1.5.1. Lý thuyết M&M
Lý thuyết M&M về cơ cấu vốn của công ty được Modigliani và Miller đưa ra từ năm 1958. Về nội dung, lý thuyết M&M được phát biểu thành hai mệnh đề quan trọng. Mệnh đề thứ nhất (I) nói về giá trị công ty. Mệnh đề thứ hai (II) nói về chi phí sử dụng vốn. Các mệnh đề này lần lượt sẽ được xem xét trong hai trường hợp có thuế và không có thuế.
1.5.1.1. Lý thuyết M&M trong môi trường không có thuế
Những giả định của lý thuyết M&M:
- Công ty hoạt động trong môi trường không có thuế - Không có chi phí phá sản và chi phí giao dịch
- Cá nhân và công ty đều có thể vay tiền ở mức lãi suất như nhau - Thị trường vốn là hoàn hảo
Mệnh đề I:Giá trị của công ty không có sử dụng đòn bẩy tài chính và giá trị của công ty có sử dụng đòn bẩy tài chính là như nhau.
Theo mệnh đề I thì không có cơ cấu vốn nào được coi là tối ưu và DN cũng không thể tăng giá trị bằng cách thay đổi cơ cấu vốn.
Mệnh đề II:Chi phí sử dụng vốn bình quân không đổi trong khi chi phí sử dụng vốn cổ phần tăng lên khi công ty gia tăng tỷ số nợ.
E D x r r r rE U (U D)
Trong đó:
rE: Lợi nhuận yêu cầu hay lợi nhuận kỳ vọng trên vốn cổ phần rD: Lãi suất hay chi phí sử dụng nợ
rU: Chi phí sử dụng vốn khi công ty sử dụng 100% vốn cổ phần
D : Giá trị nợ hay trái phiếu của công ty phát hành E : Giá trị vốn cổ phần của công ty
Mệnh đề M&M số II trong môi trường không thuế được minh họa qua đồ thị sau:
Hình 1.2. Minh họa mệnh đề M&M II trong môi trƣờng không thuế
1.5.1.2. Lý thuyết M&M trong môi trường có thuế
Các giả định của lý thuyết M&M gần như không đổi. Duy chỉ có giả định môi trường không có thuế chỉ đúng trong một số ít trường hợp chẳng hạn như công ty mới thành lập hay được miễn thuế trong ba năm đầu như công ty ở Việt Nam mới được cổ phần hóa. Do đó, lý thuyết được xem xét trong trường hợp giả định môi trường có thuế.
Mệnh đề I:Trong trường hợp có thuế thu nhập công ty, giá trị công ty có vay nợ ( VL) bằng giá trị công ty không vay nợ ( VU) cộng với hiện giá của lá chắn thuế.
VL = VU + D x t Chi phí sử dụng vốn Tỷ lệ nợ/vốn (D/E) rD rWACC rE rU
Trong đó: D: Giá trị nợ
t: Thuế suất thuế TNDN
Trong trường hợp có thuế, khi công ty vay nợ thì tiết kiệm được thuế do hưởng lợi ích tấm chắn thuế từ lãi vay. Như vậy, việc sử dụng nợ hay sử dụng đòn bẩy tài chính làm gia tăng giá trị công ty.
Mệnh đề M&M số I trong môi trường có thuế được minh họa qua đồ thị sau:
Hình 1.3. Minh họa mệnh đề M&M số I trong môi trƣờng có thuế
Mệnh đề II:Trong trường hợp có thuế, chi phí sử dụng vốn trung bình giảm trong khi chi phí sử dụng vốn cổ phần tăng lên khi công ty gia tăng tỷ số nợ
E D x t x r r r rE U (U D) (1 )
Với t là thuế suất thuế TNDN
Mệnh đề M&M số II trong môi trường có thuế được minh họa qua đồ thị sau:
Giá trị công ty VL VU Giá trị nợ D D x t VL1 VU 0
Hình 1.4. Minh họa mệnh đề M&M số II trong môi trƣờng có thuế
Bằng cách áp dụng các phương trình của lý thuyết M&M, các nhà kinh tế đã tìm ra các nhân tố quyết định cấu trúc vốn tối ưu, và xem xét xem các nhân tố này tác động như thế nào đến cấu trúc vốn tối ưu.
Các định đề của M&M dựa vào các điều kiện của thị trường vốn hoàn hảo. Nhưng trong thực tế, thị trường vốn dù vận hành tốt nhất cũng không thể hoàn hảo 100%. Các nhà kinh tế truyền thống lập luận rằng sẽ có một nhóm nhà đầu tư sẵn lòng chi trả một khoản phí để mua cổ phần của DN có vay, do nợ vay cá nhân quá tốn kém, rủi ro và bất tiện cho một số nhà đầu tư. Ngoài ra còn có các bất hoàn hảo khác luôn tồn tại trong thị trường vốn như các nhà đầu tư phải chịu một khoản phí, đi vay và cho vay với một mức lãi suất khác nhau. Chính những bất cập này đã hạn chế việc ứng dụng thuyết M&M vào thực tiễn.
1.5.2. Lý thuyết trật tự phân hạng
Lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng: việc tài trợ cho dự án đầu tư trước tiên bằng nguồn vốn nội bộ chủ yếu là lợi nhuận giữ lại, kể đến là nguồn vốn vay, sau cùng là nguồn vốn cổ phần. Phát hành vốn cổ phần mới thường là phương án cuối cùng khi DN sử dụng hết khả năng vay nợ. Chi phí sử dụng vốn Tỷ lệ nợ/vốn (D/E) rD rWACC rE r0 0
Thông tin bất cân xứng tác động đến lựa chọn giữa tài trợ nội bộ và tài trợ từ bên ngoài. Rõ ràng là các giám đốc hiểu biết về giá trị DN hơn là các nhà đầu tư. Khi DN phát hành cổ phần thường, thông tin từ báo chí cũng không đủ chuyển tải hết giá trị đích thực của DN cho các nhà đầu tư, việc định giá cổ phiếu trở thành vấn đề: Giá cổ phiếu là bao nhiêu để thị trường đón nhận? Việc phát hành có thành công không trong khi chi phí phát hành là rất tốn kém, hơn nữa việc phát hành cổ phần thường mới còn làm pha loãng giá trị cổ phiếu đồng thời gia tăng sự kiểm soát của các cổ đông đối với ban quản trị DN. Việc thông tin bất cân xứng ưu tiên phát hành nợ hơn phát hành cổ phần thường. Nghĩa là “
Nếu giám đốc có thông tin nhiều hơn các nhà đầu tư và cả hai nhóm đều hợp lý, thì bất kỳ một DN nào có khả năng vay sẽ vay nợ hơn là phát hành cổ phần mới”.
Lý thuyết trật tự phân hạng nhấn mạnh đến thừa thãi tài chính. Trong một điều kiện như nhau, một DN đứng đầu trật tự phân hạng tốt hơn là ở cuối. Nghĩa là DN có thừa thãi tài chính dễ dàng tiếp cận với thị trường nợ hơn và nhanh chóng đón được các dự án đầu tư tốt. Tuy nhiên, thừa thãi tài chính cũng có mặt trái của nó, thặng dư về tín dụng làm cho các giám đốc chủ quan đầu tư sa đà gây lãng phí. Trong trường hợp này, một tái tư bản hóa bằng vốn vay sẽ làm gia tăng lãi từ chứng khoán nợ, buộc công ty phải nỗ lực hơn để hoạt động hiệu quả.
Lý thuyết trật tự phân hạng không đúng 100% vì trong thực tế có nhiều DN phát hành cổ phần thường trong lúc có thể vay mượn dễ dàng. Nhưng lý thuyết này giải thích được tại sao hầu hết tài trợ từ bên ngoài là nợ vay, và tại sao các thay đổi trong tỷ lệ nợ thường theo sau các nhu cầu tài trợ từ bên ngoài.
1.5.3. Lý thuyết lợi nhuận hoạt động ròng ( NOI approach)
Lý thuyết lợi nhuận hoạt động ròng cho rằng chi phí sử dụng vốn trung bình và giá trị của công ty vẫn không đổi khi tỷ số đòn bẩy tài chính thay đổi. Để minh họa điều này chúng ta lấy ví dụ sau đây:
Giả sử công ty có khoản nợ 1,000 triệu đồng với lãi suất 9%, lợi nhuận hoạt động ròng EBIT là 1,500 triệu đồng và tỷ suất sinh lợi nói chung r là 15%. Với những thông tin đã cho, chúng ta có bảng tính toán sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Lợi nhuận hoạt động ròng ( EBIT) : 1,500
Tỷ suất sinh lợi chung (r) : 15%
Tổng giá trị công ty ( thị trường) ( V ) : 10,000
Giá trị thị trường của nợ ( D) : 1,000
Giá trị thị trường của vốn ( E = V – D) : 9,000
Lãi trả cho nợ vay I = 1,000 x 10% = 100 triệu đồng. Lợi nhuận dành cho cổ đông EAT = EBIT – I = 1,500 – 100 = 1,400 triệu đồng. Tỷ suất lợi nhuận dành cho cổ đông:
re= EAT/E = 1,400/900 = 15.55%
Bây giờ giả sử công ty gia tăng nợ từ 1,000 triệu đồng lên đến 3,000 triệu đồng và sử dụng số nợ đó để công ty mua lại cổ phiếu thường
Khi đó giá trị của công ty sẽ như sau: (ĐVT: Triệu đồng)
Lợi nhuận hoạt động ròng ( EBIT) : 1,500
Tỷ suất sinh lợi chung (r) : 15%
Tổng giá trị công ty ( thị trường)( V= EBIT/r ) : 10,000
Giá trị thị trường của nợ ( D) : 3,000
Giá trị thị trường của vốn ( E = V – D) : 7,000
Lãi trả cho nợ vay I = 3,000 x 10% = 300 triệu đồng. Lợi nhuận dành cho cổ đông EAT = EBIT – I = 1,500 – 300 = 1,200 triệu đồng. Tỷ suất lợi nhuận dành cho cổ đông:
re= EAT/E = 1,200/700 = 17.14%
Qua ví dụ trên chúng ta thấy rằng khi công ty gia tăng sử dụng nợ hay tăng tỷ số đòn bẩy tài chính thì tỷ suất lợi nhuận dành cho cổ đông tăng lên trong khi tỷ suất lợi nhuận nói chung và tỷ suất lợi nhuận dành cho chủ nợ không thay đổi. Bởi vì tỷ suất lợi nhuận nói chung không đổi nên giá trị của công ty có thể xem như không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi cơ cấu vốn.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CẤU TRÖC VỐN VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG LY TÂM ĐIỆN LỰC KHÁNH HÕA
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần Bê tông Ly tâm Điện lực Khánh Hòa
2.1.1.1. Một số thông tin về công ty
Thông qua Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, Công ty cổ phần Bê Tông Ly Tâm Điện Lực Khánh Hòa được thành lập vào ngày 27/02/2007. Căn cứ vào giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh và Đăng ký Thuế Công ty cổ phần Bê Tông Ly Tâm Điện Lực Khánh Hòa với:
- Mã số thuế: 4200742214
- Tên giao dịch: Công ty cổ phần Bê Tông Ly Tâm Điện Lực Khánh Hòa.
- Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: Khanh Hoa power Centrifugal Conorete Joint Stock Company.
- Tên viết tắt: KPCECO
- Địa chỉ trụ sở chính: Lô C5,6,7,8 khu công nghiệp Đắc Lộc – xã Vĩnh Phương – Nha Trang – Khánh Hòa.
- Địa chỉ văn phòng giao dịch: Số 1 Phan Bội Châu – Nha Trang – Khánh Hòa
- Điện thoại: 058.2220696 Fax: 058.2220698
- Email: Ctybtlt.dlkh@gmail.com
- Số tài khoản: 60110000229559 tại ngân hàng đầu tư và phát triển nông thôn.
2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần Bê tông ly tâm điện lực Khánh Hòa tiền thân là xưởng sản xuất bê tông ly tâm của công ty cổ phần điện lực Khánh Hòa. Đến ngày 27/02/2007 Công ty Cổ Phần Điện Lực Khánh Hòa với Công Ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm An Giang đã hợp tác và thành lập Công Ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Điện Lực Khánh Hòa.
Đến nay Công ty đã trở thành một trong những đơn vị hàng đầu về sản xuất sản phẩm bê tông công nghiệp tại khu vực Miền Trung và Tây Nguyên với sản lượng 8000 trụ điện các loại, 8200 cọc cừ, 13200 ống cống bê tông ly tâm các loại hàng năm.
Công ty cổ phần Bê tông ly tâm điện lực Khánh Hòa chuyên sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm bê tông công nghiệp vận tải hàng hóa đường bộ, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, sản phẩm cơ khí và xây lắp công nghiệp. Công ty cổ phần Bê tông ly tâm đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 19/03/2007, công ty CPBTLTKH được thành lập với sự tham gia của công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa với vồn điều lệ là 10 tỷ đồng. Công ty điện lực Khánh Hòa nắm giữ 31% cổ phần. Đến 30/06/2007 công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa đã góp 3.1 tỷ đồng, đến ngày 30/12/2010 công ty đã đăng ký thay đổi lần thứ nhất với vốn điều lệ là 15 tỷ đồng.
Công ty cũng đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa cấp Giấy chứng nhận đầu tư vào ngày 30/09/2008. Tuy đi vào hoạt động trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước còn chịu nhiều ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, tài chính, nhưng công ty CPBTLTĐLKH đã chủ động đầu tư trang thiết bị, nâng cao năng lực quản lý, mở rộng thị trường. Đầu năm 2009, bên cạnh tiếp nhận nguồn nhân lực, thiết bị từ công ty Cổ phần BTĐLKH để ổn định sản xuất kinh doanh tại cơ sở Bình Tân (thành phố Nha Trang). Công ty CPBTLTKH khẩn trương thúc đẩy việc xây dựng nhà máy bê tông ly tâm ứng lực trước tại cụm công nghiệp Đắc Lộc (Vĩnh Phương) để đưa vào hoạt động. Sau 1 năm hoạt động, nhà máy Bê tông ly tâm ứng lực trước tại cụm công nghiệp Đắc Lộc đã khẳng định hiệu quả sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực vật liệu và các sản phẩm cung cấp cho ngành xây dựng.
Trong năm 2008, Hội đồng quản trị Công ty cũng đã triển khai thành công phương án tăng vốn điều lệ từ 10 tỷ lên 15 tỷ đồng. Đây là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện chiến lược đầu tư sản xuất kinh doanh trong giai đoạn nhiều doanh nghiệp đang “khát vốn” và nền kinh tế trong nước cũng như thế giới có nhiều biến động bất lợi. Bên cạnh đó, từ nguồn lợi nhuận 2008, công ty phân phối lại 16% để lập quỹ đầu tư và phát triển. Nhờ có sự giám sát chặt chẽ, chỉ trong 6 tháng cuối năm 2008 hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã có kết quả khả quan. Doanh thu và lợi nhuận đều vượt kế hoạch Đại hội cổ đông năm 2008 đề ra. Đến thời điểm này, Công ty có 126 cán bộ, công nhân lao động.
Với phương thức phục vụ “Tận tình, chu đáo, uy tín, chất lượng” nên công ty đã được rất nhiều các đơn vị thi công trong khu vực Miền Trung, Tây Nguyên tin tưởng giao
trách nhiệm cung cấp sản phẩm Bê tông ly tâm cho các công trình có tầm cỡ quốc gia. Thương hiệu Công ty CPBTLTĐLKH gắn liền với nhiều công trình tầm cỡ khu vực. Sự ghi nhận về chất lượng và chất lượng của các nhà thầu đầu tư luôn giúp công ty được mời thầu đầu tiên cho các công trình lơn.
Với những nổ lực trong sản xuất kinh doanh và tinh thần ham học hỏi, chịu thương chịu khó của các thành viên trong công ty. Sau 1 năm đi vào hoạt động, các mục tiêu mà công ty đề ra đều vượt so với dự kiến.
2.1.1.3.Chức năng và nhiệm vụ của công ty
2.1.1.3.a. Chức năng
CTCPBTLTĐLKH chủ yếu sản xuất kinh doanh sản phẩm bê tông công nghiệp, vận tải hàng hóa đường bộ, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, sản xuất kinh doanh sản phẩm cơ khí và xây lắp công nghiệp. Mở rộng liên doanh với các doanh nghiệp ở ngoài tỉnh.
2.1.1.3.b. Nhiệm vụ
- Xây dựng bộ máy quản lý phù hợp với đặc thù hoạt động của đơn vị, tổ chức cũng cố mô hình hoạt động.
- Doanh nghiệp cũng ban hành nhiều qui chế, quy định các lĩnh vực như: Quản trị doanh nghiệp, quản trị vốn, tổ chức nhân sự … đúng theo quy định của Điều lệ công ty, phối hợp với ban kiểm soát công ty duy trì an toàn và tính hiệu quả, hoàn thiện cơ chế hoạt động của công ty.
- Thực hiện chế độ hạch toán kinh tế theo quy định của pháp luật, không ngừng phát huy năng lực sản xuất kinh doanh, xây dựng và quản lý các định mức kinh tế kỹ thuật và áp dụng biện pháp hữu hiệu, thúc đẩy công ty hoạt động có hiệu quả. Thực hiện nghiêm chỉnh có hiệu quả chế độ kinh tế kỹ thuật của nhà nước, các hợp đồng kinh tế kỹ thuật.
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ công nhân nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.
- Thực hiện chế độ, thể lệ và bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và làm tròn nghĩa vụ quốc phòng, chăm lo, cải thiện, điều kiện làm