Nghiêng đòn bẩy tài chính (DFL)

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Bê tông ly tâm điện lực Khánh Hòa (Trang 92)

Như đã phân tích ở trên, khi công ty sử dụng nợ vay thì thu nhập của chủ sở hữu sẽ giảm đi. Tuy nhiên chúng ta chỉ biết là giảm nhưng không biết giảm bao nhiêu, chúng ta càng không thể biết khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay giảm đi bao nhiêu đồng thì thu nhập của chủ sở hữu giảm đi bao nhiêu đồng. Để biết được thu nhập của chủ sở hữu giảm đi bao nhiêu ta sẽ xem xét độ nghiêng của đòn bẩy tài chính. Độ nghiêng đòn bẩy tài chính được tính như sau:

Bảng 2.17. Độ nghiêng đòn bẩy tài chính

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (triệu đồng) 6,327 5,640 3,059

Lãi vay (triệu đồng) 1,752 2,741 2,271

Lợi nhuận trước thuế (triệu đồng) 4,575 2,899 788

Đòn bẩy tài chính (lần) 1.38 1.95 3.88

Như vậy do năm 2011, công ty đã tăng sử dụng nợ vay trong cấu trúc vốn cho nên

độ nghiêng đòn bẩy tài chính năm 2011 cao hơn năm 2010 ( DFL2011 = 1.95 lần, DFL2010

= 1.38 lần) điều này cũng chứng tỏ là mức sử dụng đòn bẩy của công ty năm 2011 đã tăng lên. Năm 2012, lãi vay của công ty có giảm xuống so với năm 2011 nhưng lợi nhuận trước thuế và lãi vay của công ty cũng giảm mạnh nên đã kéo theo lợi nhuận trước thuế giảm mạnh, nhưng so với năm 2010 chi phí lãi vay vẫn cao hơn nên công ty công đã tăng sử dụng nợ vay nên đòn bẩy tài chính trong năm 2012 cao hơn năm 2011, 2010.

Qua độ nghiêng đòn bẩy tài chính cho chúng ta biết như sau: năm 2010 DFL = 1.38 lần cho chúng ta biết rằng khi EBIT tăng hay giảm đi 1 đồng thì thu nhập của chủ sở hữu sẽ tăng lên hay giảm xuống 1.38 đồng.

Năm 2011 có DFL = 1.95 cho chúng ta biết rằng khi thay đổi 1% EBIT dẫn đến thay đổi 1.95% EPS. Như vậy ta thấy rằng mức độ khuếch đại thu nhập cho chủ sở hữu năm 2011 cao hơn mức khuếch đại thu nhập cho chủ sở hữu năm 2010. Ngoài ra ta thấy

năm 2011 công ty tăng sử dụng nợ là không hợp lý bởi vì EBIT năm 2011 đã giảm đi so với năm 2010, do đó nếu công ty không tăng nợ vay hay tiếp tục duy trì mức nợ vay như cũ thì thu nhập của chủ sở hữu không phải tăng chỉ có 1.95 đồng mà còn tăng nhiều hơn nữa.

Năm 2012, trên số liệu ta có thể thấy lãi vay đang giảm đi so với năm 2011, nhưng so với năm 2010 thì lãi vay cũng đang tăng cao, nên khi nhìn vào đòn bẩy tài chính thì ta có thể thấy được trong năm 2012 công ty đã tăng sử dụng nợ trong cấu trúc vốn nên độ nghiêng đòn bẩy tài chính cao hơn so với năm 2011. Vì vậy thu nhập của chủ sở hữu cũng được tăng lên. Năm 2012 có DFL= 3.88 cho chúng ta biết rằng khi thay đổi 1% EBIT dẫn đến thay đổi 3.88% EPS. Như vậy ta có thể thấy được mức độ khuếch đại thu nhập của chủ sở hữu năm này cao hơn mức khuếch đại thu nhập cho chủ sở hữu năm 2011. Qua đó ta có thấy được DFL qua các năm tăng cao, khuếch đại được thu nhập của chủ sở hữu nhưng chi phí lãi vay tăng cao thì khiến rủi ro mà công ty gặp phải cũng tăng cao. Chi phí cố định tăng cao làm cho lợi nhuận của công ty giảm, xác suất mất khả năng chi trả dài hạn tăng cao.

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Bê tông ly tâm điện lực Khánh Hòa (Trang 92)