Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thờ

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Bê tông ly tâm điện lực Khánh Hòa (Trang 53)

thời gian qua

2.1.1.5.a.Nhân tố bên trong

Nguyên vật liệu là một trong các yếu tố quan trọng để tiến hành sản xuất. Có nguyên vật liệu thì con người mới có thể sử dụng sức mình, sử dụng công cụ lao động để tác động vào nó nhằm tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của con người. Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng và không thể thiếu được đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Số lượng, chủng loại, cơ cấu, chất lượng, giá cả của nguyên vật liệu và tính đồng bộ của việc cung ứng nguyên vật liệu ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng của sản phẩm do đó ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí sử dụng nguyên vật

liệu của các doanh nghiệp công nghiệp thường chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí kinh doanh và giá thành đơn vị sản phẩm cho nên việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu đồng nghĩa với việc tạo ra kết quả lớn hơn với cùng một lượng nguyên vật liệu.

Bên cạnh đó, chất lượng của công tác đảm bảo nguyên vật liệu cũng ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu công tác tổ chức đảm bảo nguyên vật liệu được tốt, tức là luôn luôn cung cấp đầy đủ, kịp thời và đồng bộ đúng số lượng, chất lượng, chủng loại các loại nguyên vật liệu cần thiết theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh, không để xảy ra tình trạng thiếu hay là ứ đọng nguyên vật liệu, đồng thời thực hiện việc tối thiểu hoá chi phí kinh doanh sử dụng của nguyên vật liệu thì không đảm bảo cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường mà còn góp phần rất lớn vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Hiện nay công ty đã hình thành nên một đội ngũ cán bộ công nhân viên có kinh nghiệm tạo thuận lợi cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả cao, không ngừng nâng cao trình độ nhân viên trong công ty để đáp ứng, ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới.

Ban lãnh đạo công ty đã làm việc thống nhất, đoàn kết chặt chẽ, tạo thuận lợi cho sự phát triển của công ty và sự tin tưởng của nhân viên.

Công ty có phòng kỹ thuật thực hiện quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm từ yếu tố đầu vào đến đầu ra đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn cho từng sản phẩm đến giúp công ty chiếm lĩnh thị trường.

2.1.1.5.b. Nhân tố bên ngoài

Công ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Điện Lực Khánh Hòa nằm trên địa bàn thành phố Nha Trang – tỉnh Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải miền Trung, là cửa ngõ giao thông của khu vực miền Trung – Tây Nguyên là tâm điểm phát triển kinh tế, trong đó có ngành xây dựng.

Đặc biệt là những năm gần đây, việc tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp nhiều tuyến đường là cơ sở để công ty phấn đấu để trở thành khách hàng cung cấp chính cho hoạt động này.

2.1.1.5.c. Ảnh hưởng của nền kinh tế

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2012 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 5,03% so với năm 2011, trong đó quý I tăng 4,64%; quý II tăng 4,80%; quý III tăng 5,05%; quý IV tăng 5,44%. Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng 5,89% của năm 2011 nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng như vậy là hợp lý và thể hiện xu hướng cải thiện qua từng quý, khẳng định tính kịp thời, đúng đắn và hiệu quả của các biện pháp và giải pháp thực hiện của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 12/2012 ước tính tăng 5% so với tháng trước và tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2012, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,8% so với năm 2011, trong đó công nghiệp khai khoáng tăng 3,5%, đóng góp 0,7 điểm phần trăm vào mức tăng chung của toàn ngành; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,5%, đóng góp 3,2 điểm phần trăm; sản xuất, phân phối điện, khí đốt tăng 12,3%, đóng góp 0,8 điểm phần trăm; cung cấp nước, quản lý và xử lý nước thải, rác thải tăng 8,4%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm. Sản xuất công nghiệp năm nay gặp khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu chưa được hồi phục; sức mua trong nước và nhu cầu xuất khẩu giảm nên mức tăng thấp so với một số năm trở lại đây. Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp những tháng cuối năm đang bắt đầu có chuyển biến tích cực, theo đó chỉ số sản xuất công nghiệp có xu hướng tăng dần, chỉ số tồn kho giảm dần.

Kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Giá trị sản xuất xây dựng năm 2012 theo giá hiện hành ước tính đạt 720,2 nghìn tỷ đồng, bao gồm: Khu vực Nhà nước đạt 112,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 15,7%; khu vực ngoài Nhà nước 583,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 81%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 24,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 3,3%. Giá trị sản xuất xây dựng năm 2012 chia theo loại công trình như sau: Công trình nhà ở đạt 269,8 nghìn tỷ đồng; công trình nhà không để ở đạt 111,9 nghìn tỷ đồng; công trình kỹ thuật dân dụng đạt 241,4 nghìn tỷ đồng; hoạt động xây dựng chuyên dụng đạt 97,1 nghìn tỷ đồng.

Giá trị sản xuất xây dựng năm 2012 theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 229,6 nghìn tỷ đồng, tăng 2,1% so với năm 2011, bao gồm: Khu vực Nhà nước đạt 36,5 nghìn tỷ đồng, giảm 3,9%; khu vực ngoài Nhà nước đạt 185,7 nghìn tỷ đồng, tăng 3,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 7,4 nghìn tỷ đồng, giảm 0,3%. Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến giá trị sản xuất xây dựng năm 2012 tăng thấp là: Chính sách thắt chặt đầu tư công của Chính phủ tiếp tục được thực hiện; lãi suất ngân hàng mặc dù được điều chỉnh giảm nhưng các doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong tiếp cận vốn vay để thi công các công trình; ngoài ra thị trường bất động sản năm nay khá trầm lắng, nhiều dự án phải dừng thi công hoặc giãn tiến độ.

Tóm lại, Các chính sách kinh tế của nhà nước, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế quốc dân, tốc độ lạm phát, thu nhập bình quân trên đầu người... là các yếu tố tác động trực tiếp tới cung cầu của từng doanh nghiệp. Nếu tốc độ tăng trưởng nền kinh tế quốc dân cao, các chính sách của Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, sự biến động tiền tệ là không đáng kể, lạm phát được giữ mức hợp lý, thu nhập bình quân đầu người tăng... sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và ngược lại.

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Bê tông ly tâm điện lực Khánh Hòa (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)