Nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Khánh Hòa (Trang 92)

- Thông tin tín dụng là yếu tố quan trọng đầu tiên mà ngân hàng cần có để làm căn cứ tính toán, thẩm định khi quyết định cho vay. Tuy nhiên yếu tố đầu vào mang tính chất căn bản này vẫn còn sơ sài, thiếu và chưa có độ chính xác cao, thường chỉ dựa vào thông tin CIC và số liệu do khách hàng cung cấp, và đặc biệt thiếu hẳn những thông tin cần thiết về thị trường, về dự báo nhu cầu, định hướng phát triển ngành nghề trong tương lai,… khi thẩm định các dự án đầu tư. Do đó việc nâng cao

hiệu quả trong công tác thu thập và xử lý thông tin đang là yêu cầu bức thiết đối với hệ thống ngân hàng nói chung và chi nhánh nói riêng. Có thể nói nâng cao chất lượng công tác thu thập và xử lý thông tin tức là nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng.

- Nguồn thông tin đầy đủ, phong phú và chính xác thì kết quả thẩm định mới có độ chính xác cao và mang lại hiệu quả trong quyết định cho vay.

Nội dung của giải pháp:

- Trước hết cán bộ tín dụng cần yêu cầu khách hàng nộp đầy đủ những tài liệu cần thiết cho quá trình thẩm định ví dụ như BCTC, các hóa đơn GTGT, tờ khai thuế, bảng kê khai nhập – xuất - tồn, chi tiết khoản phải thu, khoản phải trả, bảng kê khai TSCĐ,…, sau đó tiến hành kiểm tra, đánh giá kỹ lưỡng các thông tin, tài liệu trên, thậm chí có thể yêu cầu BCTC của khách hàng phải được xác nhận của cơ quan kiểm toán độc lập. Trong quá trình đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp nếu CBTD nhận thấy có bất kỳ điểm chưa rõ ràng hoặc mâu thuẫn nào có thể gặp trực tiếp kế toán công ty yêu cầu làm rõ.

- Sau đó phỏng vấn trực tiếp người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp để tìm kiếm những thông tin cần thiết, đặc biệt là những thông tin về kinh nghiệm và năng lực quản lý doanh nghiệp, kết hợp với việc đến cơ sở sản xuất, văn phòng làm việc của khách hàng để điều tra năng lực sản xuất và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Đối chiếu những thông tin do khách hàng cung cấp và tình hình sản xuất thực tế tại cơ sở để có cơ sở chắc chắn trong việc đánh giá khách hàng.

- Phối hợp với trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC) để có cơ sở tìm hiểu và nắm bắt được tình trạng hoạt động của khách hàng. Ngoài ra, CIC còn có hệ thống xếp hạng tín nhiệm tín dụng khách hàng. Điều này không chỉ tạo cơ sở cho ngân hàng phân biệt được doanh nghiệp “vàng” hay “thau” mà còn tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền của cho ngân hàng.

- Trước đây chỉ có duy nhất CIC là tổ chức cung cấp thông tin tín dụng nhưng kể từ ngày 12/2/2010 khi Nghị định 10/2010/NĐ-CP được ban hành đã mở đường cho xu hướng xã hội hóa hoạt động thông tin tín dụng. Và hiện nay trên thị trường

đã có thêm Trung tâm thông tin tín dụng tư nhân PCB (Private Credit Bureau). Trung tâm này được kỳ vọng sẽ kết nối và cung cấp các thông tin tín dụng của khách hàng với độ tin cậy cao. Đồng thời, Trung tâm tín dụng còn giúp kiểm soát những rủi ro khi xảy ra biến động của thị trường, giúp ngân hàng kiểm soát được rủi ro trong quá trình cho vay. Do đó đây sẽ là kênh thông tin hữu hiệu mà CBTĐ ngân hàng nên thu thập khi đánh giá chất lượng khách hàng.

- Ngoài ra CBTD có thể thu thập thêm thông tin qua trao đổi với các khách hàng khác của chi nhánh mà là đối tác của doanh nghiệp hoặc thu thập thêm thông tin về doanh nghiệp trên báo, tạp chí, Internet,… để có cái nhìn tổng quát về doanh nghiệp đang thẩm định.

- Việc thu thập và xử lý thông tin chính xác là quan trọng, nhưng việc lưu trữ thông tin đó như thế nào cũng đóng một vai trò to lớn. Nhất là khi CBTD bị giới hạn về thời gian giải quyết hồ sơ thì việc lưu trữ thông tin một cách khoa học, phân theo ngành nghề hoặc theo mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp,… để có thể tiết kiệm được thời gian, công sức thu thập và xử lý thông tin cho những lần sau.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Khánh Hòa (Trang 92)