Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Khánh Hòa (Trang 82)

Bên cạnh các kết quả đạt được ở trên, chi nhánh vẫn còn những hạn chế nhất định tồn tại trong công tác thẩm định cho vay đối với DNNVV. Cụ thể như sau:

Việc đánh giá tình hình tài chính của khách hàng chưa đạt hiệu quả cao.

Mặc dù đã có chương trình vi tính hóa giúp CBTD có thể phân tích nhanh, chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp bằng cách nhập số liệu BCTC của khách

hàng vào, tuy nhiên công tác đánh giá tình hình tài chính của khách hàng vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Nguyên nhân chủ yếu là do số liệu khách hàng cung cấp vẫn chưa đáng tin cậy, các BCTC thiếu tính minh bạch.

Trên thực tế, các DNNVV thường có đội ngũ kế toán chưa chuyên nghiệp, chỉ có 1 - 2 kế toán viên đảm trách công tác sổ sách kế toán. Nhiều doanh nghiệp xây dựng báo cáo tài chính mang tính chất đối phó với cơ quan thuế hoặc để thỏa mãn điều kiện vay vốn của ngân hàng nên việc hạch toán kế toán thiếu tính chính xác, không đúng tình hình thực tế, thêm vào đó hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp lại không có hợp đồng kinh tế hay hoá đơn chứng từ làm căn cứ chứng minh.

Trong công tác thẩm định, cán bộ tín dụng thường chỉ dựa vào BCTC do khách hàng cung cấp để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp do không có nguồn thông tin nào khác hỗ trợ, trong khi đó BCTC của các DNNVV còn quá nhiều bất cập như đã nói ở trên nhưng lại không được qua kiểm toán, từ đó làm cho chất lượng của việc đánh giá tình hình tài chính khách hàng chưa cao.

Việc thẩm định năng lực điều hành, quản lý của doanh nghiệp còn hạn chế, vẫn còn sơ sài và mang tính hình thức.

Nguyên nhân là do việc thẩm định chủ yếu qua khai thác thông tin tín dụng CIC từ ngân hàng trung ương và qua thực tế tiếp xúc khách hàng, nhưng những nguồn thông tin này vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu.

CIC đã cung cấp được nhiều thông tin về tình hình dư nợ cho vay của khách hàng tại các TCTD, lịch sử vay vốn, thông tin tổng hợp về khách hàng, nhưng số liệu ít được cập nhật kịp thời và đôi khi thiếu chính xác do các TCTD vẫn chưa thực sự phối hợp và cung cấp thông tin một các đầy đủ, chính xác cho CIC, đặc biệt CIC còn thiếu các thông tin phi tài chính của doanh nghiệp như những thành tựu về quản lý, năng lực điều hành và kinh nghiệm làm việc, quản lý của đội ngũ lãnh đạo công ty.

Mặt khác, việc khai thác thông tin qua kênh tiếp xúc trực tiếp khách hàng bị hạn chế về mặt thời gian nên không đủ điều kiện để nhận định, đánh giá hết khả năng, năng lực của khách hàng. Hơn nữa việc đánh giá năng lực điều hành, quản lý của

khách hàng qua việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng phụ thuộc nhiều vào trình độ và kinh nghiệm của cán bộ thẩm định nên còn mang tính chủ quan và độ chính xác chưa cao.

Công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp còn hạn chế, chưa phát huy hết hiệu quả, dẫn đến kết quả chấm điểm chưa phản ánh hết mức độ rủi ro khi cho vay khách hàng.

Có những nguyên nhân sau:

- Các yếu tố phi tài chính được đánh giá theo 5 nhóm chỉ tiêu là khả năng trả nợ của doanh nghiệp, trình độ quản lý và môi trường nội bộ, quan hệ với ngân hàng, các nhân tố ảnh hưởng đến ngành, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp và được cụ thể hóa thành các tiêu chí sau: số năm hoạt động, kinh nghiệm của chủ cơ sở sản xuất, tình hình quản lý phòng ban, mức độ phù hợp của BCTC so với thực tế, doanh nghiệp có tác nhân gây cháy nổ và mua bảo hiểm không, kết quả hoạt động kinh doanh tháng gần nhất, mức tăng trưởng doanh thu, kế hoạch kinh doanh, sức hấp dẫn của thị trường, thị trường tiêu thụ, cơ cấu hàng tồn kho, tồn đọng lương, tồn đọng thuế, phụ thuộc người bán và phụ thuộc người mua. Trừ tiêu chí số năm hoạt động của doanh nghiệp là do CBTD tự nhập vào, còn các tiêu chí khác đều được thể hiện sẵn ở dạng nhiều phương án để CBTD lựa chọn, thông thường có 2-3 mức lựa chọn, ví dụ như tiêu chí kinh nghiệm của chủ cơ sở sản xuất có 3 mức lựa chọn: mức cao, mức trung bình và mức thấp, hay tiêu chí phụ thuộc người bán có 2 sự lựa chọn: phụ thuộc người bán và không phụ thuộc người bán. Số lượng mức lựa chọn cho từng tiêu chí là rất hạn chế, lại không có những quy định cụ thể trong việc xếp hạng các mức lựa chọn này, như thế nào thì được đánh giá là kinh nghiệm quản lý cao, như thế nào thì được đánh giá là có kinh nghiệm quản lý ở mức trung bình,…. Trong khi mỗi ngành, mỗi loại hình doanh nghiệp lại có đặc thù khác nhau, việc không phân định cụ thể việc xếp loại mức lựa chọn cho từng chỉ tiêu trong phần phi tài chính và chỉ đưa ra một số ít sự lựa chọn như hiện tại có thể dẫn đến tình trạng cào bằng các doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có tình hình quản lý chưa tốt, khả năng trả nợ thấp có thể được đánh giá và xếp hạng ngang bằng

với những doanh nghiệp hoạt động tốt, có uy tín. Hơn nữa, việc đánh giá xếp loại phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và trình độ của cán bộ tín dụng do đó không tránh khỏi kết quả xếp hạng mang tính chủ quan, độ chính xác chưa cao.

- Mặt khác, việc thực hiện chấm điểm, xếp hạng tín dụng chưa thực sự nghiêm túc, chưa đặt nặng tầm quan trọng của công tác chấm điểm, thậm chí CBTD có thể thay đổi các tiêu chí, nhất là các tiêu chí trong phần phi tài chính để có kết quả phù hợp với quyết định tín dụng của mình. Phần phi tài chính chiếm tới 65% tổng điểm xếp hạng nên việc dễ dàng thay đổi sự lựa chọn trong tiêu chí sẽ ảnh hưởng rất lớn tới xếp hạng chung của doanh nghiệp, từ đó làm cho việc xếp hạng doanh nghiệp không còn ý nghĩa nữa.

- Các yếu tố tài chính được đánh giá dựa trên việc phân tích BCTC của doanh nghiệp, trong khi đa phần BCTC của các DNNVV chưa được qua kiểm toán và thiếu tính minh bạch nên việc xếp hạng vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.

- Hệ thống xếp hạng tín dụng Sacombank được xây dựng nhằm tính toán các chỉ số rủi ro dựa trên các chuẩn mực quản lý rủi ro tín dụng như: EL (Expected Loss) – khoản lỗ dự kiến của một khoản vay, PD (Probability of Default) – xác suất vỡ nợ của khách hàng, EAD (Exposure At Default) – dư nợ của khách hàng tại thời điểm vỡ nợ, LGD (Loss Given Default) – tỷ lệ lỗ dự kiến khi tiến hành thanh lý TSĐB. Tuy nhiên kết quả các chỉ tiêu này vẫn chưa thực sự được sử dụng trong thực tế khi đánh giá mức độ rủi ro cho vay, mà thông thường chỉ căn cứ vào hạng xếp loại của doanh nghiệp để đánh giá.

Việc định giá TSĐB – công cụ cuối cùng đảm bảo quyền lợi cho ngân hàng trong trường hợp khách hàng mất khả năng trả nợ - chưa được thực hiện một cách chuyên nghiệp, khoa học, chưa phản ánh chính xác giá trị của tài sản, nhất là các TSĐB là bất động sản.

Có những nguyên nhân sau:

- Việc tính toán đơn giá xây dựng mới đối với nhà ở không phải căn cứ vào tổng chi phí phải bỏ ra để xây dựng mới ngôi nhà theo giá thị trường tại thời điểm

định giá mà có mức giá cụ thể do ngân hàng quy định trong văn bản Hướng dẫn thẩm định giá bất động sản, ví dụ biệt thự có đơn giá xây dựng mới từ 2.500.000đ/m2 – 3.500.000đ/m2, hay nhà cấp 4 có đơn giá xây dựng mới từ 550.000đ/m2 – 850.000đ/m2,… Văn bản này đã được ban hành từ năm 2005, và trong khoảng thời gian đó không được cập nhật thêm, trong khi giá cả vật liệu xây dựng biến động theo thời gian do tốc độ gia tăng lạm phát khiến đơn giá xây dựng mới nhà ở cũng không ngừng thay đổi. Việc vẫn giữ nguyên mức đơn giá xây dựng của những năm trước đây sẽ làm cho việc định giá tài sản gắn liền trên đất không được chính xác.

- Việc định giá bất động sản vẫn được thực hiện sơ sài, chưa tuân thủ đúng quy định về thẩm định giá. CBTD thường tự ước lượng giá trị đất trên cơ sở có điều chỉnh so với bất động sản so sánh, chứ không thực hiện chấm điểm thửa đất so sánh và thửa đất cần định giá một cách khoa học, thống nhất. Điều này một phần là do hạn chế về không gian và thời gian thẩm định, đồng thời khó khăn trong việc tìm bất động sản có điểm tương đồng để làm bất động sản so sánh với bất động sản cần định giá. Ngoài ra còn có nguyên nhân chủ quan là đội ngũ cán bộ tín dụng của ngân hàng vẫn còn yếu, chưa đủ trình độ và kinh nghiệm trong công tác thẩm định giá bất động sản, thậm chí đôi lúc nâng giá trị tài sản đảm bảo lên để đáp ứng được yêu cầu quy định về tỷ lệ mức cấp tín dụng trên trị giá tài sản đảm bảo để được xét cho vay khách hàng.

Chất lượng nguồn nhân lực chưa thực sự đảm bảo được yêu cầu của công tác thẩm định, nhất là thẩm định dự án đầu tư.

Nguyên nhân là do đội ngũ lao động phần lớn là các cán bộ trẻ mới ra trường, chưa có kinh nghiệm làm việc, hơn nữa trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa việc đào tạo các sinh viên chuyên ngành thẩm định dự án đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.

Tóm lại, trước những hạn chế trong công tác thẩm định cho vay, chi nhánh cần phải có những giải pháp kịp thời nhằm khắc phục những tồn tại trên. Chương 3 của khóa luận này sẽ tiếp tục nêu lên những giải pháp và kiến nghị của tác giả nhằm giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả công tác thẩm định.

Kết luận chương 2

Chương 2 đã đi sâu phân tích về :

- Giới thiệu sơ lược về Sacombank và Sacombank chi nhánh Khánh Hòa - Tình hình hoạt động của chi nhánh trong 3 năm gần đây 2008-2010

- Thực trạng hoạt động tín dụng đối với khách hàng là DNNVV tại chi nhánh - Quy trình và thực trạng công tác thẩm định tại chi nhánh, bao gồm thẩm định cho vay ngắn hạn bổ sung vốn kinh doanh và thẩm định cho vay trung, dài hạn theo dự án đầu tư.

Chương 2 cũng đã đưa ra đánh giá về những mặt đạt được và những hạn chế còn tồn tại cũng như nguyên nhân của nó trong công tác thẩm định cho vay tại chi nhánh.

Và để giúp chi nhánh khắc phục được các hạn chế, tồn tại trên nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thẩm định, tiếp theo chương 3 của khóa luận này sẽ nêu lên những giải pháp và kiến nghị của tác giả .

CHƯƠNG 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Khánh Hòa (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)