TÓM TẮT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Bê tông ly tâm điện lực Khánh Hòa (Trang 57)

CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG LY TÂM ĐIỆN LỰC KHÁNH HÕA

Trước khi đi vào phân tích thực trạng cấu trúc tài chính, cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn của công ty, chúng ta cùng xem qua tóm tắt tình hình tài chính và tình hình hoạt động cuả công ty qua 3 năm 2010 - 2012. Đầu tiên, ta xem xét sự biến động của tổng nguồn vốn của công ty, sau đó đến sự thay đổi doanh thu và chi phí và tiếp đến là sự biến động của thu nhập qua các năm 2010 – 2012.

Bảng 2.1. Tình hình tài chính của công ty từ 2010 – 2012

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tỷ trọng (%) Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 I. Nợ phải trả 21,446 23,625 19,892 52.73 53.44 49.86 1. Nợ ngắn hạn 7,021 14,937 9,482 17.27 33.78 23.77 2. Nợ dài hạn 14,424 8,687 10,410 35.46 19.65 26.10 II. Nguồn vốn chủ sở hữu 19,226 20,586 19,999 47.27 46.56 50.13 1. Vốn chủ sở hữu 19,226 20,586 19,999 47.27 46.56 50.13 Tổng nguồn vốn 40,672 44,212 39,892 100.00 100.00 100.00

Qua bảng số liệu trên ta có nhận định chung là nguồn vốn của công ty tăng vào năm 2011 và đột nhiên giảm mạnh trong năm 2012. Cụ thể như sau:

Năm 2010, tổng nguồn vốn là 40,672 triệu đồng với tỷ trọng nợ phải trả chiếm 52.73% và vốn cổ phần chỉ chiếm 47.27%. Trong nguồn vốn chủ sở hữu thì vốn chủ sở hữu chiếm ưu thế 47.27% tổng nguồn vốn. Nhưng so với tổng nguồn vốn thì nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn chủ sở hữu. Qua đó ta thấy nguồn vốn của công ty chủ yếu hình thành từ vay nợ, tăng áp lực cho công ty trong việc trả nợ, tạo nền tảng không thật sự vững chắc trong kinh doanh của công ty.

Năm 2011, tổng nguồn vốn tăng lên 44,212 triệu đồng, nguyên nhân của sự gia tăng là trong năm 2011 cả nợ phải trả và vốn cổ phần đều tăng lên với giá trị tương ứng là 23,625 triệu đồng và 20,586 triệu đồng. So với năm 2010 thì tỷ trọng nợ vẫn chiếm ưu thế trong tổng nguồn vốn. Nguyên nhân là do công ty chủ động tăng nợ vay để mở rộng quy mô sản xuất, quy mô nhà kho, phân xưởng, đầu tư mới máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm vốn đóng góp của các NĐT để thành lập mới hoặc mở rộng DN. Chủ sở hữu vốn của DN có thể là Nhà nước, cá nhân hoặc các tổ chức tham gia góp vốn, các cổ đông mua và nắm giữ cổ phiếu. Ngoài ra, vốn chủ sở hữu còn bao gồm các thành phần quan trọng khác như các khoản thặng dư vốn cổ phần do phát hành cổ phiếu cao hơn mệnh giá; các khoản nhận biếu, tặng, tài trợ; vốn được bổ sung từ kết quả sản xuất, kinh doanh của DN theo quy định của chính sách tài chính hoặc quyết định của các chủ sở hữu vốn, của HĐQT. Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản và các quỹ hình thành từ lợi nhuận sau thuế, cùng với giá trị cổ phiếu quỹ làm giảm nguồn vốn chủ sở

hữu. Năm 2012, tổng nguồn vốn đột nhiên giảm mạnh 39,892 triệu đồng. Nguyên nhân

của sự thay đổi này là trong năm công ty đã giảm khá nhiều các khoản nợ với tổng nợ giảm hơn 4,000 triệu đồng. So với năm 2011, vốn cổ phần tăng chiếm tỷ trọng 50.13%, còn nợ phải trả giảm xuống chiếm tỷ trọng 49.86%. Công ty đang hạn chế dần áp lực của việc trả nợ, tạo nền tảng vững chắc trong kinh doanh của công ty. Ngoài ra một nguyên nhân khác khiến cho nguồn vốn chủ sở hữu giảm trong năm này đó chính là vốn góp của

các NĐT đầu tư vào công ty giảm, có sự sụt giảm này là do đồng vốn mà các NĐT đầu tư vào công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh không tạo ra nhiều lợi nhuận cho các NĐT, vòng quay vốn hạn chế, làm mất lòng tin từ chủ đầu tư khiến họ có xu hướng rút vốn để đầu tư vào hạn mức khác. Đây có thể xem là một hạn chế của công ty, vì vậy công ty nên có chiến lược kinh doanh hợp lý để khỏi mất dần các nguồn đầu tư hỗ trợ cho mình.

Qua tình hình 3 năm 2010 – 2012, mặc dù nguồn vốn có nhiều thay đổi tăng giảm, các thành phần cấu thành cũng biến động nhưng tỷ trọng nợ phải trả vẫn lớn hơn 50%. Điều này thể hiện sự tự chủ về mặt tài chính của công ty còn hạn chế, rủi ro tài chính dễ gặp phải, trong tỷ trọng nợ phải trả thì tỷ trọng nợ dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn tỷ trọng nợ ngắn hạn. Nguyên nhân là do công ty sử dụng nợ vay dài hạn để mở rộng quy mô kinh doanh, đầu tư vào đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất. Tỷ trọng vốn cổ phần luôn ở mức dưới 50%, vẫn chưa chiếm được ưu thế trong tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy công ty đang lựa chọn một liệu pháp chưa được an toàn trong kinh doanh. Công ty còn đang sử dụng nhiều vốn được hình thành từ nợ vay. Như vậy sẽ tạo áp lực cho công ty trong việc trả nợ. Tuy nhiên năm 2012 công ty đã giảm tỷ trọng nợ phải trả và đang dần tăng tỷ trọng vốn cổ phần. Qua đây có thể thấy được công ty đang có chiến lược để làm cho tỷ trọng vốn cổ phần tăng lên trên 50%. Đây được xem là biểu hiện tốt giúp công ty có thể độc lập về mặt tài chính và giảm thiểu được rủi ro.

Với tình hình đầu tư các nguồn vốn và cấu trúc các nguồn vốn của công ty qua 3 năm như trên, ta hãy xem xét đến kết quả kinh doanh mà công ty đạt được qua các năm thông qua chỉ tiên doanh thu, từ đó đưa ra đánh giá về hiệu quả hoạt động của công ty các năm vừa qua. Lấy số liệu từ các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta lập được bảng phân tích sau:

Bảng 2.2. Tình hình doanh thu của công ty từ 2010 – 2012 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tỷ trọng (%) Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Doanh thu thuần về bán hàng và cung

cấp dịch vụ 30,433 37,748 30,683 99.75 99.31 99.85

Doanh thu hoạt

động tài chính 75 62 33 0.25 0.16 0.11

Thu nhập khác 1 200 14 0.003 0.526 0.046

Tông doanh thu 30,509 38,010 30,730 100.00 100.00 100.00

Nếu so sánh sự biến động trong bảng số liệu 2.1 và bảng số liệu 2.2 này thì ta thấy sự tương đồng xu hướng biến động. Tổng nguồn vốn năm 2011 tăng khá nhiều so với năm 2010 thì tổng doanh thu cũng tăng khá nhiều so với năm 2010, đến năm 2012 thì nguồn vốn giảm mạnh và tổng doanh thu cũng có xu hướng giảm mạnh như vậy. Có sự tương đồng này có thể là do sự đầu tư của công ty mang lại hiệu quả trong bán hàng và cung cấp dịch vụ nhưng chúng ta sẽ không đi sâu phân tích điều đó mà ta chỉ tìm hiểu sự biến động của doanh thu và các tác nhân chính của sự biến động này. Cụ thể như sau:

Năm 2010, tổng doanh thu là 30,509 triệu đồng trong đó doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ là 30,433 triệu đồng, chiếm 99.75% tổng doanh thu. Còn các khoản mục khác như doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác chỉ chiếm không đến 2% tổng doanh thu.

Đến năm 2011 tổng doanh thu tăng lên 38,010 triệu đồng, sự biến động này gần như gắn liền với sự gia tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với việc khoản mục này tăng từ 30,433 triệu đồng năm 2010 lên 37,748 triệu đồng năm 2011. Điều này dễ hiểu bởi tỷ trọng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm một tỷ trọng tuyệt đối trong tổng doanh thu là 99.75% trong năm 2010, do đó sự thay đổi dù nhỏ của nó chính là xu hướng biến động tổng doanh thu.

Năm 2012 tổng doanh thu giảm mạnh xuống thấp chỉ còn 30,730 triệu đồng. Cũng giống như nguyên nhân của các biến động nói trên, năm 2012 cũng không ngoại lệ với sự

sụt giảm mạnh của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ xuống còn 30,683 triệu đồng đã làm cho tổng doanh thu giảm mạnh như vậy.

Qua các phân tích trên, ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ luôn chiếm một ưu thế lớn, chiếm một tỷ trọng trên 99% trong tổng nguồn thu của công ty qua các năm. Do đó, sự biến động của nó cũng chính là sự biến động của tổng doanh thu.

Từ bảng số liệu và những phân tích trên, ta đã biết được tình hình doanh thu từ các hoạt động của công ty, nhưng để biết được kết quả lợi nhuận cuối cùng mà công ty đạt được của từng năm hoạt động thì ta phải tiến hành xem xét đến các khoản mục chi phí mà công ty đã bỏ ra để đạt được kết quả doanh thu trên. Nhưng để tiện cho việc tính toán lợi nhuận trước thuế và lãi vay về sau, ta không đưa chi phí lãi vay vào phân tích trong tổng chi phí này.

Bảng 2.3. Tình hình chi phí ( không bao gồm chi phí lãi vay)

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tỷ trọng (%) Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Giá vốn hàng bán 22,026 29,425 24,943 84.93 83.81 83.30 Chi phí bán hàng 776 1,408 1,367 2.99 4.01 4.57 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1,151 1,322 1,280 4.44 3.77 4.27 Chi phí tài chính 1,980 2,914 2,350 7.63 8.30 7.85 Chi phí khác 0.32 42 3 0.0012 0.120 0.01 Tổng chi phí 25,933 35,111 29,943 100.00 100.00 100.00

Với doanh số bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu thì tỷ trọng chi phí về giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính luôn chiếm một tỷ trọng cao trên 95% trong tổng chi phí là điều dễ hiểu và hợp lý.

Năm 2010, tổng chi phí là 25,933 triệu đồng, trong đó giá vốn hàng bán là 22,026 triệu đồng chiếm ty trọng 84.93%. Chiếm tỷ trọng thứ hai sau giá vốn hàng bán đó là chi phí tài chính chiếm tỷ trọng 7.63%. Điều này cũng lý giải phần nào doanh thu tài chính trong năm 2010 lại cao. Các khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng

chiếm tỷ trọng lần lượt là 4.44% và 2.99%. Chi phí khác chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng chi phí của công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2011, tổng chi phí tăng lên 35,111 triệu đồng, nguyên nhân cũng chính từ sự gia tăng của giá vốn hàng bán, chiếm tỷ trọng 83.81%. Chi phí tài chính tiếp tục tăng lên đạt 8.3%. Còn chi phí quản lý doanh nghiệp so với năm 2010 giảm đi chiếm tỷ trọng 3.77% nhưng cũng không đáng kể . Chi phí khác của công ty tăng chiếm tỷ trọng 0.12% nhưng quá bé không đáng kể trong tổng chi phí. Nhưng cái chính vẫn phụ thuộc nhiều vào giá vốn hàng bán, luôn là một con số rất cao trong tổng chi phí.

Năm 2012, tổng chi phí giảm xuống 29,943 triệu đồng. Giai đoạn này công ty đi vào ổn định nên chi phí cho nguyên vật liệu đầu vào ổn định, giá vốn hàng bán của công ty cũng giảm 24,943 triệu đồng cho nên tổng chi phí giảm theo. Đồng thời các khoản mục khác trong tổng chi phí cũng giảm kéo theo xu hướng giảm chung của tổng chi phí.

Qua nhận định ban đầu và phân tích số liệu 3 năm trên, ta rút ra nhận xét sau: Trong tổng chi phí thì giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng rất lớn nên sự thay đổi của nó cũng chính là xu hướng biến động của tổng chi phí. Đây là một vấn đề dễ hiểu bởi công ty cổ phần Bê tông Ly tâm Điện lực Khánh Hòa là một công ty chuyên sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm bê tông công nghiệp vận tải đường bộ, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng nên chi phí lớn nhất chắc chắn thuộc về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tỷ trọng cao của giá vốn hàng bán vừa là thế mạnh cho việc cắt giảm chi phí cho công ty nếu giá nguyên vật liệu giảm xuống, nhưng đó cũng lại là điểm yếu khó khăn, khó khắc phục của công ty nếu trong năm công ty phải gánh chịu sự bất ổn của thị trường tài chính, khiến giá cả nguyên vật liệu tăng cao, điều này chắc chắn sẽ làm giảm lợi nhuận của công ty. Để khắc phục điều này thì công ty nên có biện pháp nhằm ổn định giá vốn hàng bán như dự trù, nắm bắt tình hình kinh tế xã hội, xem xét khi nào giá cả nguyên vật liệu sẽ tăng, khi nào sẽ giảm để có biện pháp hạn chế chi phí hợp lý.

Thu nhập hay lợi nhuận công ty đạt được tính đơn giản là bằng tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí. Qua các phân tích về doanh thu, chi phí để cuối cùng ta đi đến phân tích những biến động của lợi nhuận của công ty được mang lại bởi những hoạt động tạo lợi

nhuận cho công ty mà công ty đã thực hiện trong thời gian qua 2010 – 2012. Ta có bảng số liệu phân tích sau:

Bảng 2.4. Tình hình thu nhập

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng doanh thu 30,509 38,010 30,730

Tổng chi phí 25,933 35,111 29,943

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 6,327 5,640 3,059

Lãi vay 1,752 2,741 2,271

Lợi nhuận trước thuế 4,575 2,899 788

Thuế thu nhập doanh nghiệp -13 260 74

Lợi nhuận sau thuế 4,588 2,639 714

Đúng như nhận định ở trên, trong năm 2011 tổng chi phí tăng mạnh mà đặc biệt là giá vốn hàng bán tăng mạnh, tuy doanh thu cũng có tăng nhưng không giữ được khoản lợi nhuận trước thuế và lãi vay như năm trước đó. Cụ thể như sau:

Năm 2010, EBIT là 6,327 triệu đồng với lãi vay 1,752 triệu đồng và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm không phải nộp do bị âm và lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 4,588 triệu đồng.

Năm 2011, doanh thu tăng hơn 8,000 triệu đồng nhưng không tương xứng với giá trị tăng của tổng chi phí là hơn 10,000 triệu đồng đã làm cho EBIT giảm chỉ còn 5,640 triệu đồng, kèm theo đó là lãi vay tăng mạnh lên 2,741 triệu đồng do trong năm 2011 công ty đã vay nợ khá nhiều so với năm 2010, đã làm cho lợi nhuận trước thuế chỉ còn 2,899 triệu đồng cùng với đó là thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 260 triệu đồng nên lợi nhuận sau thuế chỉ còn 2,639 triệu đồng giảm khoảng 1,900 triệu đồng so với năm 2010.

Năm 2012, tuy doanh thu không bằng năm 2011, doanh thu giảm gần 8,000 triệu đồng và tổng chi phí lại giảm với giá trị giảm gần 6,000 triệu đồng đã làm cho EBIT giảm mạnh chỉ còn 3,059 triệu đồng, chính sự giảm xuống này của EBIT đã làm cho sự giảm xuống của lãi vay và thuế thu nhập DN năm 2012, từ đó lợi nhuận trước thuế và sau thuế

đều giảm gần 2,000 triệu đồng so với năm 2011, giảm gần 4,000 triệu đồng so với năm 2012.

Nguyên nhân lợi nhuận năm 2012 lại giảm mạnh như vậy

Trong năm 2012, tình hình sản xuất kinh doanh của các DN nói chung còn gặp nhiều khó khăn. Đối với công ty CPBTLTĐLKH, các hợp đồng có giá trị tương đối lớn như cung cấp trụ điện bê tông ly tâm cho công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa và một phần hợp đồng cung cấp ống cống bê tông ly tâm cho Dự án Vệ sinh môi trường Nha Trang đã được thực hiện cuối năm 2011. Đầu năm 2012 do thời gian nghỉ tết của các đơn vị thi công hạ tầng dài nên doanh thu giảm sút.

Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, do bị cắt vốn nên trong năm 2012 rất ít công trình được triển khai, khi có công trình thì sự cạnh tranh về giá giữa các đơn vị sản xuất cùng ngành diễn ra rất gay gắt. Để giành hợp đồng và tạo công ăn việc làm cho người lao động

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Bê tông ly tâm điện lực Khánh Hòa (Trang 57)