Bảng câu hỏi là một công cụ dùng để thu thập dữ liệu. Bảng câu hỏi bao gồm một tập hợp các câu hỏi và các câu trả lời được sắp xếp theo logic nhất định. Bảng câu hỏi là phương tiện dùng để giao tiếp giữa người nghiên cứu và người trả lời trong tất cả các phương pháp phỏng vấn. Thông thường có 8 bước cơ bản sau đây để thiết kế một bảng câu hỏi:
(1) Xác định các dữ liệu cần tìm: Dựa vào mục tiêu và nội dung nghiên cứu, để xác định cụ thể tổng thể nghiên cứu và nội dung các dữ liệu cần phải thu thập trên tổng thể đó
(2) Xác định phương pháp phỏng vấn: Tuỳ theo phương pháp phỏng vấn (gởi thư, gọi điện thoại, phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn bằng thư điện tử…) sẽ thiết kế bảng câu hỏi khác nhau. Đối với đề tài này tác giả xác định phương pháp phỏng vấn thông qua việc gửi thư điện tử và gọi điện xác nhận; người được hỏi sẽ tự trả lời các câu hỏi. (Một số trường hợp không có thói quen check mail thì sẽ gửi qua bưu điện và gọi điện thông báo)
(3) Phác thảo nội dung bảng câu hỏi: Tương ứng với từng nội dung cần nghiên cứu, phác thảo các câu hỏi cần đặt ra. Cần sắp xếp các câu hỏi theo từng chủ điểm một cách hợp lý (Xem chi tiết tại phụ lục của luận văn)
(4) Chọn dạng cho câu hỏi: Có khá nhiều dạng câu hỏi dùng cho thiết kế bảng hỏi; tuy nhiên ở đề tài này tác giả cho câu hỏi dạng thang đo thứ tự Likert với 5 mức thứ tự và người trả lời chỉ việc đọc các nội dung và tích vào ô có thứ tự họ cho là phù hợp với quan điểm của mình.
(5) Xác định từ ngữ thích hợp cho bảng câu hỏi.
(6) Xác định cấu trúc bảng câu hỏi: Tác giả sẽ sắp xếp các câu hỏi theo trình tự hợp lý. Câu hỏi này phải dẫn đến câu hỏi kế tiếp theo một trình tự hợp lý, theo một dòng tư tưởng liên tục. Một vấn đề lớn nên phân ra nhiều vấn đề nhỏ. Trong các câu trả lời lại tiếp tục đặt ra câu hỏi phân nhánh để tiếp tục sàng lọc thông tin. Cấu trúc bảng câu hỏi: được bao gồm 4 phần :
* Phần mở đầu: Có tác dụng gây thiện cảm để tạo nên sự hợp tác của người trả lời lúc bắt đầu buổi phỏng vấn.
* Câu hỏi hâm nóng: Có tác dụng gợi nhớ để tập trung vào chủ đề mà bảng câu hỏi đang hướng tới.
* Câu hỏi đặc thù: Có tác dụng làm rõ nội dung cần nghiên cứu
* Câu hỏi phụ: Có tác dụng thu thập thêm thông tin về đặc điểm nhân khẩu người trả lời (giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp,..)
(7) Thiết kế việc trình bày bảng câu hỏi: Các bảng hỏi được thiết kế trình bày trên 3 trang A4, với cấu trúc như ý (6) đã trình bày và được gửi đính kèm qua thư điện tử và sau đó in trên giấy A4 để thuận tiện cho việc hỏi, lưu trữ và thống kê.
3.3 Tóm tắt
Chương này tác giả trình bày các phương pháp để tiến hành đánh giá thang đo trong mô hình nghiên cứu. Bên cạnh đó mô tả thông tin mẫu của nghiên cứu định lượng. Chương tiếp theo tác giả sẽ trình bày kết quả nghiên cứu thông tin gồm kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố EFA, hồi quy tuyến tính và biểu đồ nhận thức MDS.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Tổng quan về Tỉnh Khánh Hòa
Khánh Hoà là một tỉnh thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, có diện tích tự nhiên trên đất liền là 5.217,6 km2, có vùng biển đảo rộng lớn với hơn 200 hòn đảo lớn nhỏ. Khánh Hòa có bờ biển dài 385 km, với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, nhiều đảo và vùng biển rộng lớn. Khánh Hòa không những có nhiều bãi tắm đẹp, tập trung nhiều đảo lớn nhỏ mà còn có các đảo san hô ở huyện đảo Trường Sa với khoảng 148 đảo nhỏ, đảo san hô, đảo chìm rải rác trên một diện tích gần 410.000 km² và sở hữu vịnh đẹp thuộc đẳng cấp quốc tế như Vịnh Nha Trang - một trong những vịnh đẹp nhất thế giới.
Về khí hậu: So với các tỉnh, thành phía Bắc từ Đèo Cả trở ra và phía Nam từ Ghềnh Đá Bạc trở vào, khí hậu ở Khánh Hòa tương đối ôn hòa và có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng. Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dương lịch, tập trung vào 2 tháng 10 và tháng 11, lượng mưa thường chiếm trên 50% lượng mưa trong năm. Những tháng còn lại là mùa nắng, trung bình hàng năm có tới 2.600 giờ nắng. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Khánh Hòa cao khoảng 26,7 °C riêng trên đỉnh núi Hòn Bà có khí hậu như Đà Lạt. Độ ẩm tương đối khoảng 80,5%.
Về dân số: Khánh Hoà có nguồn lao động dồi dào, dân số 1.174.848triệu người (năm 2011), là một trong 10 tỉnh của cả nước có số lượng trí thức lớn. Trên địa bàn tỉnh hiện có 40 đơn vị nghiên cứu khoa học công nghệ và hơn 20.500 cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học và trên 200 cán bộ có trình độ trên đại học. Tỉ lệ lao động được đào tạo nghề chiếm trên 25%.
Về giao thông: Khánh Hoà nằm trên các đầu mối giao thông quan trọng của cả nước và thế giới. Ðường quốc lộ 1 và đường sắt xuyên Việt chạy qua 5 huyện, thị xã, thành phố của Tỉnh, nối liền Khánh Hoà với các tỉnh phía Bắc và phía Nam. Ðường quốc lộ 26 nối liền Khánh Hoà với các tỉnh Tây nguyên. Sân bay Cam Ranh, Nha Trang và các cảng Cam Ranh, Nha Trang, Hòn Khói nối liền Khánh Hoà với cả nước và quốc tế.
Về phát triển kinh tế: Theo số liệu thống kê của Uỷ ban nhân dân tỉnh, tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh là 11,55%, giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng tăng 15,5%, giá trị nông lâm thủy sản tăng 2,81%, ngành dịch vụ du lịch tăng 14,5%. GDP bình quân đầu người năm 2011 là 1.710 USD cao hơn mức bình quân chung của Việt
Nam. Dịch vụ - du lịch chiếm 45% cơ cấu kinh tế, công nghiệp - xây dựng là 42%, còn nông - lâm - thủy sản chiếm 13%. Hiện nay, Khánh Hoà có ba khu vực phát triển kinh tế trọng điểm: phía Nam là vịnh Cam Ranh, phía Bắc là Khu kinh tế Vân Phong và ở giữa là vịnh Nha Trang. Nhiều năm qua, Khánh Hoà là tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế và thu ngân sách cao trong khu vực và cả nước. Khánh Hoà được biết tới không chỉ là địa phương có tiềm năng lớn về du lịch và các ngành kinh tế biển mà Khánh Hoà cũng là địa phương có tốc độ phát triển về công nghiệp khá.
Về tài nguyên nhân văn: Khánh Hòa không chỉ là một trong những tỉnh có nhiều cảnh đẹp nổi tiếng mà còn là nơi có truyền thống văn hóa lâu đời và truyền thống kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm. Khánh Hòa còn có những công trình kiến trúc lâu đời có giá trị như Tháp Bà, Kim thân Phật tổ; tỉnh cũng có nhiều trường Ðại học, Học viện, các Trung tâm Khoa học lớn có tầm quan trọng cả nước như Viện Pasteur, Viện Vắc-xin, Viện nghiên cứu biển, Ðại học Thuỷ sản...Bên cạnh đó, Khánh Hòa còn có những lễ hội, giá trị văn hóa nổi bật như: Lễ hội Tháp bà Ponagar, lễ hội Am Chúa, lễ hội Cầu Ngư...và tín ngưỡng thờ Mẫu là một trong những giá trị văn hóa nổi bật nhất của Tỉnh.
Với vị trí địa lý, điều kiện thiên nhiên ưu đãi, hệ thống giao thông vận tải thuận lợi, dịch vụ phát triển, tài nguyên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào; Khánh Hoà đã và đang có các chính sách ưu đãi để thu hút vốn đầu tư vào sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp công nghệ cao, hướng sản xuất hàng xuất khẩu thay thế hàng nhập khẩu, công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ, hải sản; tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông, dịch vụ cao cấp... Thành phố Nha Trang - Trung tâm Chính trị-Kinh tế- Văn hóa của tỉnh Khánh Hoà hiện được xác định là một trong 10 trung tâm du lịch lớn của cả nước và Khánh Hoà được xác định sẽ là nơi đầu tư an toàn và phát triển.
4.1.1 Tiềm năng phát triển du lịch biển đảo
Với bờ biển trải dài khoảng 385km, khúc khuỷu với hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ, và các bãi cát trắng mênh mông, Khánh Hòa có ưu thế để phát triển kinh tế biển, đặc biệt là du lịch biển đảo.
Đáy biển có độ dốc cao, gồ ghề gồm hệ thống tầng tầng lớp lớp những rặng san hô đẹp và đặc sắc. Dọc bờ biển có những vịnh, bãi triều, bãi cát mịn thuận tiện cho việc phát triển du lịch như Đại Lãnh,Vân Phong, Hòn Khói, Nha Phu, Cù Huân (Nha Trang), Cam Ranh.
Từ Bắc vào Nam, Khánh Hòa có các vịnh Vân Phong, vịnh Nha Trang và vịnh Cam Ranh. Mỗi vịnh có những đặc thù riêng, có thể tổ chức thành các tuyến, cụm và điểm tham quan du lịch, nghỉ dưỡng, tắm biển đa dạng và hấp dẫn. Các địa điểm tiêu biểu như Ðại lãnh, Ðầm Môn (Vạn Ninh), Dốc Lết, Ninh Phước, Ðầm Nha Phu (Ninh Hoà), Vĩnh lương, Bãi Tiên, bãi biển Trần Phú, Bãi Trủ, Bãi Sạn (Nha trang), bãi Thuỷ Triều, Bãi Dài (Cam Ranh).
Vịnh Vân Phong
Vân Phong là vịnh biển lớn nhất tỉnh Khánh Hòa với tổng diện tích 503 km2, độ sâu trung bình trên 10m, nơi sâu nhất trên 30m. Vùng vịnh Vân Phong cùng với bãi biển Ðại Lãnh, vùng núi Sơn Tập - Trại Thơm, bãi biển Dốc Lết là nơi có tiềm năng du lịch tổng hợp biển - rừng- núi lớn nhất tỉnh Khánh Hòa và cả nước, nơi đây có sự kết hợp hài hòa giữa trời, mây, sóng nước, đảo, rừng núi với những bãi tắm cát trắng và là nơi có mức độ ô nhiễm môi trường còn rất thấp.
Đây là một kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp trong môi trường lý tưởng hiếm có với khí hậu ôn hoà, bãi biển đẹp, cát mịn, núi đồi hùng vĩ bao quanh cùng với những cánh rừng nhiệt đới hầu như còn nguyên vẹn, những rạn san hô đa sắc, đẹp sững sờ, có dấu tích sinh tồn của một khu rừng ngập mặn, hàng trăm sinh cảnh, muông thú đặc chủng và hàng chục ngàn loài thuỷ, hải sản quý. Đây là những ưu thế giúp Vân Phong có thế mạnh phát triển du lịch sinh thái rõ nét. Vân Phong cũng được Hiệp hội Biển thế giới xếp vào danh sách 4 vị trí du lịch biển lý tưởng nhất hiện nay.
Vịnh Nha Trang
Là vịnh biển lớn thứ hai sau vịnh Vân Phong của tỉnh Khánh Hòa với diện tích khoảng 400 km2. Phía Ðông và phía Nam vịnh được giới hạn bằng một vòng cung các đảo. Lớn nhất là đảo Hòn Tre (còn gọi là Hòn Lớn) có diện tích khoảng 30 km2. Trên đảo có những bãi tắm rất quen thuộc như Bãi Trũ, Bãi Tre. Ðảo Hòn Miếu có điểm du lịch Trí Nguyên.
Ðảo Hòn Mun là nơi thiết lập khu bảo tồn biển đầu tiên ở Việt Nam có những rạn san hô với một quần thể sinh vật biển còn nguyên sơ, gần như độc nhất vô nhị không chỉ của Việt Nam mà còn của cả Ðông Nam Á. Các đảo Hòn Tằm, Hòn Chà Là, Hòn Hố, Hòn Ðụn, Hòn Xưởng là những hòn đảo không chỉ có những cảnh đẹp trên bờ, dưới nước mà còn đem lại nguồn thu nhập lớn cho tỉnh Khánh Hòa, do có chim yến cư trú và làm tổ.
Tại Đại hội lần thứ hai câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới tổ chức tại Tadoussac (Québec, Canada) tháng 5/2003, vịnh Nha Trang đã được công nhận là Thành viên chính thức của Câu lạc bộ, mở ra một cơ hội lớn để quảng bá hình ảnh Nha Trang-Khánh Hoà.
Vịnh Cam Ranh
Vịnh Cam Ranh có diện tích khoảng 185 km2, độ sâu phổ biến từ 5 đến 10 m, phía ngoài có độ sâu khoảng 20 m, ra khỏi cửa vịnh tiếp cận với đường đẳng sâu 40 m. Vịnh Cam Ranh là một vịnh khá kín, dân cư sống chủ yếu bằng nghề nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp…Vịnh Cam Ranh được xếp vào loại một trong ba hải cảng có điều kiện tự nhiên tốt nhất thế giới, với diện tích vùng vịnh kín tới 60 km2 và độ sâu trung bình 18 - 20m nước, xung quanh có núi bao bọc làm cho vùng biển luôn kín gió.
Bao bọc bọi bán đọo Hòn Hèo thuọc huyọn Ninh Hoà là đọm Nha Phu, có diọn tích khoọng 100km2. Giọa đọm có mọt sọ đọo, lọn nhọt là Hòn Thọ có đọnh cao 220m. Cọm đọo Hòn Thọ, Hòn Lao, và Khu Du lọch suọi Hoa Lan (Hòn Hèo) tọo thành quọn thọ du lọch đọo phía bọc Nha Trang.
Nhận định về tiềm năng du lịch Khánh Hòa - Nha Trang, theo dự án VIE89/003 do Hiệp Hội Du Lịch Thế giới (OMT), chương trình phát triển du lịch Liên Hiệp Quốc (PNUD) và viện nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam (IRDT) phối hợp soạn thảo thì khu vực Nha Trang - Đà Lạt là vùng du lịch số 3 trong 4 vùng du lịch của cả nước, có tốc độ phát triển cao hơn hẳn các vùng du lịch khác trong nước.
4.1.2 Các cụm du lịch và tuyến du lịch biển đảo điển hình 4.1.2.1 Các cụm du lịch biển đảo 4.1.2.1 Các cụm du lịch biển đảo
Khánh Hoà có các vịnh đẹp và nổi tiếng như: Vịnh Vân Phong, Vịnh Cam Ranh, Vịnh Nha Trang. Mỗi vịnh có những đặc thù riêng, có thể tổ chức thành các tuyến, cụm và điểm tham quan du lịch, nghỉ dưỡng, tắm biển đa dạng và hấp dẫn.
Về mặt không gian : Khu du lịch biển đảo được giới hạn dải ven biển từ Vạn Ninh (Đại Lãnh) đến Cam Ranh (Cam Lập) và các đảo ven bờ tỉnh Khánh Hoà.
Về sản phẩm du lịch chủ yếu: Khai thác hệ thống tài nguyên biển như nghỉ dưỡng biển, tắm biển, tham quan, khám phá, du lịch tàu biển…Ngoài ra, do đặc điểm thành phố Nha Trang nằm trong không gian này nên cần thiết phát triển các loại hình du lịch dịch vụ cao cấp, du lịch hội nghị hội thảo…
Trên cơ sở định hướng không gian của quy hoạch tổng thể, lãnh thổ du lịch Khánh Hoà tiếp tục tổ chức thành ba cụm: Cụm Thành phố Nha Trang và phụ cận, cụm Thị xã Cam Ranh và phụ cận, cụm Dốc Lết và vịnh Vân Phong. Cụ thể:
4.1.2.1.1 Cụm du lịch Thành phố Nha Trang và vùng phụ cận:
Bao gồm phần lãnh thổ đất liền và phần biển đảo ven bờ với Thành phố Nha trang là trọng tâm. Phần ven biển trải dài từ phía nam Nha Trang lên đến phía nam bán đảo Hòn Khói (một phần lãnh thổ huyện Ninh Hoà). Phần lãnh thổ đất liền của cụm bao gồm khu vực phía tây nam huyện Ninh Hoà và lãnh thổ các huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh...dọc theo hành lang tỉnh lộ 2 tạo thành hành lang du lịch đông - tây ở khu vực trung tâm.
Đặc điểm tài nguyên: Khu vực Nha Trang và phụ cận nổi trội tài nguyên du lịch biển, đảo với vịnh Nha Trang và quần thể các đảo trong lòng vịnh như Hòn Tre, Hòn Mun, Đảo Yến, Hòn Tằm, Hòn Một, Hòn Miểu, Hòn Mát...là hạt nhân; khu vực đầm Nha Phu với đặc trưng riêng của tài nguyên biển đảo của các đảo hòn Thị, hòn Hèo.... Khu vực cảnh quan núi cao thuộc Khánh Vĩnh, Diên Khánh có nhiều tài nguyên du lịch núi như Suối Tiên, thác Yang Bay...Bên cạnh tài nguyên tự nhiên, hệ thống các di tích lịch sử văn hoá ở khu vực thành phố Nha Trang, huyện Ninh Hoà cũng là đặc điểm nổi bật của cụm.
Khai thác loại hình du lịch:
- Du lịch sinh thái biển: Nghỉ mát, tắm biển, thể thao nước, tham quan đảo, lặn biển, câu mực, câu cá...
- Du lịch văn hoá: Tham quan hệ thống di tích trên địa bàn như chùa PôNaga, bảo tàng, Viện Hải dương học...; hành hương lễ hội.
- Du lịch MICE: Thương mại, công vụ, hội chợ, hội thảo, festival, hội thao, khen thưởng, hoặc kèm theo các sự kiện đặc biệt khác (như đua thuyển buồm).
- Du lịch thăm thân: Phục vụ khách du lịch là người Việt ở nước ngoài.
- Du lịch tàu biển: Kết hợp du lịch biển và tham quan các di tích lịch sử, thắng cảnh trên đất liền khu vực thành phố Nha Trang và huyện Diên Khánh, Khánh