Trong DN luôn luôn sử dụng nhiều nguồn tài trợ khác nhau. Vì vậy, cần phải xác định chi phí sử dụng vốn bình quân của tất cả các nguồn vốn đó. Chi phí sử dụng vốn bình quân là chi phí bình quân gia quyền của tất cả các nguồn tài trợ dài hạn mà một DN đang sử dụng. Chi phí này phụ thuộc rất nhiều vào cấu trúc vốn của DN, CTV mà thay đổi thì chi phí sử dụng vốn bình quân cũng thay đổi theo.
Chi phí sử dụng vốn bình quân được tính như sau:
WACC = n i i w 1 x ri Trong đó: wi: là tỷ trọng từng nguồn vốn
ri: là chi phí sử dụng các nguồn vốn sau thuế Cụ thể:
WACC = WD x rd’+ WP x rpWE x reWNE x rne+WRE x rre
WACC cũng là tỷ suất sinh lời chung mà công ty cần phải đạt được để duy trì giá cổ phiếu của công ty. Vì vậy WACC của một công ty cũng phản ánh rủi ro và cấu trúc vốn mục tiêu của những tài sản hiện hữu của công ty.
1.4.5. Chi phí sử dụng vốn biên tế và quyết định đầu tƣ
Chi phí sử dụng vốn biên tế (WMCC) là chi phí sử dụng vốn bình quân của một DN gắn liền với một đồng tài trợ mới tăng thêm.
Để tính toán WMCC cần xác đinh điểm gãy, là điểm mà tại đó khi tổng qui mô các nguồn tài trợ vượt quá làm chi phí của một trong những nguồn tài trợ thành phần sẽ gia tăng. Công thức xác định điểm gãy:
BPj = AFj/ Wf
Với BPj : điểm gãy cho nguồn tài trợ j
AFj : là số lượng tài trợ của nguồn tài trợ j
Wf : Tỷ trọng mục tiêu của nguồn tài trợ j trong CTV mục tiêu
Tính toán WMCC
Khi điểm gãy được xác định, chi phí sử dụng vốn bình quân – WACC trên toàn bộ phạm vi nguồn tài trợ mới giữa các điểm gãy phải được tính toán. Trước hết, mức độ chi phí sử dụng vốn bình quân – WACC của tổng nguồn tài trợ mới giữa điểm zero và điểm gãy thứ nhất cần được xác định. Kế tiếp chi phí sử dụng vốn bình quân của toàn bộ nguồn tài trợ mới giữa điểm gãy thứ nhất và điểm gãy thứ hai cần được xác định và cứ như thế tiếp tục nếu sau đó vẫn còn xuất hiện những điểm gãy khác. Trong phạm vi tổng nguồn tài trợ mới giữa các điểm gãy, chắc chắn chi phí sử dụng vốn thành phần sẽ gia tăng và dẫn tới chi phí sử dụng vốn bình quân gia tăng tới mức cao hơn so với phạm vi trước đó. Tất cả những dữ liệu này sẽ cùng được sử dụng để chuẩn bị cho việc xác định chi phí sử dụng vốn biên tế và nó sẽ là đồ thị biểu diễn mối liên quan giữa WACC ở các mức độ của tổng nguồn tài trợ mới.
1.4.5.1. Đường cơ hội đầu tư - IOS
Tại bất kỳ một thời điểm nào đó, một DN luôn có sẵn những cơ hội đầu tư mới. Những cơ hội đầu tư này khác nhau về kích cỡ hay qui mô vốn đầu tư, khác nhau về tỷ suất sinh lợi và rủi ro. ( Bởi vì chi phí sử dụng vốn bình quân được tính toán không áp dụng cho các dự án có sự khác nhau về rủi ro, vì vậy chúng ta giả định rằng tất cả các cơ hội đầu tư đều có mức độ rủi ro tương tự nhau và có cùng mức độ với rủi ro hiện tại của DN). Đường các cơ hội đầu tư biểu diễn qui mô khả năng sinh lợi của các dự án đầu tư từ tốt nhất - IRR cao nhất cho tới xấu nhất - IRR thấp nhất. Các dự án đầu tư được xếp theo thứ tự ưu tiên trước hết là các dự án có IRR cao nhất và sau đó là các dự án có IRR giảm dần. Như vậy khi tổng vốn đầu tư lũy kế vào các dự án của công ty tăng lên thì IRR của dự án sau đó sẽ giảm xuống. Nói cách khác tỷ suất sinh lợi của các dự án đầu tư sẽ giảm xuốn khi DN chấp nhận các dự án bổ sung.
1.4.5.2. Thực hành các quyết định đầu tư và quyết định tài trợ
Doanh nghiệp chỉ chấp nhận những dự án mà tổng quy mô vốn đầu tư lũy kế tương ứng có tỷ suất sinh lợi nội bộ biên tế ngang bằng chi phí sử dụng vốn biên tế. Khi vượt quá điểm này IRR của dự án sẽ thấp hơn chi phí sử dụng vốn của nó. Các dự án được chấp nhận là các dự án bắt đầu với khoảng cách IRR và WACC lớn nhất và sau đó giảm dần cho tới điểm có IRR bằng WACC. Kết quả cuối cùng ta sẽ có được tổng giá trị NPV là tối đa từ các cơ hội đầu tư độc lập lẫn nhau. Kết quả như vậy đã phù hợp với mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản của một DN.
1.5. CÁC LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÖC VỐN 1.5.1. Lý thuyết M&M 1.5.1. Lý thuyết M&M
Lý thuyết M&M về cơ cấu vốn của công ty được Modigliani và Miller đưa ra từ năm 1958. Về nội dung, lý thuyết M&M được phát biểu thành hai mệnh đề quan trọng. Mệnh đề thứ nhất (I) nói về giá trị công ty. Mệnh đề thứ hai (II) nói về chi phí sử dụng vốn. Các mệnh đề này lần lượt sẽ được xem xét trong hai trường hợp có thuế và không có thuế.
1.5.1.1. Lý thuyết M&M trong môi trường không có thuế
Những giả định của lý thuyết M&M:
- Công ty hoạt động trong môi trường không có thuế - Không có chi phí phá sản và chi phí giao dịch
- Cá nhân và công ty đều có thể vay tiền ở mức lãi suất như nhau - Thị trường vốn là hoàn hảo
Mệnh đề I:Giá trị của công ty không có sử dụng đòn bẩy tài chính và giá trị của công ty có sử dụng đòn bẩy tài chính là như nhau.
Theo mệnh đề I thì không có cơ cấu vốn nào được coi là tối ưu và DN cũng không thể tăng giá trị bằng cách thay đổi cơ cấu vốn.
Mệnh đề II:Chi phí sử dụng vốn bình quân không đổi trong khi chi phí sử dụng vốn cổ phần tăng lên khi công ty gia tăng tỷ số nợ.
E D x r r r rE U (U D)
Trong đó:
rE: Lợi nhuận yêu cầu hay lợi nhuận kỳ vọng trên vốn cổ phần rD: Lãi suất hay chi phí sử dụng nợ
rU: Chi phí sử dụng vốn khi công ty sử dụng 100% vốn cổ phần
D : Giá trị nợ hay trái phiếu của công ty phát hành E : Giá trị vốn cổ phần của công ty
Mệnh đề M&M số II trong môi trường không thuế được minh họa qua đồ thị sau:
Hình 1.2. Minh họa mệnh đề M&M II trong môi trƣờng không thuế
1.5.1.2. Lý thuyết M&M trong môi trường có thuế
Các giả định của lý thuyết M&M gần như không đổi. Duy chỉ có giả định môi trường không có thuế chỉ đúng trong một số ít trường hợp chẳng hạn như công ty mới thành lập hay được miễn thuế trong ba năm đầu như công ty ở Việt Nam mới được cổ phần hóa. Do đó, lý thuyết được xem xét trong trường hợp giả định môi trường có thuế.
Mệnh đề I:Trong trường hợp có thuế thu nhập công ty, giá trị công ty có vay nợ ( VL) bằng giá trị công ty không vay nợ ( VU) cộng với hiện giá của lá chắn thuế.
VL = VU + D x t Chi phí sử dụng vốn Tỷ lệ nợ/vốn (D/E) rD rWACC rE rU
Trong đó: D: Giá trị nợ
t: Thuế suất thuế TNDN
Trong trường hợp có thuế, khi công ty vay nợ thì tiết kiệm được thuế do hưởng lợi ích tấm chắn thuế từ lãi vay. Như vậy, việc sử dụng nợ hay sử dụng đòn bẩy tài chính làm gia tăng giá trị công ty.
Mệnh đề M&M số I trong môi trường có thuế được minh họa qua đồ thị sau:
Hình 1.3. Minh họa mệnh đề M&M số I trong môi trƣờng có thuế
Mệnh đề II:Trong trường hợp có thuế, chi phí sử dụng vốn trung bình giảm trong khi chi phí sử dụng vốn cổ phần tăng lên khi công ty gia tăng tỷ số nợ
E D x t x r r r rE U (U D) (1 )
Với t là thuế suất thuế TNDN
Mệnh đề M&M số II trong môi trường có thuế được minh họa qua đồ thị sau:
Giá trị công ty VL VU Giá trị nợ D D x t VL1 VU 0
Hình 1.4. Minh họa mệnh đề M&M số II trong môi trƣờng có thuế
Bằng cách áp dụng các phương trình của lý thuyết M&M, các nhà kinh tế đã tìm ra các nhân tố quyết định cấu trúc vốn tối ưu, và xem xét xem các nhân tố này tác động như thế nào đến cấu trúc vốn tối ưu.
Các định đề của M&M dựa vào các điều kiện của thị trường vốn hoàn hảo. Nhưng trong thực tế, thị trường vốn dù vận hành tốt nhất cũng không thể hoàn hảo 100%. Các nhà kinh tế truyền thống lập luận rằng sẽ có một nhóm nhà đầu tư sẵn lòng chi trả một khoản phí để mua cổ phần của DN có vay, do nợ vay cá nhân quá tốn kém, rủi ro và bất tiện cho một số nhà đầu tư. Ngoài ra còn có các bất hoàn hảo khác luôn tồn tại trong thị trường vốn như các nhà đầu tư phải chịu một khoản phí, đi vay và cho vay với một mức lãi suất khác nhau. Chính những bất cập này đã hạn chế việc ứng dụng thuyết M&M vào thực tiễn.
1.5.2. Lý thuyết trật tự phân hạng
Lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng: việc tài trợ cho dự án đầu tư trước tiên bằng nguồn vốn nội bộ chủ yếu là lợi nhuận giữ lại, kể đến là nguồn vốn vay, sau cùng là nguồn vốn cổ phần. Phát hành vốn cổ phần mới thường là phương án cuối cùng khi DN sử dụng hết khả năng vay nợ. Chi phí sử dụng vốn Tỷ lệ nợ/vốn (D/E) rD rWACC rE r0 0
Thông tin bất cân xứng tác động đến lựa chọn giữa tài trợ nội bộ và tài trợ từ bên ngoài. Rõ ràng là các giám đốc hiểu biết về giá trị DN hơn là các nhà đầu tư. Khi DN phát hành cổ phần thường, thông tin từ báo chí cũng không đủ chuyển tải hết giá trị đích thực của DN cho các nhà đầu tư, việc định giá cổ phiếu trở thành vấn đề: Giá cổ phiếu là bao nhiêu để thị trường đón nhận? Việc phát hành có thành công không trong khi chi phí phát hành là rất tốn kém, hơn nữa việc phát hành cổ phần thường mới còn làm pha loãng giá trị cổ phiếu đồng thời gia tăng sự kiểm soát của các cổ đông đối với ban quản trị DN. Việc thông tin bất cân xứng ưu tiên phát hành nợ hơn phát hành cổ phần thường. Nghĩa là “
Nếu giám đốc có thông tin nhiều hơn các nhà đầu tư và cả hai nhóm đều hợp lý, thì bất kỳ một DN nào có khả năng vay sẽ vay nợ hơn là phát hành cổ phần mới”.
Lý thuyết trật tự phân hạng nhấn mạnh đến thừa thãi tài chính. Trong một điều kiện như nhau, một DN đứng đầu trật tự phân hạng tốt hơn là ở cuối. Nghĩa là DN có thừa thãi tài chính dễ dàng tiếp cận với thị trường nợ hơn và nhanh chóng đón được các dự án đầu tư tốt. Tuy nhiên, thừa thãi tài chính cũng có mặt trái của nó, thặng dư về tín dụng làm cho các giám đốc chủ quan đầu tư sa đà gây lãng phí. Trong trường hợp này, một tái tư bản hóa bằng vốn vay sẽ làm gia tăng lãi từ chứng khoán nợ, buộc công ty phải nỗ lực hơn để hoạt động hiệu quả.
Lý thuyết trật tự phân hạng không đúng 100% vì trong thực tế có nhiều DN phát hành cổ phần thường trong lúc có thể vay mượn dễ dàng. Nhưng lý thuyết này giải thích được tại sao hầu hết tài trợ từ bên ngoài là nợ vay, và tại sao các thay đổi trong tỷ lệ nợ thường theo sau các nhu cầu tài trợ từ bên ngoài.
1.5.3. Lý thuyết lợi nhuận hoạt động ròng ( NOI approach)
Lý thuyết lợi nhuận hoạt động ròng cho rằng chi phí sử dụng vốn trung bình và giá trị của công ty vẫn không đổi khi tỷ số đòn bẩy tài chính thay đổi. Để minh họa điều này chúng ta lấy ví dụ sau đây:
Giả sử công ty có khoản nợ 1,000 triệu đồng với lãi suất 9%, lợi nhuận hoạt động ròng EBIT là 1,500 triệu đồng và tỷ suất sinh lợi nói chung r là 15%. Với những thông tin đã cho, chúng ta có bảng tính toán sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Lợi nhuận hoạt động ròng ( EBIT) : 1,500
Tỷ suất sinh lợi chung (r) : 15%
Tổng giá trị công ty ( thị trường) ( V ) : 10,000
Giá trị thị trường của nợ ( D) : 1,000
Giá trị thị trường của vốn ( E = V – D) : 9,000
Lãi trả cho nợ vay I = 1,000 x 10% = 100 triệu đồng. Lợi nhuận dành cho cổ đông EAT = EBIT – I = 1,500 – 100 = 1,400 triệu đồng. Tỷ suất lợi nhuận dành cho cổ đông:
re= EAT/E = 1,400/900 = 15.55%
Bây giờ giả sử công ty gia tăng nợ từ 1,000 triệu đồng lên đến 3,000 triệu đồng và sử dụng số nợ đó để công ty mua lại cổ phiếu thường
Khi đó giá trị của công ty sẽ như sau: (ĐVT: Triệu đồng)
Lợi nhuận hoạt động ròng ( EBIT) : 1,500
Tỷ suất sinh lợi chung (r) : 15%
Tổng giá trị công ty ( thị trường)( V= EBIT/r ) : 10,000
Giá trị thị trường của nợ ( D) : 3,000
Giá trị thị trường của vốn ( E = V – D) : 7,000
Lãi trả cho nợ vay I = 3,000 x 10% = 300 triệu đồng. Lợi nhuận dành cho cổ đông EAT = EBIT – I = 1,500 – 300 = 1,200 triệu đồng. Tỷ suất lợi nhuận dành cho cổ đông:
re= EAT/E = 1,200/700 = 17.14%
Qua ví dụ trên chúng ta thấy rằng khi công ty gia tăng sử dụng nợ hay tăng tỷ số đòn bẩy tài chính thì tỷ suất lợi nhuận dành cho cổ đông tăng lên trong khi tỷ suất lợi nhuận nói chung và tỷ suất lợi nhuận dành cho chủ nợ không thay đổi. Bởi vì tỷ suất lợi nhuận nói chung không đổi nên giá trị của công ty có thể xem như không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi cơ cấu vốn.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CẤU TRÖC VỐN VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG LY TÂM ĐIỆN LỰC KHÁNH HÕA
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần Bê tông Ly tâm Điện lực Khánh Hòa
2.1.1.1. Một số thông tin về công ty
Thông qua Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, Công ty cổ phần Bê Tông Ly Tâm Điện Lực Khánh Hòa được thành lập vào ngày 27/02/2007. Căn cứ vào giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh và Đăng ký Thuế Công ty cổ phần Bê Tông Ly Tâm Điện Lực Khánh Hòa với:
- Mã số thuế: 4200742214
- Tên giao dịch: Công ty cổ phần Bê Tông Ly Tâm Điện Lực Khánh Hòa.
- Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: Khanh Hoa power Centrifugal Conorete Joint Stock Company.
- Tên viết tắt: KPCECO
- Địa chỉ trụ sở chính: Lô C5,6,7,8 khu công nghiệp Đắc Lộc – xã Vĩnh Phương – Nha Trang – Khánh Hòa.
- Địa chỉ văn phòng giao dịch: Số 1 Phan Bội Châu – Nha Trang – Khánh Hòa
- Điện thoại: 058.2220696 Fax: 058.2220698
- Email: Ctybtlt.dlkh@gmail.com
- Số tài khoản: 60110000229559 tại ngân hàng đầu tư và phát triển nông thôn.
2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần Bê tông ly tâm điện lực Khánh Hòa tiền thân là xưởng sản xuất bê tông ly tâm của công ty cổ phần điện lực Khánh Hòa. Đến ngày 27/02/2007 Công ty Cổ Phần Điện Lực Khánh Hòa với Công Ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm An Giang đã hợp tác và thành lập Công Ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Điện Lực Khánh Hòa.
Đến nay Công ty đã trở thành một trong những đơn vị hàng đầu về sản xuất sản phẩm bê tông công nghiệp tại khu vực Miền Trung và Tây Nguyên với sản lượng 8000 trụ điện các loại, 8200 cọc cừ, 13200 ống cống bê tông ly tâm các loại hàng năm.