Giả sử có 2 phương án:
- Phương án 1: DN sử dụng 100% vốn cổ phần
- Phương án 2: Cùng 1 số vốn như phương án 1 nhưng nguồn vốn tài trợ là nguồn hỗn hợp bao gồm nợ và vốn cổ phần.
Đây là kế hoạch tài chính cùng với một qui mô về vốn của cùng một công ty nên EBIT của 2 phương án là như nhau
Ta có EBIT của phương án 1 và phương án 2 như sau:
Phương án 1: EPS1 = EBIT(1 – T) NE Phương án 2: EPS2 = (EBIT – R)( 1 - T) NDE Trong đó: R: lãi vay
NE: Số lượng cổ phần thường ứng với phương án 1
NDE: Số lượng cổ phần thường ứng với phương án 2
Điểm hòa vốn EBIT chính là EBIT thỏa điều kiện EPS1 = EPS2
EBIT( 1 – T)
= (EBIT – R)( 1 – T)
NE NDE
Do 2 phương án có phương thức tài trợ khác nhau dẫn đến khi EBIT thay đổi làm cho EPS của các phương án thay đổi khác nhau.
Hình 1.1. Đồ thị phân tích mối quan hệ giữa EPS và EBIT
Từ đồ thị ta thấy rủi ro tài chính của phương án 2 sẽ lớn hơn phương án 1. Đường biểu diễn của phương án 2 có độ dốc nhiều hơn, nghĩa là mức độ nhạy cảm của EPS khi EBIT thay đổi trong phương án này cao hơn phương án DN được tài trợ 100% vốn cổ phần.
Hai đường biểu diễn của 2 phương án cắt nhau tại 1 điểm, điểm này được gọi là điểm hòa vốn EBIT. Qua đó ta thấy có 3 trường hợp xảy ra:
Nếu EBIT của DN nhỏ hơn điểm hòa vốn EBIT thì DN nên duy trì cấu trúc vốn 100% vốn cổ phần. Lúc này EBIT của DN nằm trong khoảng giá trị bên trái điểm hòa vốn EBIT trên đồ thị. Do đó trong trường hợp này đường biểu diễn EPS của phương án 1 sẽ nằm trên đường biểu diễn của phương án 2 nghĩa là EPS1 > EPS2
Nếu EBIT của DN bằng đúng điểm hòa vốn EBIT thì DN có thể tài trợ bằng bất cứ phương án nào cũng đem lại cùng giá trị EPS.
Nếu EBIT của DN vượt qua điểm hòa vốn EBIT thì DN nên sử dụng đòn cân nợ. Lúc này EBIT của DN nằm trong khoảng giá trị bên phải điểm hòa vốn EBIT do đó trong trường hợp này đường biểu diễn EPS của phương án 2 sẽ nằm trên đường biểu diễn của phương án 1 tức là EPS1 < EPS2.
EPS (đồng) EBIT (tỷ VND) Điểm hòa vốn PA1 PA2 0
Tóm lại, việc sử dụng nợ trong cấu trúc vốn của DN có thể làm lợi nhuận tăng nhanh đồng thời cũng làm gia tăng thêm rủi ro cho DN. Vì vậy việc phân tích điểm hòa vốn EBIT của DN là tối cần thiết cho quyết định lựa chọn cấu trúc nguồn vốn tối ưu cho DN. Nếu ta cho rằng một DN nếu vượt quá điểm hòa vốn EBIT thì một cấu trúc vốn thiên về sử dụng đòn bẩy tài chính tỏ ra có lợi cho cổ đông nhiều hơn do EPS cao hơn thì chưa chắc đã chính xác vì ta đã bỏ qua yếu tố giá cổ phần DN, có thể EPS tăng nhưng giá cổ phần không tăng thậm chí có thể giảm.