5.2.1 Đối với Chính phủ và các cơ quan Trung ương
Chính phủ cần có những ưu tiên đặc biệt với những dự án đầu tư phát triển du lịch biển có tính bền vững để khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đặc biệt là các doanh nhân Việt kiều đầu tư có chiều sâu, đảm bảo vừa phát triển du lịch biển không ngừng, vừa giữ gìn bảo tồn những tài nguyên biển đặc thù của tỉnh. Chính phủ có cơ chế cụ thể xây dựng Cảng du lịch Nha Trang thành cảng theo tiêu chuẩn quốc tế để thu hút du khách trực tiếp đến Nha Trang, Khánh Hòa bằng đường không và đường thủy; đẩy nhanh dự án đường sắt cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Nha
Trang, giúp Tỉnh Khánh Hòa từng bước hoàn thiện hệ hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch, đảm bảo cho việc đẩy nhanh đầu tư phát triển các dự án du lịch tại các khu du lịch trọng điểm theo quy hoạch.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải và các bộ, ngành Trung ương hỗ trợ quảng bá xúc tiến, tạo điều kiện cho các hãng hàng không quốc tế mở đường bay quốc tế trực tiếp đến sân bay Quốc tế Cam Ranh.
Tổng cục du lịch tích cực phối hợp với các cơ quan, ban, ngành có liên quan soạn thảo kế hoạch thực hiện các chiến lược dài hạn, đồng thời tư vấn, đề xuất cho Chính phủ các giải pháp đẩy nhanh quá trình cải cách thủ tục hành chính nhằm mục tiêu giảm thiểu sự chồng chéo về mặt quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh loại hình du lịch biển và hạn chế tối đa sự phức tạp trong quá trình hoàn tất thị thực nhập cảnh cho khách du lịch quốc tế.
Thuê chuyên gia, tổ chức tư vấn trong và ngoài nước để tư vấn việc tổ chức các hội chợ, triển lãm, chương trình phát động điểm đến, chiến dịch tuyên truyền quảng bá trên báo chí chuyên ngành, làm phim quảng cáo, sản xuất ấn phẩm, lập và triển khai kế hoạch tiếp thị, quan hệ công chúng.
Tổng cục du lịch cần xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch biển có tính quy chuẩn chung làm căn cứ cho các cơ quan cấp giấy phép trong việc xem xét hồ sơ đăng kí kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực biển.
5.2.2 Đối với chính quyền địa phương
Đề nghị Tỉnh Khánh Hòa sớm có kiến nghị với Tổng Cục du lịch, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trong những năm tới, cần quan tâm và đẩy mạnh Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển du lịch của Khánh Hòa, nhằm tạo điều kiện cho quá trình triển khai các chiến lược, quy hoạch các chương trình kế hoạch phát triển du lịch ở địa phương một cách hiệu quả và thiết thực.
- Phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan hướng dẫn các địa phương các bước lập thủ tục hồ sơ để công nhận Đô thị du lịch; Khu, tuyến, Điểm du lịch theo quy định của Luật du lịch. Xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý tài nguyên, môi trường du lịch; các hoạt động dịch vụ du lịch đặc trưng về biển, các chính sách nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hóa trong các hoạt động du lịch.
- Cần tổ chức các hội nghị chuyên đề hàng năm về đào tạo nguồn nhân lực du lịch, để trao đổi kinh nghiệm, xác định khó khăn trong việc đào tạo để có biện pháp khắc phục.
- Tạo điều kiện để các cán bộ thực hiện công tác xúc tiến quảng bá du lịch tham dự các khóa tập huấn, học tập kinh nghiệm tại một số nước như Thái Lan, Singapore, Pháp, Nhật, Nga nhằm giúp họ nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, tìm hiểu nhu cầu và sở thích của họ để từ đó rút kinh nghiệm và đưa ra những ý tưởng, sáng kiến để cung cấp các sản phẩm du lịch phục vụ cho những thị trường trọng điểm.
- Tăng cường các hoạt động bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; kiểm tra giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm; kiểm tra thực hiện chính sách pháp luật trong hoạt động du lịch để góp phần bảo vệ an toàn cho khách du lịch, ngăn chặn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, chèn ép du khách. Tạo hình ảnh du lịch Khánh Hòa là điểm đến an toàn, văn minh và thân thiện trong lòng bạn bè.
- Nâng cao nhận thức xã hội trong việc bảo tồn các danh thắng thiên nhiên, địa chỉ văn hóa, môi trường tự nhiên-xã hội để phục vụ phát triển kinh tế du lịch. Tiếp tục lồng ghép đào tạo, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch, đưa nội dung đào tạo và giáo dục về bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch vào chương trình giảng dạy của hệ thống đào tạo các cấp.
- Hỗ trợ kinh phí cho ngành du lịch để thực hiện công tác khảo sát, thống kê lượng khách du lịch khi đến Khánh Hòa và quay trở lại các lần sau, cũng như hiết kế phần mềm quản lý thông tin khách du lịch để cung cấp cho các doanh nghiệp nhằm biết được nhu cầu và sở thích của du khách để phục vụ họ khi quay lại Khánh Hòa lần sau.
- Sắp xếp, kiện toàn hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Chuyên môn hoá các lĩnh vực hoạt động kinh doanh du lịch. Điều chỉnh và tổ chức lại các doanh nghiệp du lịch. Đổi mới phương thức hoạt động của Hiệp hội du lịch, phát huy vai trò hơn nữa của Hiệp hội trong việc xây dựng môi trường kinh doanh văn minh, lành mạnh, đúng pháp luật, bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp. Đưa ra các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh du lịch về lữ hành, khách sạn, vận chuyển… phải chủ động liên kết với nhau thành một chuỗi chỉnh thể không tách rời nhau để cùng phối hợp cung cấp các dịch vụ du lịch. Các doanh nghiệp tự chủ trong lựa chọn đối tác, xây dựng các loại hình, sản phẩm du lịch sao cho đặc sắc, đậm bản
sắc văn hóa, truyên thống của địa phương…trên tinh thần cùng phát triển, để thu hút khách du lịch, tạo sự liên thông trong phục vụ du khách, nhằm hướng đến thỏa mãn nhu cầu của du khách sau khi sử dụng dịch vụ du lịch.
- Tỉnh cần định vị phát triển loại hình và sản phẩm du lịch tỉnh chủ yếu gắn với tài nguyên biển, đảo. Bên cạnh đó, đa dạng hoá sản phẩm du lịch, kéo dài thời gian lưu trú của khách, cần phát triển các sản phẩm du lịch bổ trợ như sinh thái núi, văn hoá.v.v...và phải đảm bảo các yếu tố: tiện lợi, tiện nghi, vệ sinh, lịch sự, chu đáo và an toàn trong các tour du lịch.
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai 5.3.1 Hạn chế của đề tài 5.3.1 Hạn chế của đề tài
Nghiên cứu đã đạt được mục tiêu như đã đề ra là đã xác định được vị trí hiện tại và đã xác định vị trí mong muốn tương đối của thương hiệu du lịch biển đảo Tỉnh Khánh Hòa. Tuy nhiên, đề tài vẫn còn một số hạn chế như sau:
Thứ nhất, đề tài mới chỉ tập trung nghiên cứu đối tượng khách du lịch trong nước mà chưa mở rộng phạm vi nghiên cứu ở khách du lịch nước ngoài nên việc xác định vị trí hiện tại và vị trí mong muốn của du lịch biển đảo Tỉnh Khánh Hòa đảm bảo độ chính xác tuyệt đối.
Thứ hai, đề tài chỉ tập trung vào việc nghiên cứu 10 yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch dựa trên cảm nhận của khách du lịch trong nước có tác động đến mong muốn quay trở lại của du khách trong khi có thể còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch chưa được kiểm định.
Thứ ba, thời gian thu thập dữ liệu không trải đều trong năm mà chỉ tập trung vào mùa thấp điểm là tháng 10/2012 nên chưa có cái nhìn toàn diện về dịch vụ du lịch biển đảo Khánh Hòa.
5.3.2 Hướng nghiên cứu trong tương lai
Từ những hạn chế của đề tài đã được nêu trên, tác giả cho rằng cần nghiên cứu sâu ở đối tượng khách du lịch quốc tế để tìm hiểu cảm nhận của du khách về sản phẩm du lịch biển đảo địa phương. Bên cạnh đó, tìm hiểu thêm một số nhân tố khác ngoài những nhân tố đã phân tích ở trên ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng dịch vụ du lịch theo cảm nhận của du khách, để từ đó xác định vị trí mong muốn của du lịch biển đảo Khánh Hòa trên thị trường chính xác hơn. Ngoài ra, việc nghiên cứu sâu ở khách
du lịch quốc tế sẽ giúp cho Tỉnh có thể xác định vị thế của mình trong mắt du khách nước ngoài và từ đó có chiến dịch quảng bá cho du lịch Tỉnh nhà với bạn bè trên toàn thế giới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Lê Đình Chi, Thế mạnh tiềm năng di sản văn hoá biển, đảo ở Khánh Hoà với sự phát triển bền vững các loại hình dịch vụ du lịch, Kỷ yếu Hội thảo khoa học văn hóa biển đảo ở Khánh Hòa năm 2011.
2. Trịnh Xuân Dũng, Xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch, thương hiệu doanh nghiệp du lịch thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, Viện nghiên cứu phát triển du lịch. 3. Vũ Văn Đông (2012), Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách
khi đến du lịch ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Tạp chí phát triển & Hội nhập.
4. Lê Thế Giới, Quản trị Marketing - Định hướng giá trị, Nhà xuất bản Tài chính. 5. Nguyễn Thu Hạnh, Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch biển đảo tại vùng du lịch
Bắc Bộ, Đề tài khoa học cấp Bộ 2005, Viện nghiên cứu Phát triển Du lịch, Tổng cục Du lịch.
6. Trần Ngọc Nam - Trần Huy Khang (2005). Marketing du lịch, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Lưu Văn Nghiêm (2008), Marketing dịch vụ, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân. 8. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với
SPSS, Tập 2, Nhà xuất bản Thống Kê.
9. Huỳnh Thiên Quy, Định vị thương hiệu thuốc lá Vinataba tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
10.Tôn Thất Nguyễn Thiêm, Thị trường, chiến lược, cơ cấu - Cạnh tranh về giá trị gia tăng, định vị và phát triển doanh nghiệp, Nhà xuất bản Trẻ.
11.Nguyễn Đình Thọ - Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Nghiên cứu khoa học trong Quản trị kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê.
12.Nguyễn Thị Bích Thủy, Nghiên cứu ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến Đà Nẵng đối với lòng trung thành của du khách quốc tế. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng.
13.Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2002), Nghiên cứu các thành phần của giá trị trương hiệu và đo lường chúng trong thị trường hàng tiêu dùng tại Việt Nam, B2002-22-33, Trường ĐH Kinh tế TPHCM.
14.Nguyễn Thế Trung, Tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Khánh Hòa, Kỷ yếu Hội thảo khoa học văn hóa biển đảo ở Khánh Hòa năm 2011.
15.Al Ries and Jack Trout – Đặng Xuân Nam, Nguyễn Hữu Tiến dịch (2004), Định Vị - Cuộc Chiến Giành Vị Trí Trong Tâm Trí Khách Hàng, Nhà xuất bản Thống kê. 16.Jhohn A. Quelch (2008), Markeitng hiện đại kinh nghiệm Toàn Cầu, Nhà xuất bản
Tri Thức.
17.Michael M.Coltman (2000), Tiếp thị du lịch, Nhà xuất bản Trung tâm dịch vụ đầu tư & ứng dụng khoa học kĩ thuật.
18.Patricia F. Nicolino - Nguyễn Minh Khôi dịch (2009), Quản trị thương hiệu, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.
19.Philip Kotler - Vũ Trọng Hùng dịch (2001), Quản trị Marketing, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
20.Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa (2012), Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế-xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020.
21.Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa (2012), Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác năm 2012.
22.Phạm Vũ Hoàng Quân, Chiến lược định vị thương hiệu, Dịch từ BrandXpress.net http://www.vnbrand.net/Kien-thuc-thuong-hieu/chien-luoc-dinh-vi-thuong-hieu.html. 23.Trang web của Sở VHTT&DL Khánh Hòa (www.nhatrang-travel.com)
24.Trang web của Tổng cục Du lịch (http://www.vietnamtourism.gov.vn)
25.Trang web của Bộ ngoại giao: Thế giới & Việt Nam (http://www.tgvn.com.vn/Item/VN/BAICHU/2011/4/2179542D6DA610B7/)
26.Trang web doanhnhansaigon.vn
(http://doanhnhansaigon.vn/online/nhuong-quyen/kien- thuc/2011/11/1059845/thuong-hieu-bao-ve-tu-goc/)
Tài liệu tiếng Anh
27.Aaker, D.A (1996), Building Strong Brands, New York: The Free Press.
28.Aaker, (1997), “Dimensions of Brand Personality”, Journal of Marketing Research, 34 (8), 347-357.
29.Ambler, & Style (1996), Brand development versus new product development: Toward a process model of extension. Marketing intelligence & Plaining, 14(7): 10- 9.
30.Apoorva Palkar (2004), Determinants of Customer Satisfaction for Cellular Service Providers, Vol. 28, No 1, Jan-March 2004.
31.Baker, D. A. & Crompton, J. L. (2000). Quality, Satisfaction and Behavior Intentions. Annals of Tourism Research, 27 (3), 785-804.
32.Bigne,J.E., Martinez,C., Miquel, M.J., and Andreu, L. 2003. SERQUAL reliability and Validity in travel agencies. Annal of Tourism Research. 30(1): 258-262.
33.Bitner, M. (1990). Evaluating Service Encounters: The Effects of Physical Surroundings and Employee Responses. Journal of Marketing, 54 (2), 69-82
34.Brown, S.W., and SwartzT. 1989. A gap analysis of professional service quality. Journal of Marketing. 53: 92-98.
35.Chang, Tung-Zong and Albert R. Wildt. 1989. “The Number and Importance of Information Cues and the Price-perceived Quality Relationship.” In1989 AMA Educators’ Proceedings: Enhancing Knowledge Development in Marketing. Eds. Paul Bloom et al. Chicago: American Marketing Association, 209.
36.Chaudhuri, A., Does Brand Loyalty Mediate Brand Equity Outcomes? Journal of Marketing Theory and Practice, Spring 99, 136-146.,(1999).
37.Chen, C. and F. Chen. 2010. Experience quality, perceived value, satisfaction and behavioral intentions for heritage tourists. Tourism Management, 31: 29–35.
38.Churchill, Gilbert, A (1979), A Paradigm for Developing Better Mersures of Marketing Constructs, Journal of Marketing Reasearch, 16(2): 64-73.
39.Cronin, J. J. & S. A. Taylor, Measuring Service Quality: A Reexamination and Extension, Journal of Marketing, 56 (July): 55-68., (1992).
40.Coxon, A.P.M, & Jones, Charles (1980). Multidimensional Scaling : Exploration to Confirmation, Quality and Quantity, 14(1), 31-73.
41.Cui, C.C., B.R. Lewis, & W.Park, Service quality Measurement in the banking sector in South Korea, International Journal of Bank Marketing, Vol.21 (4):191-201., (2003).
42.Czepiel, J. A., Solomon, M. R. & Gutman, E. G. (1985). A role Theory Perspective on Dyadic Interaction : The Service Encounter. Journal of Marketing, 49 (1), 99-111.
43.Davis, S (2002), Implementing your BAM strategy : 11 steps to making your brand a more valueable business assest, Journal of Consumer Marketing, 19(6): 503-13. 44.Harper W.Boyd, Orville C. Walker, John Mullins, Jean-Cleaude Larreche, Marketing
Management-A Strategy Decision-making Approach, Mc Graww-Hill Irwin, 2002, 213.
45.Herbig, P., Genestre, A, An examination of the cross-cultural differences in service quality: the example of Mexico and the USA, Journal of Consumer Marketing, Vol. 1 (1):15-22., (1996).
46.Haung, f. and L. Su, 2010. A Study on the Relationships of Service Fairness, Quality, Value, Satisfaction, and Loyalty among Rural Tourists. Paper presented at 7th International Conference on Service Systems and Service Management, Tokyo. 47.Hui, T., D. Wan, and A. Ho, 2007. Tourists’ satisfaction, recommendation and
revisiting Singapore. Tourism Management, 28: 965–975.
48.Jones, M.A., Suh, J., Transaction-specific satisfaction and overall satisfaction: an empirical analysis, Journal of Services Marketing, Vol. 14 (2): 147-159,(2000). 49.Keller, K.L (1993), Conceptualizing, measuring and managing customer-based brand
equity, Journal of Marketing, 57(1): 1-22.
50.Keller, K.L (1998), Strategic Brand Management, Upper saddle River, NJ: Prentice Hall.
51.Kotler, Phillip (2000), Marketing Management. The Millennium Edition, Upper Saddle River, Prentice Hall.
52.Kotler, Philip (2006). Marketing Management. PearsonEducation. 6,7. ISBN.
53.Kruskal, J.B (1964), Multidimensional Scaling of optimizing goodness of fit to a nonmetric hypothesis, Psychometrica, 29: 1-27.
54.Kruskal, J.B & Wish, M (1978), Multidimensional Scaling, Sage University Paper Series on Quantitaive Applications in the Social Sciences, Beverly Hills, CA: Sage Publications.
55.Kurde, J.B (2002), Unique Now or Never: The Brand is the Company Driver in the