốn có và việc quảng bá chưa sâu rộng đã khiến cho Khánh Hòa chưa trở thành điểm du lịch lựa chọn hàng đầu trong số các Tỉnh có sản phẩm du lịch tương đồng như Khánh Hòa.

* Số lần đến Khánh Hòa:

Phân bố mẫu theo số lần đến Khánh Hòa

51.6% 35.2% 13.2% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% Lần thứ nhất Lần thứ hai Hơn hai lần

Số lần đến Khánh Hòa là một trong những yếu tố đánh giá khái quát phần nào sự mong muốn quay trở lại (lòng trung thành) của du khách. Nếu tỷ lệ % của số lần đến Khánh Hòa lần thứ hai và hơn hai lần càng cao thì càng chứng tỏ chất lượng dịch vụ du lịch ở Khánh Hòa đã mang lại sự hài lòng cho khách du lịch. Nhìn vào kết quả ta thấy: Số lượng khách du lịch đến Khánh Hòa lần thứ nhất là 129 khách/250 khách (chiếm 51,6%). Số lượng khách du lịch đến Khánh Hòa lần thứ 2 là 88 khách/250 khách (chiếm 35,2%). Điều này chứng tỏ khách du lịch đã có sự ưa thích và mong muốn quay trở lại để tiếp tục sử dụng sản phẩm du lịch biển đảo tại Khánh Hòa. Và với 33 khách/250 khách (chiếm 13,2%) khách tiếp tục quay trở lại Khánh Hòa trên hai lần là tỷ lệ khá cao.

Một phần của tài liệu định vị thương hiệu sản phẩm du lịch biển đảo tỉnh khánh hòa (Trang 60)