Bao gồm phần lãnh thổ đất liền phía bắc bán đảo hòn Khói, phía tây huyện Vạn Ninh, một phần huyện Ninh Hoà và phần biển đảo ven bờ bán đảo Hòn Gốm, bãi biển Đại Lãnh.
Đặc điểm tài nguyên: Khu vực Dốc Lết - vịnh Vân Phong và phụ cận nổi trội tài nguyên du lịch biển. Bên cạnh tài nguyên tự nhiên, hệ thống các di tích lịch sử văn hoá cũng là điểm nổi bật của cụm. Tuy nhiên, lãnh thổ cụm gần trùng với khu kinh tế vịnh Vân Phong, vì vậy phát triển du lịch tạo thành các khu du lịch dịch vụ riêng rẽ, trong đó khu vực Dốc Lết là trọng tâm.
Khai thác loại hình du lịch :
- Du lịch sinh thái biển: Tắm biển, thể thao nước, tham quan đảo, lặn biển,.v.v...
- Du lịch văn hoá: Tham quan hệ thống di tích trên địa bàn.
Các điểm du lịch chính: Bán đảo Hòn Gốm; Đình Phú Cang, Đại Lãnh, Đầm Môn, Điểm cực Đông Việt Nam (trên bán đảo Hòn Gốm), hồ Đá Bàn, hồ Suối Dầu, hồ EaKrongRou.
Cụm du lịch Dốc Lết - Vịnh Vân Phong và phụ cận với các thế mạnh đặc biệt có khả năng thu hút khách cao và là cụm du lịch và nghỉ dưỡng lớn phục vụ khách nội tỉnh, khu kinh tế tổng hợp Vân Phong và các tỉnh Tây Nguyên.
4.1.2.2 Các tuyến điểm du lịch biển đảo 4.1.2.2.1 Các tuyến du lịch nội tỉnh
a. Tuyến du lịch quốc gia: Gồm các tuyến :
- Tuyến du lịch dọc theo quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc Nam: Vân Phong – Nha Trang - Cam Ranh.
- Tuyến du lịch khám phá (tiềm năng) Thành phố Nha trang đi Trường Sa.
b. Tuyến du lịch địa phương : Gồm các tuyến : - Tuyến Nha Trang - Ninh Hoà - Vạn Ninh
- Tuyến Nha Trang - Cam Ranh - Khánh Sơn - Tuyến Nha Trang - Diên Khánh - Khánh Vĩnh - Tuyến Cam Ranh - Khánh Sơn
- Tuyến Dốc Lết - Hòn Gốm
- Tuyến thác Tà Gụ – Hòn Bà - thác Yang Bay
- Tuyến du lịch đường biển Thành phố Nha Trang đi các đảo ven bờ
4.1.2.2.2 Các tuyến du lịch ngoại tỉnh
Việc khai thác các tuyến du lịch ngoại tỉnh của Khánh Hoà rất quan trọng. Một mặt đáp ứng nhu cầu đi lại, tham quan của nhân dân trong tỉnh, mặt khác làm cơ sở nối tour du lịch cho khách trong nước và quốc tế khi đến thăm thành phố biển Nha Trang. Trên cơ sở lấy Nha Trang làm điểm xuất phát phù hợp với các tuyến du lịch quốc gia, các tuyến du lịch được hình thành như sau :
- Nha Trang - Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (Quốc lộ 1A, đường sắt hoặc đường biển).
- Nha Trang - Phan Rang - Đà Lạt (Quốc lộ 21 qua đèo Ngoạn Mục).
- Nha trang và các tỉnh Tây Nguyên gắn với tuyến du lịch con đường xanh Tây Nguyên (Quốc lộ 20 và 26) là tuyến du lịch mới.
- Nha Trang - Đà Nẵng - Huế - Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ (Đường hàng không, đường sắt, Quốc lộ1A, đường biển).
- Nha Trang - Diên Khánh - Khánh Vĩnh đi Lâm Đồng (qua đường Khánh Lê).
- Tuyến du lịch tàu biển: Phục vụ khách tàu biển chủ yếu lận cận Thành phố Nha Trang và dọc theo trục không gian Nha Trang - Diên Khánh.
4.1.3 Tình hình phát triển du lịch và những kết quả đạt được 4.1.3.1 Tình hình phát triển du lịch 4.1.3.1 Tình hình phát triển du lịch
* Về quy mô nguồn khách du lịch
+ Nguồn khách du lịch trong nước: Đây là nguồn khách chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn khách đến Khánh Hòa. Trong những năm gần đây, với sự phát triển nhanh của nền kinh tế, thu nhập bình quân đầu người tăng, người dân có nhu cầu đi du lịch nhiều hơn và một phần là do Nha Trang là một thành phố đẹp, thời tiết ôn hòa quanh năm, là nơi có thể tổ chức nhiều sự kiện, hội nghị, hội thảo. Vì vậy, Khánh Hòa luôn có một lượng khách trong nước tương đối lớn và đây cũng là một tiềm năng cho du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Khánh Hòa nói riêng.
Từ số liệu điều tra ở Bảng 3.1 (Phụ lục 3) cho thấy rằng tốc độ tăng trưởng của lượng khách nội địa qua các năm giảm dần trong năm 2009 và năm 2010, đặc biệt giảm thấp nhất là năm 2008 từ 18,53% xuống còn 1,44% vào năm 2009. Nguyên nhân là do khủng hoảng kinh tế giới vào cuối năm 2008 và đầu năm 2009 nên kinh tế Việt Nam cũng ảnh hưởng theo và việc chi tiêu của người dân cũng như các cuộc hội nghị, hội thảo của các tổ chức, doanh nghiệp cũng giảm để tiết kiệm chi phí, dẫn đến du lịch Khánh Hòa giảm xuống một cách trầm trọng. Tuy nhiên, ngành du lịch Khánh Hòa đã có dấu hiệu khởi sắc khi đón 1.455.280 lượt khách nội địa vào năm 2010 và 1.739.618 lượt khách vào năm 2011, tăng từ 11,94% lên 19,54%.
+ Nguồn khách du lịch quốc tế: Tốc độ tăng trưởng của khách quốc tế đến Khánh Hòa năm 2008 là 11,80%. Tuy nhiên lượng khách du lịch quốc tế có dấu hiệu giảm đột ngột từ 315.585 lượt khách vào năm 2008 xuống còn 279.981 lượt khách vào năm 2009, giảm tương ứng với tốc độ tăng trưởng liên hoàn là (-11,28)%. Nguyên nhân là do khủng
hoảng kinh tế thế giới. Năm 2010 và năm 2011 lượng khách du lịch quốc tế đến Khánh Hòa đã tăng trưởng trở lại, cụ thể là tăng từ 384.979 lượt khách vào năm 2010 và 440.390 lượt khách vào năm 2011.
* Về cơ cấu nguồn khách quốc tế phân theo quốc tịch
Nhìn vào cơ cấu nguồn khách phân theo quốc tịch tại Bảng 3.2 (Phụ lục 3) ta thấy, lượng khách đến từ Châu Mỹ, Châu Á, Châu Đại Dương giảm dần qua các năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011. Tuy nhiên, du khách đến từ Châu Âu lại tăng từ 43,37% vào năm 2007, 47,66% vào năm 2008, 49,65%, vào năm 2009, 54,67% vào năm 2010 và 58,56% vào năm 2011. Nguyên nhân là trong những năm qua Khánh Hòa được biết đến là địa phương có khí hậu ấm áp nên nơi đây chính là địa điểm lý tưởng cho du khách Châu Âu, đặc biệt là du khách đến từ Nga, Pháp, Đức và Italia… đến để tận hưởng những tia nắng ấm áp khi nước họ đang là mùa đông.
* Về tình hình doanh thu du lịch Khánh Hòa
Qua điều tra ở Bảng 3.3 có thể thấy rằng, doanh thu du lịch từ năm 2007-2008 tăng nhanh, năm 2008 tăng 1.357 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng là 32,39%. Tuy nhiên, đến năm 2009 giảm xuống chỉ còn 15,18% so với năm 2008 vì do ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Đến khoảng năm 2010-2011 doanh thu có đà tăng trưởng nhưng chậm hơn so với giai đoạn 2007-2008.
4.1.3.2 Những kết quả đạt được
Trong năm 2011, ngành du lịch của Tỉnh Khánh Hòa đạt được kết quả khả quan và có nhiều mặt tiến bộ rõ nét. Cụ thể: Doanh thu du lịch năm 2011 đạt 2.256,5 tỷ đồng tăng 19,89% so với cùng kỳ, đạt 110,07% so với kế hoạch. Tổng lượt khách so cùng kỳ tăng 118,99% trong đó khách quốc tế tăng 12,03%, khách nội địa tăng 20,81% (Trích Báo cáo Tổng kết công tác năm 2011 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2012).
Bảng 4.1: Bảng thống kê kết quả du lịch năm 2011 Chỉ tiêu Thực hiện năm 2011 % so với kế hoạch 2010 Kế hoạch 2011 % thực hiện năm 2011 so với kế hoạch
1. Doanh thu (Triệu đồng) 2.256.483 119,89% 2.050.000 110,07%
2. Lượt khách lưu trú (Người) 2.180.960 118,99% 2.150.000 101,44%
* Khách quốc tế (Người) 440.569 112,03% 450.000 97,90%
* Khách nội địa (Người) 1.740.337 120,81% 1.700.000 102,37%
3. Tổng ngày khách lưu trú (Ngày) 4.653.005 115,25%
* Khách quốc tế (Ngày) 1.160.425 119,66%
* Khách nội địa (Ngày) 3.492.580 113,9%
4.Ngày khách lưu trú bình quân
(Ngày)
2,13 2,2,3
* Khách quốc tế (Ngày) 2,63 2,47
* Khách nội địa (Ngày) 2,01 2,18
5. Công suất sử dụng phòng (%) 64,01
6. Tổng số khách tham quan (Lượt) 8.200.000
(Nguồn: Sở VHTT & Du lịch Khánh Hòa)
Bên cạnh đó, việc xây dựng, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch cũng được quan tâm. Tính đến tháng 10/2011, có 503 cơ sở lưu trú du lịch (bao gồm khách sạn và nhà khách) với tổng số phòng là 12.848. Số cơ sở lưu trú du lịch được thẩm định, xếp hạng là 229, trong đó: 6 khách sạn xếp hạng 5 sao với công suất sử dụng là 50-60%; 5 khách sạn 4 sao với công suất sử dụng là 60-65%; 24 khách sạn 3 sao với công suất sử dụng là 65-70%; 87 khách sạn 2 sao với công suất sử dụng là 50-60%; 97 khách sạn 1 sao với công suất sử dụng là 40-50%; 10 nhà nghỉ du lịch; 16 nhà khách và 258 cơ sở chưa phân loại xếp hạng theo quy định của Luật Du lịch. Tính đến ngày 30/11/2011, trên địa bàn Tỉnh Khánh Hòa đã và đang triển khai xây dựng gần 20 dự án cơ sở lưu trú du lịch mới và dự kiến đến năm 2015 toàn Tỉnh sẽ có khoảng 550 cơ sở lưu trú du lịch với hơn 1.400 phòng, trong đó có thêm khoảng 15 khách sạn từ 3-5 sao với hơn 1.500 phòng; 90 khách sạn 1-2 sao với 1.500 phòng, còn lại là nhà khách, nhà nghỉ....
Hiện nay, trên địa bàn Tỉnh Khánh Hòa đã có trên 1.000 doanh nghiệp đăng ký tham gia hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch (kể cả các doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả), trong đó có 33 doanh nghiệp nhà nước, 08 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 150 công ty cổ phần, 420 công ty trách nhiệm hữu hạn, 440 doanh nghiệp tư nhân, 90 chi nhánh và 18 đơn vị - tổ chức khác kinh doanh du lịch.
Ngoài ra, toàn tỉnh có 75 cơ sở doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đang hoạt động, trong đó có 14 cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, còn lại là kinh doanh lữ hành nội địa. Số thẻ hướng dẫn viên đã được cấp trong tháng 10/2011 là 149 thẻ, trong đó có: 84 thẻ hướng dẫn viên nội địa, 65 thẻ hướng dẫn viên quốc tế. Ước tính số thẻ hướng dẫn cấp trong năm 2011 là 170 thẻ.
Các phương tiện vận chuyển đường thủy, bộ phục vụ vận chuyển du lịch ngày càng được tăng cường về số lượng, chất lượng, chủng loại, đảm bảo nhu cầu phục vụ du lịch các tuyến đảo cùng mạng lưới taxi, xe bus với hàng trăm đầu xe vận chuyển khách trên bộ.
Các loại hình dịch vụ du lịch tiếp tục phát triển với quy mô và sản phẩm ngày càng đa dạng, hấp dẫn du khách, đặc biệt là các hoạt động tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí thể thao trên biển, du lịch lặn biển, du lịch sinh thái biển, núi kết hợp, du lịch văn hóa gắn với làng nghề, với cộng đồng dân cư, du lịch MICE, hội chợ hội thảo, tổ chức các sự kiện văn hóa du lịch quốc gia và quốc tế trên địa bàn ngày càng phát triển. Năng lực tổ chức các sự kiện văn hóa du lịch và kinh doanh du lịch đã có bước tiến bộ rõ nét (Trích Báo cáo Tổng kết công tác năm 2011 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2012).
Nhằm thu hút đầu tư du lịch tại địa phương, công tác xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, du lịch kết hợp với dân sinh bằng nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác đã và đang được đẩy mạnh như: Đầu tư hạ tầng cho Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh và phụ cận; Chỉnh trang trung tâm Thành phố Nha Trang và phụ cận (nâng cấp đường Trần Phú, các tuyến nội thành, xây dựng bờ kè biển và hệ thống Công viên ven biển…)…
Tính đến nay, tổng vốn đăng ký đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực du lịch đạt trên 28.300 tỷ đồng với một số sự án lớn đã hoàn thành và đưa vào sử dụng như: Khu du lịch Vinpearl (1.000 tỉ); Khu du lịch sinh thái Evason Hideaway at Ana Mandra, Ninh Hòa (97 tỉ); Khách sạn Seraton Nha Trang (1.210 tỉ)….
4.1.4 Định hướng phát triển du lịch Khánh Hòa đến năm 2020
Theo Quyết định số 1477/QĐ-UBND ngày 18 tháng 06 năm 2012, Ủy ban nhân dân Tỉnh Khánh Hòa đã duyệt Chương trình hành động ngành Du lịch Khánh Hòa giai đoạn 2012 - 2015 và định hướng đến năm 2020.
Theo đó, phấn đấu đến năm 2015 sẽ đón 3.100.000 lượt khách; trong đó khách quốc tế là 900.000 lượt, khách trong nước là 2.200.000 lượt. Tốc độ tăng trưởng về lượt khách bình quân tăng 11%/năm. Tăng trưởng doanh thu đạt 15%/năm với mốc đến năm 2015, doanh thu du lịch sẽ đạt 4.300 tỉ đồng. Tiến hành điều tra, xây dựng các tuyến, điểm du lịch địa phương, kết nối một số tuyến du lịch địa phương với các tuyến du lịch của các tỉnh, thành phố trong nước, đầu tư xây mới và nâng cấp hệ thống khách sạn, phấn đấu đến năm 2015 có trên 15.00 phòng khách sạn đáp ứng nhu cầu.
Phấn đấu đến năm 2020 đón được 5.200.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế có 1.400.000 lượt khách, khách nội địa 3.800.000 lượt khách. Tốc độ tăng trưởng về lượng khách bình quân hàng năm giai đoạn 2015 - 2020 đạt 15%. Đầu tư xây mới và nâng cấp hệ thống khách sạn, phấn đấu đến năm 2020 có trên 1.800.000 phòng khách đáp ứng nhu cầu lưu trú.
Hiện nay Khánh Hòa đang tập trung thị trường Nga, và sắp tới là Úc, Pháp, Anh, Newzeland. Đây là thị trường trọng điểm và cái mới nhất là Hàn Quốc hiện nay cũng đặt vấn đề nâng cao. Định hướng của Tỉnh về những thị trường đó là thị trường trọng tâm cho du lịch định hướng từ nay đến 2015.
UBND Tỉnh và ngành du lịch Khánh Hòa đã trình Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch đề án tổ chức Hội chợ Du lịch quốc tế biển Việt Nam tại Nha Trang nhằm quảng bá Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa, thu hút du khách quốc tế từ các thị trường trọng điểm, đồng thời tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch. Với nỗ lực và cách thay đổi tư duy trong công tác xúc tiến quảng bá du lịch như vậy, tin rằng đến năm 2020, du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, và Khánh Hòa sẽ trở thành một trong những trung tâm du lịch có thương hiệu và uy tín của cả nước và trong khu vực.
4.1.5 Thực trạng công tác định vị thương hiệu du lịch biển đảo Khánh Hoà hiện nay hiện nay
Đối với các sản phẩm du lịch nói chung và các điểm đến du lịch nói riêng, những sản phẩm có tính đồng nhất tương đối nhiều và có khả năng dễ thay thế. Việc
xây dựng một hình ảnh đặc trưng của sản phẩm trở nên rất quan trọng trong kinh doanh. Định vị hiệu quả cho phép sản phẩm du lịch tiếp cận được chính xác nhu cầu của các đối tượng khách du lịch cụ thể bởi nhu cầu của khách du lịch khá đa dạng và phong phú. Ví dụ như cùng một nhu cầu nghỉ biển, nhưng sở thích của khách du lịch có thể đa dạng hơn rất nhiều. Có người tới nghỉ biển để thưởng thức ánh nắng, bãi tắm và đồ ăn thức uống. Sự ồn ào, náo nhiệt của biển là yếu tố không thể thiếu. Có khách lại xem biển là nơi nghỉ ngơi, tắm mát đơn thuần. Một chuyến du lịch biển sẽ tốt hơn nếu được kết hợp với các loại du lịch khám phá khác... Trong khi du lịch biển đảo phát triển ở một số Tỉnh trong cả nước thì điều quan trọng với một địa phương là phải xác định cho mình một vị trí riêng sao cho khi nói tới du lịch biển của địa phương đó, những đặc trưng riêng của sản phẩm du lịch sẽ hiện lên và tạo ra sức hút mạnh với nhóm khách du lịch có nhu cầu và đặc điểm tiêu dùng tương ứng.
Thực tế hiện nay, hình ảnh của Khành Hòa trong mắt khách du lịch là một điểm đến có nguồn tài nguyên biển phong phú, thiên nhiên đẹp và đa dạng, phù hợp với nhu cầu của khách du lịch nghỉ dưỡng, muốn khám phá và trải nghiệm những điều mới lạ.
Đặc điểm nổi bật của sản phẩm du lịch biển Khánh Hòa: Xét trên góc độ tài nguyên và hiện trạng phát triển, du lịch biển Khánh Hòa có không ít những đặc điểm