Định hướng đầu tư tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Khánh Hòa (Trang 90)

ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Sacombank:

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phối hợp của các Bộ, Ngành, địa phương từng bước hoàn thiện các cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế trong đó có các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng để đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh. Các tổ chức tín dụng, trong đó có Sacombank chi nhánh Khánh Hòa cũng đã có các đề án, chương trình riêng hỗ trợ các DNNVV, dành nguồn vốn nhất định để cho vay các DNNVV với mức lãi suất hợp lý.

Xác định các DNNVV là khách hàng mục tiêu của mình nên Sacombank từ lâu đã quan tâm đặc biệt đến trách nhiệm tư vấn về quản trị doanh nghiệp và quản trị tài chính đối với các doanh nghiệp khách hàng. Sacombank hiện có lượng khách hàng DNNVV khá lớn, dư nợ cho vay đối với DNNVV chiếm khoảng 65% tổng dư nợ cho vay. Sacombank trước đây và sắp tới vẫn là “người đồng hành” với các

DNNVV, xây dựng chính sách ưu đãi về lãi suất, phí dịch vụ, ưu đãi về thời gian giải quyết hồ sơ, tỷ lệ cho vay trên tài sản bảo đảm cho DNVVN.

Đồng thời, Sacombank cũng thường xuyên tổ chức các buổi thuyết trình về kinh nghiệm quản trị kinh doanh, điều hành daonh nghiệp và công tác chuẩn bị hội nhập kinh tế... để tư vấn cho các doanh nghiệp về việc lựa chọn sản phẩm dịch vụ ngân hàng chi phí thấp với thủ tục nhanh gọn, an toàn. Ngoài ra, việc tận dụng tối đa nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức tài chính quốc tế như ADB, IFC, FMO, SMEDF... để cho vay đối với các DNNVV cũng được Sacombank hết sức chú trọng và đang triển khai tích cực. Những nguồn vốn ủy thác này sẽ giúp ngân hàng kịp thời hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang trong tình trạng "khát vốn" .

Liên tục trong hai năm 2006 và 2007, Sacombank được Quỹ Phát triển các DNNVV Cộng đồng Châu Âu (SMEDF) bình chọn và trao giải Ngân hàng tốt nhất Việt Nam về cho vay DNNVV. Tính đến thời điểm hiện nay, dư nợ cho vay đối với DNNVV chiếm trên 50% tổng dư nợ cho vay của Sacombank.

Trong khuôn khổ Hội nghị thường niên lần thứ 42 của ADB tổ chức tại Indonesia, ADB đã ký kết hợp đồng cho Sacombank vay 25 triệu USD trong thời hạn 6 năm để cung cấp lại cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam.

Trong thời gian vừa qua, Sacombank cũng nhận được hai khoản tín dụng từ Công ty Tài chính phát triển Hà Lan (FMO) hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, tín dụng nhà ở trị giá 17,5 triệu đô la và 3 triệu euro

Trong khuôn khổ Hội nghị Thường niên Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2010 tại Washington D.C (Mỹ), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và Công ty Tài chính Proparco - trực thuộc Cơ quan Phát triển Pháp (Agence Française de Développement - AFD) đã ký kết hợp đồng tín dụng thứ hai có trị giá 20 triệu USD. Gói tín dụng này nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam trong hoạt động sản xuất và kinh doanh, tập trung ở nguồn vốn trung và dài hạn.

Tính đến hiện tại, tổng nguồn vốn ủy thác trực tiếp từ các tổ chức nước ngoài tại ngân hàng này đạt gần 2.000 tỷ đồng.

Tại chi nhánh Sacombank Khánh Hòa cũng theo chủ trương kế hoạch của toàn hệ thống mà áp dụng đối với các DNNVV trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Có thể nói hầu như khách hàng doanh nghiệp tới vay tại chi nhánh đều là các DNNVV, do đó việc thực hiện tốt các chủ trương của Nhà nước và kế hoạch phát triển tín dụng của Sacombank hội sở chính đối với khách hàng DNNVV có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng với chi nhánh.

Sacombank quan niệm phải trợ giúp khách hàng của mình trên cơ sở hợp tác cùng phát triển. Nhưng trong tình hình hiện nay, khi các DNNVV của Việt Nam với số lượng lớn nhưng lại thiếu yếu tố minh bạch về tài chính, chưa xây dựng được kế hoạch kinh doanh tốt, chưa tạo được uy tín với ngân hàng,… thì việc tài trợ tín dụng cho DNNVV mà vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng cho chi nhánh là một vấn đề cần phải cân nhắc, đòi hỏi CBTD phải thực hiện tốt quy trình tín dụng, trong đó công tác thẩm định tín dụng đóng vai trò then chốt.

3.2: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định cho vay đối với

các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sacombank Khánh Hòa:

Sau một thời gian thực tập tại chi nhánh, với mong muốn nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác thẩm định trong cho vay DNNVV để phát hiện đúng những DNNVV tốt, có tiềm năng phát triển nhằm tài trợ vốn hỗ trợ họ phát triển theo đúng chủ trương của Nhà nước và định hướng của Sacombank, đồng thời cũng ngăn chặn được những dự án tồi, những doanh nghiệp chưa có kế hoạch kinh doanh thực sự hiệu quả để hạn chế tỷ lệ nợ xấu và giảm khả năng không thu hồi được vốn đối với chi nhánh, người viết xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp như sau:

3.2.1: Nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin:

- Thông tin tín dụng là yếu tố quan trọng đầu tiên mà ngân hàng cần có để làm căn cứ tính toán, thẩm định khi quyết định cho vay. Tuy nhiên yếu tố đầu vào mang tính chất căn bản này vẫn còn sơ sài, thiếu và chưa có độ chính xác cao, thường chỉ dựa vào thông tin CIC và số liệu do khách hàng cung cấp, và đặc biệt thiếu hẳn những thông tin cần thiết về thị trường, về dự báo nhu cầu, định hướng phát triển ngành nghề trong tương lai,… khi thẩm định các dự án đầu tư. Do đó việc nâng cao

hiệu quả trong công tác thu thập và xử lý thông tin đang là yêu cầu bức thiết đối với hệ thống ngân hàng nói chung và chi nhánh nói riêng. Có thể nói nâng cao chất lượng công tác thu thập và xử lý thông tin tức là nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng.

- Nguồn thông tin đầy đủ, phong phú và chính xác thì kết quả thẩm định mới có độ chính xác cao và mang lại hiệu quả trong quyết định cho vay.

Nội dung của giải pháp:

- Trước hết cán bộ tín dụng cần yêu cầu khách hàng nộp đầy đủ những tài liệu cần thiết cho quá trình thẩm định ví dụ như BCTC, các hóa đơn GTGT, tờ khai thuế, bảng kê khai nhập – xuất - tồn, chi tiết khoản phải thu, khoản phải trả, bảng kê khai TSCĐ,…, sau đó tiến hành kiểm tra, đánh giá kỹ lưỡng các thông tin, tài liệu trên, thậm chí có thể yêu cầu BCTC của khách hàng phải được xác nhận của cơ quan kiểm toán độc lập. Trong quá trình đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp nếu CBTD nhận thấy có bất kỳ điểm chưa rõ ràng hoặc mâu thuẫn nào có thể gặp trực tiếp kế toán công ty yêu cầu làm rõ.

- Sau đó phỏng vấn trực tiếp người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp để tìm kiếm những thông tin cần thiết, đặc biệt là những thông tin về kinh nghiệm và năng lực quản lý doanh nghiệp, kết hợp với việc đến cơ sở sản xuất, văn phòng làm việc của khách hàng để điều tra năng lực sản xuất và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Đối chiếu những thông tin do khách hàng cung cấp và tình hình sản xuất thực tế tại cơ sở để có cơ sở chắc chắn trong việc đánh giá khách hàng.

- Phối hợp với trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC) để có cơ sở tìm hiểu và nắm bắt được tình trạng hoạt động của khách hàng. Ngoài ra, CIC còn có hệ thống xếp hạng tín nhiệm tín dụng khách hàng. Điều này không chỉ tạo cơ sở cho ngân hàng phân biệt được doanh nghiệp “vàng” hay “thau” mà còn tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền của cho ngân hàng.

- Trước đây chỉ có duy nhất CIC là tổ chức cung cấp thông tin tín dụng nhưng kể từ ngày 12/2/2010 khi Nghị định 10/2010/NĐ-CP được ban hành đã mở đường cho xu hướng xã hội hóa hoạt động thông tin tín dụng. Và hiện nay trên thị trường

đã có thêm Trung tâm thông tin tín dụng tư nhân PCB (Private Credit Bureau). Trung tâm này được kỳ vọng sẽ kết nối và cung cấp các thông tin tín dụng của khách hàng với độ tin cậy cao. Đồng thời, Trung tâm tín dụng còn giúp kiểm soát những rủi ro khi xảy ra biến động của thị trường, giúp ngân hàng kiểm soát được rủi ro trong quá trình cho vay. Do đó đây sẽ là kênh thông tin hữu hiệu mà CBTĐ ngân hàng nên thu thập khi đánh giá chất lượng khách hàng.

- Ngoài ra CBTD có thể thu thập thêm thông tin qua trao đổi với các khách hàng khác của chi nhánh mà là đối tác của doanh nghiệp hoặc thu thập thêm thông tin về doanh nghiệp trên báo, tạp chí, Internet,… để có cái nhìn tổng quát về doanh nghiệp đang thẩm định.

- Việc thu thập và xử lý thông tin chính xác là quan trọng, nhưng việc lưu trữ thông tin đó như thế nào cũng đóng một vai trò to lớn. Nhất là khi CBTD bị giới hạn về thời gian giải quyết hồ sơ thì việc lưu trữ thông tin một cách khoa học, phân theo ngành nghề hoặc theo mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp,… để có thể tiết kiệm được thời gian, công sức thu thập và xử lý thông tin cho những lần sau.

3.2.2: Chú trọng công tác chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp:

Thời gian gần đây, thông tin xếp hạng tín nhiệm được nhiều người trong nước quan tâm, đặc biệt là các doanh nghiệp và tổ chức tài chính. Hoạt động xếp hạng này phổ biến trên thế giới và khi cuộc khủng hoảng kinh tế xảy đến hoặc nền kinh tế chung có vấn đề thì lúc đó người ta càng thấy xếp hạng là quan trọng.

Khởi nguồn của cuộc suy thoái này bắt đầu từ vụ sụp đổ Enron, khi mà xếp hạng Enron có vấn đề thì đã kéo theo một loạt vấn đề cho tới tận bây giờ. Ở Mỹ khi xảy ra cuộc tràn dầu mỏ thì ngay lập tức xếp hạng của công ty đó cũng bị đánh tụt. Ở Hy Lạp, kết quả xếp hạng quốc gia của Hy Lạp giảm xuống kéo theo hàng loạt vấn đề xảy ra với nền kinh tế. Như vậy, xếp hạng tín nhiệm trở thành vấn đề được quan tâm lớn trên thế giới.

Ở Việt Nam, hoạt động chấm điểm xếp hạng tín dụng còn khá mới mẻ, còn nhiều thiếu sót, một số TCTD vẫn xoay quanh phân loại nợ theo “tiêu chuẩn Việt Nam”. Đối với chi nhánh Sacombank Khánh Hòa, việc chấm điểm xếp hạng tín (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dụng tuy đã dựa trên các tiêu chuẩn chấm điểm của các tổ chức uy tín trên thế giới nhưng việc áp dụng nó vào thực tiễn vẫn chưa mang lại hiệu quả thực sự như mong muốn. Do đó cần có giải pháp để nâng cao chất lượng công tác chấm điểm, xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp nội bộ.

Nội dung của giải pháp:

- Hoàn thiện hệ thống chấm điểm, xếp hạng tín dụng:

+ Đối với những chỉ tiêu phi tài chính: cần có quy định cụ thể trong việc đánh giá các chỉ tiêu cho phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, ví dụ như thế nào thì được đánh giá là kinh nghiệm quản lý cao, như thế nào thì được đánh giá là có kinh nghiệm quản lý ở mức trung bình,…. , đồng thời mở rộng số lượng mức lựa chọn cho từng tiêu chí để đáp ứng sự phong phú, đa dạng của các ngành nghề và loại hình doanh nghiệp.

Nên bổ sung thêm một số chỉ tiêu đánh giá tình hình và uy tín giao dịch của khách hàng với ngân hàng, bao gồm cả quan hệ tín dụng và phi tín dụng, ví dụ như: mức độ trả nợ gốc đúng hạn, số lần gia hạn nợ (xét trong thời gian nhất định), lịch sử nợ quá hạn trong quá khứ, số lần chậm trả lãi vay, thời gian duy trì tài khoản với chi nhánh,…

+ Đối với các yếu tố tài chính: chi nhánh cần đánh giá thêm theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ để có cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp, chứ không nên chỉ dừng lại đánh giá bảng CĐKT và báo cáo kết quả kinh doanh như hiện nay.

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ khi thực hiện công tác chấm điểm, XHTD khách hàng. Cần phải có các quy định, chế tài nghiêm để buộc các cá nhân có trách nhiệm thực hiện.

- Cần sự phối hợp chặt chẽ giữa yếu tố con người và công nghệ, bởi “không có phương pháp phân tích hay một hệ thống phức tạp nào có thể thay thế được kinh nghiệm và đánh giá chuyên môn của chính các cán bộ tác nghiệp” (trích lời tổng giám đốc ngân hàng Quân đội MB Lê Văn Bé).

3.2.3: Nâng cao khả năng thẩm định TSĐB tiền vay:

Nội dung của giải pháp:

- Chi nhánh nên tách biệt hẳn bộ phận thẩm định tài sản đảm bảo ra khỏi bộ phận tín dụng. Theo đó, CBTD sẽ không thực hiện công việc thẩm định TSĐB và ngược lại CBTĐ cũng không làm công tác cho vay để tránh tình trạng chồng chéo, phụ thuộc lẫn nhau trong quá trình tác nghiệp, dễ dấn đến sự cấu kết, thỏa hiệp về giá trị định giá, ảnh hưởng đến kết quả thẩm định tài sản. Việc tách hẳn thành hai bộ phận như trên cũng giúp CBTĐ có thời gian để nghiên cứu, tham khảo giá thị trường và đi xác minh thực tế, từ đó giúp công tác thẩm định được thực hiện nhanh, chính xác và hiệu quả hơn.

- Để định giá chính xác TSĐB, nhất là bất động sản không phải chuyện dễ dàng, và càng khó khăn hơn khi các CBTĐ bị giới hạn về thời gian giải quyết, do đó chi nhánh cần chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ thẩm định, luân phiên cử cán bộ đi đào tạo về các kỹ năng thẩm định tại các cơ sở chuyên đào tạo thẩm định giá.

- Chi nhánh cần có các văn bản hướng dẫn chi tiết quy trình thẩm định tài sản đảm bảo, để giúp CBTĐ có cơ sở thực hiện, tránh sự lúng túng, làm việc sơ sài, dễ dẫn đến rủi ro, thiệt hại cho ngân hàng.

- Phân công trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đánh giá tính hiệu quả, chặt chẽ của quy trình và đề xuất sửa đổi, bổ sung cho cá nhân cụ thể. Cá nhân này sẽ có trách nhiệm theo dõi, đánh giá tính hiệu quả của công tác thẩm định bất động sản và đề xuất ý kiến nếu phát hiện có điểm chưa hợp lý.

- Thường xuyên cập nhật thông tin theo giá thị trường đối với đơn giá xây dựng mới nhà ở.

- CBTĐ cần tìm hiểu cặn kẽ thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản được dùng để thế chấp trước khi ký kết hợp đồng thế chấp tài sản, đặc biệt là đối với bất động sản. Bởi thông tin có xác nhận của cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm không chỉ giúp ngân hàng đánh giá được rủi ro tín dụng, mà còn là một cách thức để ngân hàng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi phát sinh tranh chấp liên quan đến thứ tự ưu tiên thanh toán.

3.2.4: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công tác thẩm định:

Bất kể mọi mối quan hệ nào trong xã hội cũng là của con người và do con người điều khiển, tổ chức. Mọi doanh nghiệp, công ty hay tất cả các sở, ban, ngành nào thì mọi hoạt động tổ chức, sản xuất kinh doanh hay quản trị đều do con người. Yếu tố nhân lực có vị trí, vai trò quan trọng hàng đầu trong mọi thành công của công việc.

Trong hoạt động thẩm định tín dụng, một hoạt động mà ý kiến đánh giá, kết quả thẩm định phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và năng lực của CBTĐ thì vai trò

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Khánh Hòa (Trang 90)