Phân tích cấu trúc vốn của công ty qua 3 năm 2010 – 2012

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Bê tông ly tâm điện lực Khánh Hòa (Trang 80)

Cấu trúc vốn của doanh nghiệp được định nghĩa như là sự kết hợp giữa nợ (debt) và vốn cổ phần (equity) trong tổng nguồn vốn dài hạn mà DN có thể huy động được để tài trợ cho các dự án đầu tư.

Ở đây cần làm rõ một chút về khái niệm các thành phần trong cấu trúc vốn. Vốn cổ phần ( equity), bao gồm vốn cổ phần thường, cổ phần ưu đãi và lợi nhuận giữ lại, được tìm thấy dễ dàng ở khoản mục vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán. Trong khi đó, khái niệm nợ ( debt) có vẻ phức tạp hơn. Lý thuyết đầu tư thường đồng nhất nợ với khoản mục phải trả dài hạn. Tuy nhiên trong khoản mục phải trả lại cần phải phân biệt giữa phải trả tài chính như phải trả người bán dài hạn, vay và nợ dài hạn và phải trả hoạt động như thuế thu nhập phải trả được hoãn lại, dự phòng trợ cấp mất việc làm và các khoản dự phòng phải trả dài hạn khác, quỹ lương hưu chưa đến thời hạn trả. Cả hai loại nợ phải trả này giống nhau ở chỗ, trong tương lai chúng đều khiến DN phải xuất hiện một dòng tiền ra. Nhưng điều khác biệt là với phải trả hoạt động, DN không hề tốn một đồng chi phí nào cho các khoản vốn chiếm dụng hợp pháp này.

Mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi, song để cho vấn đề được đơn giản, ta đi theo quan điểm của nhiều nhà phân tích, đồng nhất thành phần nợ trong cấu trúc vốn của DN với khoản mục vay và nợ dài hạn trên bảng cân đối kế toán. Đồng thời, theo quan điểm bản thân tôi, khi xây dựng CTV của công ty ta cần chú ý đến một nguyên tắc là nguyên tắc cân bằng tài chính. Cân bằng tài chính được định nghĩa bởi sự cân bằng giữa tài sản và

nguồn vốn, bởi sự điều hòa giữa thời gian biến đổi tài sản thành tiền và nhịp độ hoàn trả các khoản nợ tới hạn. Xét về tổng thể, việc nắm giữ các tài sản dài hạn có tính thanh khoản cao đòi hỏi nắm giữ các nguồn vốn lâu dài. Chính từ nhận định này mà nguyên tắc truyền thống của cân bằng tài chính là các tài sản cố định phải được tài trợ bởi các nguồn vốn dài hạn ( vốn chủ sở hữu và vốn vay). Theo nguyên tắc này, cân bằng được duy trì bằng sự bù đắp của các luồng tiền ( tương ứng với khấu hao tài sản cố định) với các khoản trả nợ ( vốn và lãi) hàng năm. Tính ổn định của tài sản cũng như nguồn vốn không những đảm bảo sự cân bằng nhất thời mà còn duy trì được sự cân bằng về dài hạn. Phần trội của tổng nguồn vốn dài hạn so với tổng tài sản cố định được gọi là vốn lưu động, tạo thành một biên an toàn cho cân bằng tài chính.

Tuy nhiên, khả năng tài trợ cho tài sản cố định chưa đủ để đảm bảo cân bằng tài chính. Các tài sản ngắn hạn khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh cũng làm một phần nguồn vốn trở nên bất động nằm trong giá trị hàng tồn kho và các khoản phải thu. Chênh lệch của tổng các khoản này với tổng các khoản phải trả tạo thành nhu cầu về vốn lưu động luôn thay đổi theo nhịp độ sản xuất kinh doanh. DN chỉ có được cân bằng tài chính khi vốn lưu động đủ khả năng bù đắp cho nhu cầu này.

Tóm lại, cấu trúc vốn của công ty được hình thành bởi sự kết hợp của:

Một là, nợ gồm nợ dài hạn được xác định là khoản mục vay và nợ dài hạn trên bảng cân đối kế toán và nếu theo đúng là nợ ngắn hạn thường xuyên được tính bằng công thức: Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn, nhưng do công ty khoản tài sản ngắn hạn nhỏ nên trong trường hợp này sẽ lấy nợ ngắn hạn và được xác định là khoản mục vay và nợ ngắn hạn trên bảng cân đối kế toán. Vì vậy, ta có nợ = Vay và nợ dài hạn + vay và nợ ngắn hạn.

Bảng 2.11. Cấu trúc vốn của công ty qua các năm 2010 – 2012

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch

2011/2010

Chênh lệch 2011/2012 Số

tiền % tiền Số % tiền Số % (+/-) % (+/-) %

Nợ (debt) 16,338 45.94 15,322 42.67 15,278 43 -1,016 -6.22 -44 -0.29 Vốn cổ phần (equity) 19,226 54.06 20,586 57.33 19,999 57 1,360 7.07 -587 -2.94 Tổng vốn đầu 35,564 100 35,908 100 35,277 100 344 0.97 -631 -1.79 45.94% 54.06% 42.67% 57.33% 43% 57% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Vốn cổ phần (equity) Nợ (debt)

Hình 2.6. Tỷ trọng các thành phần trong cấu trúc vốn

Qua bảng số liệu và đồ thị trên, ta có nhận xét ban đầu là trong cấu trúc vốn của công ty trong các năm qua, tỷ trọng vốn cổ phần chiếm phần lớn so với nợ với tỷ trọng xấp xỉ gần 60% và xu hướng biến động của vốn cổ phần là xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể từng năm như sau:

Năm 2010, tổng vốn đầu tư là 35,564 triệu đồng, trong đó vốn cổ phần là 19,226 triệu đồng chiếm 54.06% và nợ có giá trị là 16,338 triệu đồng chiếm 45.94% . Điều này cho thấy công ty dùng phần lớn là vốn cổ phần để tài trợ cho các nhu cầu dài hạn và thường xuyên của công ty.

Năm 2011, chứng kiến sự gia tăng của vốn cổ phần và sự tụt giảm nhanh của nợ. Nợ từ 16,338 triệu đồng giảm xuống còn 15,322 triệu đồng tương ứng giảm 6.22%. Trong khi đó, vốn cổ phần từ 19,226 triệu đồng tăng lên 20,586 triệu đồng tức tăng thêm 7.07%. Chính sự thay đổi của các thành phần này mà nguồn vốn đầu tư năm 2011 tăng lên và đạt 35,908 triệu đồng, tương ứng tăng 0.97% so với năm 2010.

Năm 2012, vốn cổ phần giảm chỉ còn 19,999 triệu đồng nhưng vẫn cao hơn năm 2010 19,226 triệu đồng, đồng thời nợ cũng giảm theo còn 15,278 triệu đồng tương ứng giảm 44 triệu đồng (0.29%). Chính sự sụt giảm của nợ và vốn cổ phần mà tỷ trọng vốn cổ phần trong năm này giảm xuống còn 57% trong cấu trúc vốn và tỷ trọng nợ tăng lên 43%. Với sự gia tăng của nợ và sự giảm xuống tương đối của vốn cổ phần đã làm cho tổng nguồn vốn trong cấu trúc vốn của công ty giảm đi 631 triệu đồng tức giảm 1.79%, giá trị đạt là 35,277 triệu đồng.

Qua những phân tích và nhận định trên, kết hợp với phần phân tích cấu trúc tài chính của công ty qua các năm ta nhận thấy sự khác biệt rõ rệt giữa cấu trúc tài chính và cấu trúc vốn. Nếu cấu trúc tài chính của công ty nghiêng về các khoản nợ với tỷ trọng nợ trên 55% thì cấu trúc vốn mang tính chất dài hạn lại ngược lại với việc sử dụng vốn cổ phần lên đến xấp xỉ gần 60%. Qua 3 năm với nhiều biến động của nợ và vốn cổ phần thì khi kết thúc năm 2012, vốn cổ phần đã gia tăng liên tục và đạt giá trị cao, trong khi nợ ( gồm nợ dài hạn và nợ ngắn hạn thường xuyên) lại đạt giá trị nhỏ. Đến đây ta có thể đưa ra kết luận rằng, công ty đang duy trì một cấu trúc vốn sử dụng nhiều vốn cổ phần và đang ngày một sử dụng nhiều vốn cổ phần.

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Bê tông ly tâm điện lực Khánh Hòa (Trang 80)