Khái quát chung:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Khánh Hòa (Trang 36)

- Tên đầy đủ của doanh nghiệp: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Việt Nam

- Loại hình doanh nghiệp: Ngân hàng cổ phần - Tên viết tắt: Sacombank

- Hội sở chính: 266 – 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.8, Q.3, TP HCM - Điện thoại: (84-8)9320420

- Fax: (84-8)9320424

- Website: sacombank.com.vn

2.1.2: Lịch sử hình thành, phát triển và một số thành tích đạt được trong những năm gần đây:

Ngân hàng Sài Gòn thương tín Sacombank chính thức được thành lập và đi vào hoạt động vào ngày 21/12/1991. Xuất phát điểm là một ngân hàng nhỏ, ra đời trong giai đoạn khó khăn của đất nước với số vốn điều lệ ban đầu 03 tỷ đồng,một trăm nhân sự ( được hợp nhất từ 4 hợp tác xã tín dụng : Gò Vấp, Tân Bình, Thành Công và Lữ Gia) và hoạt động chủ yếu tại vùng ven TP.HCM.

Ra đời và hoạt động trong bối cảnh khó khăn nhưng với quyết tâm và những chính sách đúng đắn của Ban lãnh đạo, đến nay sau hơn 18 năm hoạt động, đến nay Sacombank trở thành một trong những Ngân hàng TMCP đầu tiên được niêm yết trên thị trường chứng khoán , là ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với:

- 9.179 tỷ đồng vốn điều lệ, 13957 tỷ đồng vốn tự có, 98.474 tỷ đồng tổng tài sản.

- Hơn 371 điểm giao dịch tại 45/63 tỉnh thành trong cả nước, 01 Chi nhánh tại Lào và 01 Chi nhánh tại Campuchia.

- 6.180 đại lý thuộc 289 ngân hàng tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

- Hơn 7.400 cán bộ nhân viên trẻ, năng động và sáng tạo. - Hơn 81.000 cổ đông đại chúng.

Là Ngân hàng Việt Nam đầu tiên nhận được góp vốn và hỗ trợ kỹ thuật từ International Finance Corporation (IFC) trực thuộc Ngân hàng thế giới (World Bank).

Là Ngân hàng đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Là Ngân hàng Việt Nam đầu tiên mở rộng mạng lưới hoạt động ra ngoài biên giới, thành lập Văn phòng đại diện tại Trung Quốc, Chi nhánh tại Lào và Campuchia.

Là Ngân hàng tiên phong khai thác các mô hình ngân hàng đặc thù dành riêng cho phụ nữ (Chi nhánh 8 Tháng 3) và cho cộng đồng nói tiếng Hoa (Chi nhánh Hoa Việt). Sự thành công của các chi nhánh đặc thù là minh chứng thuyết phục về khả năng phân khúc thị trường độc đáo và sáng tạo của Sacombank.

2.1.3: Mục tiêu phát triển:

- Mục tiêu chiến lược chung: củng cố và phát triển hoạt động kinh doanh của

Sacombank group theo mô hình quản trị tập đoàn phù hợp, với mục tiêu xuyên suốt chiến lược trong giai đoạn 2011-2020 là tuân thủ phương châm “An toàn – Hiệu quả - Bền vững”, tuân thủ những giá trị cốt lõi và quan điểm chiến lược đề ra, phấn đấu đưa Sacombank group trở thành một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân tổt nhất khu vực.

- Mục tiêu chiến lược cụ thể: đạt được mục tiêu chung theo chiến lược của tập

đoàn đề ra, Sacombank group xác định phải đạt được 05 nhóm mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2011-2020, đó là:

+ Phát triển mô hình tập đoàn + Gia tăng giá trị cổ đông

+ Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ và chất lượng phục vụ + Góp phần vào sự phát triển phồn vinh và văn minh của xã hội, cộng đồng

2.2: Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Khánh Hòa: Khánh Hòa:

2.2.1: Khái quát chung:

- Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Khánh Hòa - Tên viết tắt: Sacombank chi nhánh Khánh Hòa

- Địa chỉ: Số 54 đường Yersin, Nha Trang, Khánh Hòa - Điện thoại: 058.3817594

- Fax: 058.3817698

2.2.2: Lịch sử hình thành và phát triển của Sacombank Khánh Hòa:

Ngân hàng TMCP Sacombank - chi nhánh Khánh Hòa được thành lập tại Khánh

Hòa từ năm 2001. Từ khi có mặt tại thành phố Nha Trang – tỉnh Khánh Hòa, Sacombank bắt đầu triển khai các mặt hoạt động trên cơ sở nền tảng Tổ tín dụng Khánh Hòa trực thuộc Sacombank – Chi nhánh Tân Bình. Nỗ lực khai phá thị trường song song với khai thông nhận thức của khách hàng, Sacombank liên tục gặt hái thành công. Chỉ trong vòng 1 năm, Tổ tín dụng đã phát triển thành Chi nhánh đủ mạnh để điều khiển hoạt động một số đơn vị trực thuộc ở Phú Yên, Đắc Lắc. Năm 2003, Sacombank quyết định mua đất, đầu tư xây dựng trụ sở Chi nhánh tại Nha Trang để chứng tỏ cam kết làm ăn lâu dài, đồng thời đưa đến cho người dân nơi đây những tiện ích ngân hàng thiết thực nhất.

Lần lượt vượt qua một số chi nhánh NHTM Nhà nước trong lĩnh vực bán lẻ và huy động vốn tín dụng dân cư, đến nay Sacombank Khánh Hòa đã có mạng lưới hoạt động với tất cả 6 điểm giao dịch trên khắp địa bàn tỉnh, trong đó tại các vùng kinh tế trọng điểm như: Trung tâm thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh (khu Kinh tế Vân Phong); Phường Ba Ngòi thuộc thị xã Cam Ranh; Trung tâm Thị trấn Ninh Hòa thuộc huyện Ninh Hòa... Đồng thời, Sacombank Khánh Hòa đã duy trì được một hệ thống khách hàng ổn định và từng bước phát triển.

Với nhiều nỗ lực đồng hành cùng sự phát triển của địa phương, thời gian qua Sacombank Khánh Hòa luôn hoàn thành tốt vai trò trung tâm điều phối nguồn vốn nhàn rỗi từ các địa phương khác điều chuyển cho các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Khánh Hòa, qua đó đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho đầu tư, phát triển và cải thiện đời sống nông thôn, góp phần xã hội hóa các hoạt động tài chính ngân hàng trên địa bàn tỉnh. Trải qua bao khó khăn và thử thách, hiện nay Sacombank đã trở thành một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam về quy mô và tốc độ tăng trưởng, đặc biệt là về mạng lưới hoạt động. Sacombank là ngân hàng duy nhất của Việt Nam có Văn phòng đại diện tại Trung Quốc, chi nhánh nước ngoài tại Lào và Campuchia. Nhận thức sâu sắc vai trò của mình đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội tại tỉnh Khánh Hòa, Sacombank cam kết sẽ tiếp tục cùng với các tổ chức kinh tế xã hội khác khai thác triệt để các lợi thế về tiềm lực kinh tế để góp phần thúc đẩy nền kinh tế tỉnh Khánh Hòa phát triển ngang tầm với các địa phương khác trong khu vực cũng như cả nước.

2.2.3: Cơ cấu tổ chức quản lý ở chi nhánh:

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý tại Sacombank Khánh Hòa

GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH P.Cá nhân PHÓ GIÁM ĐỐC P.Doanh nghiệp P.Hỗ trợ kinh doanh BP.Quản lý tín dụng BP.Thanh toán quốc tế BP.Xử lý giao dịch BP.Kế toán P. Kế toán – quỹ BP.Qũy P. Hành chính PHÒNG GIAO DỊCH

Nhiệm vụ của ban giám đốc và các phòng ban:

Giám đốc (bà Lương Thị Cẩm Tú): Là người đại diện cho Chi nhánh, có trách nhiệm quản lý vĩ mô toàn bộ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

Phó giám đốc (ông Phạm Tấn Minh & ông Võ Anh Tú): Là người trợ giúp cho giám đốc trong công tác quản lý, phụ trách các mảng nghiệp vụ khác của ngân hàng và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về quyết định của mình.

Phòng doanh nghiệp:

 Thực hiện công tác tiếp thị, thu nhập ý kiến đóng góp của khách hàng, đề xuất cho giám đốc Chi nhánh các biện pháp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển thị phần;

 Nghiên cứu hồ sơ xác minh tình hình sản xuất kinh doanh, phương án vay vốn;

 Phân tích thẩm định, đề xuất cho vay và gia hạn các hồ sơ cho vay bảo lãnh;  Thông báo quyết định cho vay hoặc không cho vay đến khách hàng;

 Thực hiện thủ tục công chứng các hợp đồng cầm cố, thế chấp và đăng kí đảm bảo;

 Tham gia tiếp nhận tài sản cầm cố;

 Kiểm tra sử dụng vốn định kì và đột xuất sau khi cho vay;  Đôn đốc khách hàng trả vốn, lãi đúng kì hạn;

 Đề xuất các biện pháp xử lý các khoản nợ trễ hạn, quá hạn trong phạm vi trách nhiệm theo quy định của ngân hàng;

 Quản lý mảng doanh nghiệp ở các phòng giao dịch.

Phòng cá nhân: Chức năng giống như phòng doanh nghiệp nhưng liên quan đến cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, ngoại trừ chức năng thứ 3 được bổ sung như sau “Nghiên cứu hồ sơ, xác minh nhân thân, nguồn thu nhập dùng để trả nợ, tài sản đảm bảo,… của khách hàng trong cho vay bất động sản, tiêu dùng, cho vay thẻ” và bổ sung chức năng hoạt động tham gia việc giải ngân, thu nợ đối với

nghiệp vụ cho vay cán bộ công nhân viên và góp chợ theo quy định của ngân hàng.

Phòng hành chính: Tham mưu cho ban Giám đốc về công tác hành chính quản trị, công tác tổ chức cán bộ, công tác nhân sự và chế độ, công tác quản lý và sử dụng lao động, công tác tiền lương, đào tạo, phát triển và bảo hộ lao động, tổng hợp và lập báo cáo số liệu kinh doanh của ngân hàng để đưa về hội sở.

Phòng Kế toán và Quỹ: Tham mưu cho ban Giám đốc về công tác: huy

động vốn và thực hiện các nghiệp vụ kế toán của ngân hàng.

 Bộ phận kế toán: Trực tiếp giao dịch với khách hàng, tiến hành hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lên báo cáo cần thiết nhằm hỗ trợ cho công tác quản lý của Giám đốc. Đồng thời phòng kế toán cần đảm nhiệm việc bảo toàn và phát triển nguồn vốn, chi trả lương cho cán bộ công nhân viên trong ngân hàng.

 Bộ phận Quỹ: Thực hiện thi chi tiền mặt: VNĐ, ngoại tệ, vàng theo đúng chế độ quy định.

Phòng Hỗ trợ kinh doanh: Tham mưu cho ban Giám đốc về công tác: quản lý tín dụng, thanh toán quốc tế, lập kế hoạch và xử lý giao dịch

 Bộ phận Quản lý tín dụng: Quản lý thông tin hồ sơ vay, theo dõi quản lý các tài khoản vay của khách hàng. Thực hiện công tác tín dụng trong lĩnh vực pháp lý chứng từ và quản lý tài sản đối với tài sản đảm bảo của khách hàng

 Bộ phận Thanh toán quốc tế: Thực hiện việc kiểm soát các giao dịch thanh toán quốc tế (nhờ thu, L/C, bảo lãnh,…) theo hạn mức phân cấp.Quản lý thông tin, hồ sơ và theo dõi quá trình thanh toán của khách hàng với nước ngoài.

 Bộ phận Xử lý giao dịch: Thực hiện các giao dịch với khách hàng liên quan đến các sản phẩm dịch vụ hiện có của ngân hàng. Thực hiện thu chi tiền mặt các loại. Tiếp thị cho khách hàng

2.3: Đánh giá khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh

trong những năm gần đây và kế hoạch phát triển trong thời gian tới:

Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của Sacombank Khánh Hòa trong 3 năm 2008 - 2010: (ĐVT: tỷ đồng) 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 +/- % +/- % Tổng thu nhập 141.9 144.7 208.3 2.8 2.0% 63.6 44.0% Tổng chi phí 125.2 114.1 154.6 -11.1 -8.9% 40.5 35.5% LN trước thuế 16.7 30.6 53.7 13.9 83.2% 23.1 75.5% LN sau thuế 12.5 23.0 40.3 10.43 83.2% 17.33 75.5%

(Nguồn: báo cáo hoạt động phòng Hỗ trợ kinh doanh)

0 % 20 % 40 % 60 % 80 % 10 0 %

Năm 20 0 8 Năm 20 0 9 Năm 20 10

Tổng CP Thuế TN LN ròng

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Khánh Hòa hoạt động khá ổn định và đạt hiệu quả kinh tế cao. Lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2008 tổng lợi nhuận ròng là 12,5 tỷ đồng thì sang năm 2009 đã tăng lên 23 tỷ, tăng 83,2% so với năm 2008. Đến năm 2010, lợi nhuận ròng đã tăng thêm 17,3 tỷ so với năm 2009, nâng tổng lợi nhuận ròng thu được của năm 2010 lên 40,3 tỷ đồng. Điều này một lần nữa chứng tỏ hoạt động kinh doanh của chi nhánh có hiệu quả và đi đúng hướng, các hoạt động của chi nhánh được giữ vững và tăng trưởng.

Có thể nói trong năm 2008, 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và lạm phát cao ở trong nước đã tác động không nhỏ tới các hoạt động kinh tế trong nước, trong đó có ngành ngân hàng nói chung và chi nhánh Sacombank Khánh Hòa nói riêng. Thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ để kiềm chế lạm phát, bình ổn kinh

tế trong nước đã làm khả năng thanh khoản của chi nhánh giảm, làm ảnh hưởng phần nào đến việc đáp ứng nhu cầu vốn cho xã hội. Điều này thể hiện rất rõ ở trên biểu đồ, cột tổng thu nhập năm 2009 chỉ cao xấp xỉ với cột tổng thu nhập năm 2008. Tổng thu nhập năm 2008 là 142 tỷ đồng, trong khi năm 2009 chỉ tăng thêm 2% tức là 145 tỷ đồng. Mặt khác trong năm 2009, lãi suất huy động giảm theo lãi suất cơ bản nên đã khiến chi phí trả lãi tiền gửi, tiền vay giảm xuống nên tổng chi phí năm 2009 giảm. Qua biểu đồ dễ dàng nhận thấy, mức giảm của chi phí thì lớn trong khi tổng thu nhập gần như giữ nguyên nên lợi nhuận của năm 2009 vẫn tăng hơn hẳn so với năm 2008.

Bước sang năm 2010, tổng thu nhập tăng mạnh, từ 145 tỷ năm 2009 lên 208 tỷ. Nguồn thu này chủ yếu là thu từ lãi cho vay. Gần về cuối năm 2010, các ngân hàng tăng lãi suất huy động để thu hút khách hàng nên để đảm bảo cạnh tranh Sacombank chi nhánh Khánh Hòa cũng đã có nhiều lần điều chỉnh lãi suất cho phù hơp, nên mức chi trả lãi huy động tăng cao, làm tổng chi phí năm 2010 cũng tăng lên rõ rệt, tăng 35,5% so với năm 2009.

Tình hình huy động vốn trong những năm gần đây:

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của chi nhánh trong 3 năm 2008 – 2010:

(ĐVT: tỷ đồng) 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 +/- % +/- % Tổng nguồn vốn 1346 1485 1747 139 10.3% 262 17.6%

* Phân theo loại tiền tệ: 1346 1485 1747

- Nguồn nội tệ 1036 1050 1083 14 1.4% 33 3.1% Nguồn ngoại tệ 310 435 664 125 40.3% 229 52.6%

* Phân theo TPKT 1346 1485 1747

- TG của các TCKT 108 149 195 41 38.0% 46 30.9% - TG của dân cư 1238 1336 1552 98 7.9% 216 16.2%

- TG của các TCTD 0 0 0

* Phân theo thời hạn 1346 1485 1747

- TG không kỳ hạn 94 140 144 46 48.9% 4 2.9%

- TG kỳ hạn <12 tháng 686 846 908 160 23.3% 62 7.3% - TG kỳ hạn > 12 tháng 566 499 695 -67 -11.8% 196 39.3%

Qua bảng số liệu trên cho thấy tổng nguồn vốn huy động được của ngân hàng không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2008 huy động được 1.346 tỷ đồng, trong đó bao gồm 1036 tỷ, chiếm 77% là từ nguồn nội tệ, và 310 tỷ, tương ứng 23% là từ nguồn ngoại tệ. Đến năm 2009, chi nhánh đã huy động thêm được 139 tỷ, nâng tổng số vốn huy động được năm 2009 lên 1.485 tỷ, tăng 10,3% so với năm trước. Trong đó vốn nội tệ là 1.050 tỷ (chiếm 71% tổng vốn huy động) và vốn ngoại tệ là 435 tỷ (chiếm 29% tổng vốn huy động). Sang năm 2010, chi nhánh đã có sự tăng trưởng đáng kể trong tổng vốn huy động, tăng 17,6% so với năm 2009, đạt mức 1.747 tỷ đồng.

Trong tổng nguồn vốn huy động được, tiền gửi của cá nhân chiếm khoảng trên 85%, còn lại là tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Cụ thể năm 2008, tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 108 tỷ, chỉ chiếm gần 8% tổng nguồn vốn và thường tập trung ở dạng tiền gửi không kỳ hạn, trong khi tiền gửi của cá nhân là 1.238 tỷ, chiếm khoảng 92% tổng nguồn vốn huy động được năm 2008, thường được gửi ở dạng tài

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Khánh Hòa (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)