NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NỀN KINH TẾ ĐẾN CÁC THÀNH PHẦN CẤU

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Bê tông ly tâm điện lực Khánh Hòa (Trang 99)

TRÖC VỐN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI

Theo các chuyên gia kinh tế trong những năm tới, kinh tế Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức do chịu tác động từ biến động kinh tế thế giới. Nền kinh tế có xu

hướng suy giảm tốc độ tăng trưởng ; thâm hụt thương mại và ngân sách nặng nề; hệ thống ngân hàng đối mặt với tình trạng khó thanh khoản.

Giai đoạn tới công ty đã xây dựng kế hoạch kinh doanh tăng trưởng tốt, do đó nhu cầu vốn của công ty sẽ tăng cao, nguồn vốn của công ty hiện nay gồm nguồn tài trợ từ nợ vay, vốn chủ sở hữu. Em xin phân tích tác động của thi trường đến các nguồn huy động vốn này của công ty trong bối cảnh nền kinh tế giai đoạn tới.

- Nguồn vốn vay từ Ngân hàng thương mại (NHTM): nguồn vốn cho vay của NHTM đối với các DN hiện nay phần lớn là ngắn hạn, kỳ hạn cho vay của nhiều NHTM chỉ từ 3 – 6 tháng, trong khi nhu cầu trung dài hạn của doanh nghiệp là khá lớn.

Bởi vai trò của hệ thống ngân hàng chỉ cho vay phần vốn thiếu hụt đối với vốn lưu động – vốn ngắn hạn. Đặc biệt trong môi trường kinh tế chưa ổn định, thường các NHTMchir có thể vay ngắn hạn, cũng không dám vay vốn trung và dài hạn. Đó là chưa kể nguồn vốn ngân hàng hiện nay chủ yếu là ngắn hạn trong khi một số ngân hàng đang sử dụng một lượng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn với tỷ lệ rất cao.

Hầu hết các ngân hàng đã điều chỉnh lãi suất từ mức cao 18 – 20%/năm xuống còn 16 – 18%/năm, hiện nay chỉ còn từ 9 – 10%/năm. Ở những ngân hàng “có điều kiện” lãi suất cho vay đối với DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu có lẽ thấp hơn. Tuy nhiên việc giảm lãi suất vẫn đứng trước nhiều thách thức vì hiện nay, các ngân hàng thiếu thanh khoản nên không có tiền cho vay; nợ xấu còn rất lớn và không thể giải quyết trong một vài tháng, theo đó nguồn vốn quay trở lại ngân hàng rất ít, chi phí cho vay tăng lên.

- Phát hành trái phiếu: hình thức huy động vốn này được sử dụng khi công ty đang trong giai đoạn đầu tư, lợi nhuận mang lại chưa đủ để tạo sức hấp dẫn cho việc phát hành cổ phiếu và đồng thời, cũng muốn giảm chi phí sử dụng vốn. Bên cạnh đó thị trường chứng khoán trầm lắng, cổ phiếu trở nên không hấp dẫn bằng một công cụ được phòng vệ như trái phiếu chuyển đổi thì công ty có thể huy động vốn theo cách này. Nhưng trong tương lai giá cổ phiếu không như kỳ vọng, các trái chủ sẽ cùng lúc thu hồi vốn mà không chuyển đổi thành cổ phiếu, khi đó, DN buộc phải chi ra một lượng tiền lớn để hoàn trả cho trái chủ. Nếu không có đủ tiền, DN có thể bị mất khả năng thanh toán.

Mặt khác, khi huy động vốn bằng trái phiếu, DN phải trả lãi theo lãi suất theo thời hạn xác định trước. Dòng tiền dùng để thanh toán lãi có thể làm cho DN mất đi nhiều cơ hội đầu tư khác.

- Nguồn vốn tự có ( Vốn chủ sở hữu và lợi nhuận giữ lại)

Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty khá cao. Nếu tỷ lệ vốn chủ sở hữu công ty tăng nhanh sẽ làm chi phí sử dụng vốn bình quân tăng theo, điều này không tốt cho công ty. Bên cạnh đó khi vốn chủ sở hữu càng cao thì áp lực về kỳ vọng của nhà đầu tư cũng như sự quản lý, giám sát của họ lên các nhà điều hành công ty càng lớn. Tuy nhiên cấu trúc vốn nghiêng về vốn chủ sở hữu tạo thế chủ động cho công ty đón nhận các dự án tốt và khi tình hình kinh tế gặp khó khăn thì công ty sẽ vượt qua khủng hoảng dễ dàng hơn là cấu trúc vốn nhiều nợ.

Thực tế hiện nay, việc huy động nguồn vốn của các DN Việt Nam có xu hướng đua nhau phát hành cổ phần mới, kế đến là nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn. Điều này đi ngược lại với lý thuyết trật tự phân hạng về cấu trúc vốn. Hậu quả từ việc làm này là giá trị cổ phiếu bị pha loãng, giá cổ phiếu tụt giảm ảnh hưởng từ việc phát hành ồ ạt cổ phần mới dẫn đến mặt trái của tình trạng thừa thãi tài chính là các công ty đã đầu tư tràn lan, đặc biệt vốn huy động được đem quay ngược lại đầu tư tài chính đó là lĩnh vực mà công ty không có chuyên môn sâu dẫn đến thua lỗ nặng. Như vậy nếu ứng dụng lý thuyết trật tự phân hạng vào việc xây dựng cấu trúc vốn của công ty sẽ giúp công ty xây dựng được một cơ cấu vốn hợp lý, phòng ngừa được rủi ro tài chính.

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Bê tông ly tâm điện lực Khánh Hòa (Trang 99)