Thẩm định sự cần thiết của dự án đầu tư:
Cán bộ tín dụng cần phải thẩm định cơ sở pháp lý của dự án: Luận chứng kinh tế kỹ thuật có được cấp thẩm quyền phê duyệt; các hợp đồng thương mại; Giấy phép nhập khẩu của Bộ Thương mại; các quy định phê duyệt của các cấp chủ quản; các văn bản có liên quan khác…
Xem xét mục tiêu của dự án có thực sự cần thiết hay không? Có phù hợp với chủ trương của Nhà nước hay không? Mục tiêu nào là trọng tâm của dự án?
Thẩm định các thông số dự báo thị trường (doanh thu, chi phí…):
Thị trường tiêu thụ sản phẩm là yếu tố hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành bại của dự án, do đó trước hết phải thẩm định nhu cầu thị trường ở hiện tại và tương lai.
+ Nhu cầu thị trường ở hiện tại: cần phải xác định nhu cầu hiện tại cuả người dân về sản phẩm hoặc dịch vụ này; xác định thói quen và tập quán tiêu dùng của người dân ở các vùng tiêu thụ sản phẩm; xác định mức thu nhập bình quân đầu người của từng vùng thị trường tiêu thụ và tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người.
+ Xác định nhu cầu thị trường tiêu thụ trong tương lai khi dự án đã đi vào hoạt động: Khả năng tiêu thụ sản phẩm; ưu thế của sản phẩm về giá thành, chất lượng, quy cách, điều kiện lưu thông và tiêu thụ; kinh nghiệm và uy tín của doanh nghiệp trong kinh doanh; hệ thống tiêu thụ sản phẩm;
+ Đối với những sản phẩm xuất khẩu phải đánh giá được thị trường thế giới và khu vực, các thế mạnh của sản phẩm, thuận lợi và khó khăn về điều kiện thông tin, vận tải, chất lượng, bao bì, các tiêu chuẩn quốc tế đối với hàng nhập khẩu,…
Thẩm định các quy trình công nghệ thiết bị, máy móc và công suất dự kiến, đồng thời căn cứ vào các thông số như dự báo tăng trưởng của nền kinh tế, tỷ lệ lạm
phát, tỷ giá hối đoái… để từ đó dự báo doanh thu của dự án trong toàn bộ vòng đời dự án.
Thẩm định nguồn cung cấp nguyên vật liệu, bán thành phẩm, hàng hóa cũng như định mức tiêu hao năng lượng, nguyên vật liệu của dự án; tính toán đơn giá các loại chi phí trên, đồng thời thẩm định các yếu tố đầu vào khác như nhu cầu lao động, dự toán nhu cầu điện, nước, chi phí khấu hao, chi phí xử lý chất thải và vệ sinh môi trường và các chi phí quản lý, bán hàng trong toàn bộ vòng đời dự án để từ đó dự toán tổng chi phí phát sinh hàng năm.
Thẩm định dòng ngân lưu của dự án:
- Ngân lưu hay dòng tiền tệ của dự án là bảng dự toán thu chi trong suốt thời gian tuổi thọ của dự án. Dòng tiền của dự án bao gồm ba phần: dòng tiền hoạt động, dòng tiền đầu tư và dòng tiền tài trợ. Để ước lượng ngân lưu của dự án có thể thực hiện một trong hai cách: trực tiếp hoặc gián tiếp. Hai phương pháp này chỉ khác nhau ở cách lập dòng tiền hoạt động.
Phương pháp trực tiếp: Dòng tiền ròng hoạt động bao gồm:
+ Dòng tiền vào tạo ra từ các hoạt động của dự án
+ Trừ đi dòng tiền ra cho hoạt động của dự án
Phương pháp gián tiếp: Dòng tiền ròng hoạt động bao gồm:
+ Lợi nhuận sau thuế
+ Cộng khấu hao
+ Cộng hoặc trừ thay đổi nhu cầu vốn lưu động.
Khi thẩm định ngân lưu của dự án, cán bộ tín dụng cần xem khách hàng đang lập dòng tiền theo phương pháp nào để kiểm tra các yếu tố cấu thành trong dòng tiền hoạt động đã chính xác chưa, đồng thời chú ý đến cách xử lý các loại chi phí và xử lý lạm phát của khách hàng khi ước lượng ngân lưu.
- Xử lý các biến số dòng tiền:
+ Chi phí cơ hội: là những khoản thu nhập mà công ty phải mất đi do sử dụng
nhưng vẫn được tính vào vì đó là một khoản thu nhập mà công ty phải mất đi khi thực hiện dự án.
+ Chi phí chìm: là những chi phí đã phát sinh trước khi có quyết định thực hiện dự án. Vì vậy dù dự án có được thực hiện hay không thì chi phí này cũng đã xảy ra rồi. Do đó chi phí chìm không được tính vào dòng tiền dự án.
+ Chi phí lịch sử: là chi phí cho những tài sản sẵn có của công ty, được sử dụng cho dự án. Chi phí này có được tính vào dòng tiền của dự án hay không là tuỳ theo chi phí cơ hội của tài sản, nếu chi phí cơ hội của tài sản bằng 0 thì không tính, nhưng nếu tài sản có chi phí cơ hội thì sẽ được tính vào dòng tiền của dự án giống như trường hợp chi phí cơ hội.
+ Vốn lưu động:Vốn lưu động là nhu cầu cầu vốn dự án cần phải chi để tài trợ cho nhu cầu tồn quỹ tiền mặt, các khoản phải thu, tồn kho sau khi trừ đi các khoản bù đắp cho khoản phải trả. Khi nhu cầu vốn lưu động tăng thì dự án cần một khoản chi tăng thêm, ngược lại khi nhu cầu vốn lưu động giảm xuống, dự án sẽ có một khoản tiền thu về.
∆Nhu cầu VLĐ=∆Tồn quỹ TM+∆Khoản phải thu+∆Tồn kho-∆Khoản phải trả
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế thu nhập doanh nghiệp là một dòng tiền
ra của dự án, được xác định dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh của dự án. Thuế thu nhập doanh nghiệp chịu tác động bởi phương pháp tính khấu hao và chính sách vay nợ của dự án. Bởi khấu hao và lãi vay sẽ tạo ra lá chắn thuế và làm giảm thuế phải nộp.
+ Các chi phí gián tiếp:Khi dự án được thực hiện có thể làm tăng chi phí gián tiếp của công ty, vì vậy chi phí gián tiếp tăng thêm này cũng phải được tính toán xác định để đưa vào dòng tiền của dự án.
- Xử lý lạm phát:
Lạm phát cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của một dự án. Vì vậy khi ước lượng dòng tiền của dự án cần ước lượng tỷ lệ lạm phát kỳ vọng. Vì lạm phát cao có thể làm cho lợi ích mang lại từ dự án trong tương lai không đủ bù đắp cho khoản đầu tư hôm nay. Lạm phát sẽ làm tăng chi phí thực tế và thu nhập của dự án đồng
thời cũng làm tăng chi phí cơ hội của vốn. Lúc này chi phí cơ hội của vốn có tính đến lạm phát hay suất chiết khấu danh nghĩa được tính như sau:
Suất chiết khấu danh nghĩa=Suất chiết khấu thực+Lạm phát+ (Suất chiết khấu thực * Lạm phát)
Do đó khi thẩm định cần chú ý xem khách hàng có xử lý lạm phát ảnh hưởng tới doanh thu và chi phí không.
Thẩm định chi phí sử dụng vốn:
Một trong những yếu tố quan trọng liên quan đến việc ra quyết định đầu tư là suất chiết khấu của dự án. Một dự án có NPV dương khi suất sinh lợi mang lại từ dự án vượt quá suất sinh lời yêu cầu đối với dự án. Suất sinh lời yêu cầu của một dự án phải bằng với suất sinh lời mang lại từ việc đầu tư vào một tài sản có độ rủi ro tương đương trên thị trường tài chính. Vì vậy suất sinh lời yêu cầu tối thiểu chính là chi phí vốn của dự án.
Suất chiết khấu chính là chi phí cơ hội của vốn đầu tư, là cái giá mà doanh nghiệp phải trả khi đầu tư vào dự án. Nếu dự án có độ rủi ro cao hơn rủi ro của doanh nghiệp thì suất sinh lời yêu cầu tối thiểu đối với dự án phải cao hơn suất sinh lời đối với doanh nghiệp. Chi phí sử dụng vốn sẽ được xác định trên thị trường vốn và phụ thuộc vào rủi ro của công ty hoặc rủi ro của dự án.
Thông thường chi phí sử dụng vốn trung bình có trọng số (WACC) được sử dụng làm suất chiết khấu để tính NPV của dự án và dùng để làm suất chiết khấu ngưỡng để so sánh với IRR khi ra quyết định đầu tư.
Nếu một công ty có vay nợ, cơ cấu vốn của công ty bao gồm một phần là nợ và một phần là vốn chủ sở hữu, thì chi phí sử dụng vốn của công ty sẽ được xác định theo công thức sau:
1 c D (RE) V E R T V D WACC Trong đó:
E là giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu; D là giá trị thị trường của nợ
V là giá trị thị trường của công ty, V = D + E; Tc là thuất suất thuế thu nhập doanh nghiệp RD là chi phí sử dụng nợ
RE là chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu, thường được tính bằng 2 phương pháp: mô hình tăng trưởng cổ tức hoặc mô hình định giá tài sản vốn CAPM.
Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá dự án và quyết định đầu tư:
Khi quyết định đầu tư khách hàng dựa vào các chỉ tiêu đánh giá dự án như: NPV, IRR, PP:
- Chỉ tiêu hiện giá thuần (NPV):
Đây là chỉ tiêu cơ bản dùng để đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư vì nó thể hiện giá trị tăng thêm mà dự án đem lại cho doanh nghiệp. Giá trị hiện tại ròng (NPV) là tổng hiện giá dòng tiền ròng của dự án với suất chiết khấu thích hợp.
n t t t r NCF NPV 0 1 Trong đó: NCFt là dòng tiền ròng năm t
r là suất chiết khấu của dự án n là tuổi thọ của dự án.
Dự án chỉ đáng đầu tư khi dự án đó có NPV lớn hơn hoặc bằng 0 vì khi ấy thu nhập từ dự án mang lại mới đủ trang trải chi phí và mang lại lợi nhuận tăng thêm cho nhà đầu tư. Bác bỏ dự án khi NPV < 0.
- Chỉ tiêu suất sinh lời nội bộ (IRR):
IRR là suất chiết khấu để NPV của dự án bằng 0.
1 0 0 n t t t IRR NCF NPV
IRR chính là suất sinh lời thực tế của dự án đầu tư. Vì vậy theo tiêu chuẩn IRR, một dự án được chấp nhận khi suất sinh lời thực tế của nó (IRR) lớn hơn hoặc bằng suất sinh lời yêu cầu (suất chiết khấu của dự án).
- Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn (PP):
Thời gian hoàn vốn là thời gian để dòng tiền tạo ra từ dự án đủ bù đắp chi phí đầu tư ban đầu. Cơ sở đề chấp nhận dự án dựa trên tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn là thời gian hoàn vốn phải thấp hơn hoặc bằng thời gian hoàn vốn yêu cầu.
Kết luận chương 1:
Chương 1 đã nêu định nghĩa về DNNVV, vai trò của DNNVV trong nền kinh tế, những khó khăn mà đối tượng doanh nghiệp này đang gặp phải và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nhóm khách hàng này.
Đồng thời chương 1 cũng tổng kết những cơ sở lý luận về quy trình cũng như công tác thẩm định cho vay doanh nghiệp ở các ngân hàng, được phân theo thẩm định cho vay ngắn hạn và thẩm định cho vay trung, dài hạn.
Tuy nhiên trên thực tế, ở những ngân hàng khác nhau tùy theo chính sách tín dụng của ngân hàng mà việc thực hiện công tác thẩm định cũng có sự khác biệt. Để làm rõ vấn đề này, chương II sẽ đi sâu vào nghiên cứu công tác thẩm định cho vay ở một ngân hàng cụ thể, đó là ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Sacombank – chi nhánh Khánh Hòa, đơn vị nơi người viết thực tập trong thời gian làm khóa luận này.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIệP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
THƯƠNG TÍN SACOMBANK – CHI NHÁNH KHÁNH HÒA:
2.1: Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
2.1.1: Khái quát chung:
- Tên đầy đủ của doanh nghiệp: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Việt Nam
- Loại hình doanh nghiệp: Ngân hàng cổ phần - Tên viết tắt: Sacombank
- Hội sở chính: 266 – 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.8, Q.3, TP HCM - Điện thoại: (84-8)9320420
- Fax: (84-8)9320424
- Website: sacombank.com.vn
2.1.2: Lịch sử hình thành, phát triển và một số thành tích đạt được trong những năm gần đây:
Ngân hàng Sài Gòn thương tín Sacombank chính thức được thành lập và đi vào hoạt động vào ngày 21/12/1991. Xuất phát điểm là một ngân hàng nhỏ, ra đời trong giai đoạn khó khăn của đất nước với số vốn điều lệ ban đầu 03 tỷ đồng,một trăm nhân sự ( được hợp nhất từ 4 hợp tác xã tín dụng : Gò Vấp, Tân Bình, Thành Công và Lữ Gia) và hoạt động chủ yếu tại vùng ven TP.HCM.
Ra đời và hoạt động trong bối cảnh khó khăn nhưng với quyết tâm và những chính sách đúng đắn của Ban lãnh đạo, đến nay sau hơn 18 năm hoạt động, đến nay Sacombank trở thành một trong những Ngân hàng TMCP đầu tiên được niêm yết trên thị trường chứng khoán , là ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với:
- 9.179 tỷ đồng vốn điều lệ, 13957 tỷ đồng vốn tự có, 98.474 tỷ đồng tổng tài sản.
- Hơn 371 điểm giao dịch tại 45/63 tỉnh thành trong cả nước, 01 Chi nhánh tại Lào và 01 Chi nhánh tại Campuchia.
- 6.180 đại lý thuộc 289 ngân hàng tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
- Hơn 7.400 cán bộ nhân viên trẻ, năng động và sáng tạo. - Hơn 81.000 cổ đông đại chúng.
Là Ngân hàng Việt Nam đầu tiên nhận được góp vốn và hỗ trợ kỹ thuật từ International Finance Corporation (IFC) trực thuộc Ngân hàng thế giới (World Bank).
Là Ngân hàng đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Là Ngân hàng Việt Nam đầu tiên mở rộng mạng lưới hoạt động ra ngoài biên giới, thành lập Văn phòng đại diện tại Trung Quốc, Chi nhánh tại Lào và Campuchia.
Là Ngân hàng tiên phong khai thác các mô hình ngân hàng đặc thù dành riêng cho phụ nữ (Chi nhánh 8 Tháng 3) và cho cộng đồng nói tiếng Hoa (Chi nhánh Hoa Việt). Sự thành công của các chi nhánh đặc thù là minh chứng thuyết phục về khả năng phân khúc thị trường độc đáo và sáng tạo của Sacombank.
2.1.3: Mục tiêu phát triển:
- Mục tiêu chiến lược chung: củng cố và phát triển hoạt động kinh doanh của
Sacombank group theo mô hình quản trị tập đoàn phù hợp, với mục tiêu xuyên suốt chiến lược trong giai đoạn 2011-2020 là tuân thủ phương châm “An toàn – Hiệu quả - Bền vững”, tuân thủ những giá trị cốt lõi và quan điểm chiến lược đề ra, phấn đấu đưa Sacombank group trở thành một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân tổt nhất khu vực.
- Mục tiêu chiến lược cụ thể: đạt được mục tiêu chung theo chiến lược của tập
đoàn đề ra, Sacombank group xác định phải đạt được 05 nhóm mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2011-2020, đó là:
+ Phát triển mô hình tập đoàn + Gia tăng giá trị cổ đông
+ Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ và chất lượng phục vụ + Góp phần vào sự phát triển phồn vinh và văn minh của xã hội, cộng đồng
2.2: Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Khánh Hòa: Khánh Hòa:
2.2.1: Khái quát chung:
- Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Khánh Hòa - Tên viết tắt: Sacombank chi nhánh Khánh Hòa
- Địa chỉ: Số 54 đường Yersin, Nha Trang, Khánh Hòa - Điện thoại: 058.3817594
- Fax: 058.3817698
2.2.2: Lịch sử hình thành và phát triển của Sacombank Khánh Hòa:
Ngân hàng TMCP Sacombank - chi nhánh Khánh Hòa được thành lập tại Khánh
Hòa từ năm 2001. Từ khi có mặt tại thành phố Nha Trang – tỉnh Khánh Hòa, Sacombank bắt đầu triển khai các mặt hoạt động trên cơ sở nền tảng Tổ tín dụng