Đối với Nhà nước và các cơ quan ban ngành Nhà nước:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Khánh Hòa (Trang 98)

- Chính phủ quy định lại các tiêu chí phân loại DNNVV theo hướng phù hợp với thực tế và hợp lý hơn.

Ngày 30-6-2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP (NĐ 56) về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) thay thế Nghị định số

90/2001 ngày 23-1-2001, trong đó định nghĩa như sau: “DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)”. Tuy nhiên, tổng nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm vốn của chủ sở hữu và vốn huy động dưới các hình thức khác nhau. Trong khi vốn chủ sở hữu là tương đối ổn định, được ghi nhận trong điều lệ doanh nghiệp và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì vốn huy động lại thường xuyên biến động. Do đó, tổng nguồn vốn của doanh nghiệp cũng thường xuyên biến động. Vì vậy, hôm nay, một doanh nghiệp được xếp vào loại doanh nghiệp nhỏ nhưng ngay ngày mai có thể đã trở thành doanh nghiệp vừa và ngược lại. Do đó Chính phủ cần quy định lại tiêu thức phân loại DNNVV hợp lý hơn để các chính sách trợ giúp phát triển DNNVV được thực hiện đúng đối tượng.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo môi trường pháp lý lành mạnh, đơn giản hóa thủ tục, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để tạo điều kiện, thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Trong đó cần chú ý minh bạch hoá các thủ tục đăng ký kinh doanh lần đầu và những thay đổi, bổ sung đăng ký kinh doanh. Luật Doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản hướng dẫn cần được tuyên truyền, giải thích đến các tầng lớp nhân dân, chú ý lực lượng lao động trẻ đang lao động, học tập, các hộ gia đình đang kinh doanh quy mô nhỏ. Áp dụng thống nhất một mã số doanh nghiệp với các tiêu chí cơ bản để thuận lợi cho việc áp dụng tin học hoá và công khai hoá địa vị pháp lý trên mạng Internet để mọi người có thể tìm hiểu, liên kết với các doanh nghiệp đang hoạt động, tránh trùng tên, mặt khác hỗ trợ các cơ quan thống kê, thuế, đăng ký kinh doanh nắm bắt và cập nhật hoạt động của doanh nghiệp.

- Tạo điều kiện cho các DNNVV tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất. Đây là giải pháp quan trọng để tạo vốn bất động sản cho doanh nghiệp kinh doanh, liên doanh, thế chấp và tạo cơ hội đầu tư dài hạn.

- Nhà nước cần công khai các hình thức hỗ trợ doanh nghiệp gián tiếp, tổ chức triển khai, đôn đốc thực hiện Thông tư liên tịch 05/2011/TTLT-BKHĐT-BTC về hỗ trợ một phần kinh phí để đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó tập trung vào đào tạo khởi sự doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp.

- Phát huy vai trò của Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV và Quỹ phát triển DNNVV nhằm bảo lãnh vay vốn cho các DN có dự án đầu tư hiệu quả và có khả năng hoàn trả vốn và nhằm tài trợ các chương trình trợ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, chú trọng hỗ trợ hoạt động đổi mới phát triển sản phẩm có tính cạnh tranh cao và thân thiện với môi trường.

- Nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền về vị trí, vai trò của DNNVV, phát huy vai trò các hiệp hội của DNNVV như Hiệp hội DNNVV, Liên minh HTX Việt Nam, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, hiệp hội và câu lạc bộ của doanh nhân để tạo ra sự thồng thuận và hài hoà lợi ích của các bên : nhà nước - hiệp hội- DNNVV-và xã hội.

- Tiến hành đánh giá kết quả của các nỗ lực pháp lý và hỗ trợ nguồn lực để sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh các tác động đến DNNVV một cách tích cực hơn.

- Cần nâng cao chất lượng của trung tâm thông tin tín dụng CIC. Cần tăng cường kiểm tra tính chính xác, đầy đủ các thông tin do các TCTD cung cấp và ban hành quy chế bắt buộc các TCTD và doanh nghiệp có quan hệ tín dụng phải cung cấp thông tin cho CIC, phải có quy định chế tài xử phạt đối với ngân hàng cố tình không hợp tác hoặc vi phạm quy định, đồng thời có chế độ khen thưởng những ngân hàng chấp hành tốt quy chế. Ngoài ra cần có kế hoạch đa dạng hóa các thông tin do CIC cung cấp, đặc biệt là các thông tin phi tài chính để tạo thuận lợi cho các TCTD trong việc đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng.

- Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống thông tin hai chiều giữa doanh nghiệp và các TCTD để doanh nghiệp có thể nắm bắt được thông tin tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ngân hàng và các ngân hàng cũng hiểu rõ được khách hàng của mình để đưa ra các quyết định đúng đắn.

- Ban hành cơ chế khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công. Đồng thời, Chính phủ và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dành tỷ lệ nhất định cho các DNNVV thực hiện các hợp đồng hoặc đơn đặt hàng để cung cấp một số hàng hóa, dịch vụ công.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Khánh Hòa (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)