Tình hình hoạt động kinh doanh những năm gần đây:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Khánh Hòa (Trang 41)

Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của Sacombank Khánh Hòa trong 3 năm 2008 - 2010: (ĐVT: tỷ đồng) 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 +/- % +/- % Tổng thu nhập 141.9 144.7 208.3 2.8 2.0% 63.6 44.0% Tổng chi phí 125.2 114.1 154.6 -11.1 -8.9% 40.5 35.5% LN trước thuế 16.7 30.6 53.7 13.9 83.2% 23.1 75.5% LN sau thuế 12.5 23.0 40.3 10.43 83.2% 17.33 75.5%

(Nguồn: báo cáo hoạt động phòng Hỗ trợ kinh doanh)

0 % 20 % 40 % 60 % 80 % 10 0 %

Năm 20 0 8 Năm 20 0 9 Năm 20 10

Tổng CP Thuế TN LN ròng

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Khánh Hòa hoạt động khá ổn định và đạt hiệu quả kinh tế cao. Lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2008 tổng lợi nhuận ròng là 12,5 tỷ đồng thì sang năm 2009 đã tăng lên 23 tỷ, tăng 83,2% so với năm 2008. Đến năm 2010, lợi nhuận ròng đã tăng thêm 17,3 tỷ so với năm 2009, nâng tổng lợi nhuận ròng thu được của năm 2010 lên 40,3 tỷ đồng. Điều này một lần nữa chứng tỏ hoạt động kinh doanh của chi nhánh có hiệu quả và đi đúng hướng, các hoạt động của chi nhánh được giữ vững và tăng trưởng.

Có thể nói trong năm 2008, 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và lạm phát cao ở trong nước đã tác động không nhỏ tới các hoạt động kinh tế trong nước, trong đó có ngành ngân hàng nói chung và chi nhánh Sacombank Khánh Hòa nói riêng. Thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ để kiềm chế lạm phát, bình ổn kinh

tế trong nước đã làm khả năng thanh khoản của chi nhánh giảm, làm ảnh hưởng phần nào đến việc đáp ứng nhu cầu vốn cho xã hội. Điều này thể hiện rất rõ ở trên biểu đồ, cột tổng thu nhập năm 2009 chỉ cao xấp xỉ với cột tổng thu nhập năm 2008. Tổng thu nhập năm 2008 là 142 tỷ đồng, trong khi năm 2009 chỉ tăng thêm 2% tức là 145 tỷ đồng. Mặt khác trong năm 2009, lãi suất huy động giảm theo lãi suất cơ bản nên đã khiến chi phí trả lãi tiền gửi, tiền vay giảm xuống nên tổng chi phí năm 2009 giảm. Qua biểu đồ dễ dàng nhận thấy, mức giảm của chi phí thì lớn trong khi tổng thu nhập gần như giữ nguyên nên lợi nhuận của năm 2009 vẫn tăng hơn hẳn so với năm 2008.

Bước sang năm 2010, tổng thu nhập tăng mạnh, từ 145 tỷ năm 2009 lên 208 tỷ. Nguồn thu này chủ yếu là thu từ lãi cho vay. Gần về cuối năm 2010, các ngân hàng tăng lãi suất huy động để thu hút khách hàng nên để đảm bảo cạnh tranh Sacombank chi nhánh Khánh Hòa cũng đã có nhiều lần điều chỉnh lãi suất cho phù hơp, nên mức chi trả lãi huy động tăng cao, làm tổng chi phí năm 2010 cũng tăng lên rõ rệt, tăng 35,5% so với năm 2009.

Tình hình huy động vốn trong những năm gần đây:

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của chi nhánh trong 3 năm 2008 – 2010:

(ĐVT: tỷ đồng) 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 +/- % +/- % Tổng nguồn vốn 1346 1485 1747 139 10.3% 262 17.6%

* Phân theo loại tiền tệ: 1346 1485 1747

- Nguồn nội tệ 1036 1050 1083 14 1.4% 33 3.1% Nguồn ngoại tệ 310 435 664 125 40.3% 229 52.6%

* Phân theo TPKT 1346 1485 1747

- TG của các TCKT 108 149 195 41 38.0% 46 30.9% - TG của dân cư 1238 1336 1552 98 7.9% 216 16.2%

- TG của các TCTD 0 0 0

* Phân theo thời hạn 1346 1485 1747

- TG không kỳ hạn 94 140 144 46 48.9% 4 2.9%

- TG kỳ hạn <12 tháng 686 846 908 160 23.3% 62 7.3% - TG kỳ hạn > 12 tháng 566 499 695 -67 -11.8% 196 39.3%

Qua bảng số liệu trên cho thấy tổng nguồn vốn huy động được của ngân hàng không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2008 huy động được 1.346 tỷ đồng, trong đó bao gồm 1036 tỷ, chiếm 77% là từ nguồn nội tệ, và 310 tỷ, tương ứng 23% là từ nguồn ngoại tệ. Đến năm 2009, chi nhánh đã huy động thêm được 139 tỷ, nâng tổng số vốn huy động được năm 2009 lên 1.485 tỷ, tăng 10,3% so với năm trước. Trong đó vốn nội tệ là 1.050 tỷ (chiếm 71% tổng vốn huy động) và vốn ngoại tệ là 435 tỷ (chiếm 29% tổng vốn huy động). Sang năm 2010, chi nhánh đã có sự tăng trưởng đáng kể trong tổng vốn huy động, tăng 17,6% so với năm 2009, đạt mức 1.747 tỷ đồng.

Trong tổng nguồn vốn huy động được, tiền gửi của cá nhân chiếm khoảng trên 85%, còn lại là tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Cụ thể năm 2008, tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 108 tỷ, chỉ chiếm gần 8% tổng nguồn vốn và thường tập trung ở dạng tiền gửi không kỳ hạn, trong khi tiền gửi của cá nhân là 1.238 tỷ, chiếm khoảng 92% tổng nguồn vốn huy động được năm 2008, thường được gửi ở dạng tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Trong năm 2008 có sự phân bố khá đồng đều về tỷ lệ giữa tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng và trên 12 tháng. Sang năm 2009, nguồn vốn huy động được từ tổ chức kinh tế tăng lên 149 tỷ, tăng 38% so với năm trước, chiếm khoảng 10% tổng nguồn vốn, trong khi tiền gửi huy động từ cá nhân là 1.336 tỷ, tăng 98 tỷ so với năm 2008, chiếm 90% tổng nguồn vốn huy động được. Nhưng đến đây đã bắt đầu thấy sự phân hóa rõ rệt giữa tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 1 năm và trên 1 năm. Trong 1.345 tỷ tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thì có 846 tỷ gửi kỳ hạn dưới 12 tháng, chiếm trên 60%, và 499 tỷ gửi kỳ hạn trên 12 tháng, chiếm gần 40% tổng tiền gửi tiết kiệm. Đến năm 2010, tổng nguồn vốn huy động được từ cá nhân và các tổ chức kinh tế tiếp tục tăng từ 16-30% so với năm 2009, trong đó huy động từ cá nhân vẫn chiếm chủ yếu. Tiền gửi tiết kiệm tiếp tục phân hóa theo hướng tập trung phần nhiều ở kỳ hạn ngắn, đặc biệt là các kỳ hạn từ 1 đến 3 tháng. Có sự chuyển hướng này là do kể từ cuối năm 2009 lãi suất trên thị trường biến động mạnh theo chiều hướng tăng nên khách hàng thích gửi tiền kỳ hạn ngắn để chủ động trong việc tái gửi với mức lãi suất cao hơn.

Tình hình cho vay trong những năm gần đây:

Bảng 2.3: Tình hình cho vay của chi nhánh trong 3 năm 2008 – 2010:

(ĐVT: tỷ đồng) 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 +/- % +/- % Tổng dư nợ 767 1114 1551 347 45.2% 437 39.2%

* Phân theo thời hạn vay: 767 1114 1551

- Dư nợ trung, dài hạn 376 423 558 47 12.5% 135 31.9% - Dư nợ ngắn hạn 391 691 993 300 76.7% 302 43.7%

* Phân theo đối tượng: 767 1114 1551 - Doanh nghiệp 422 657 962 235 55.7% 305 46.4%

- Cá nhân 345 457 589 112 32.5% 132 28.9%

*Phân theo mục đích vay: 767 1114 1551

- Tiêu dùng 230 267 326 37 16.1% 59 22.1%

- SXKD 537 847 1225 310 57.7% 378 44.6%

(Nguồn: báo cáo hoạt động tín dụng phòng Hỗ trợ kinh doanh)

Qua số liệu trên cho thấy tổng dư nợ của chi nhánh liên tục tăng qua các năm. Nếu như năm 2008, tổng dư nợ chỉ mới đạt 767 tỷ đồng, thì đến năm 2009 con số ấy đã là 1.114 tỷ đồng, tăng 45,2% so với năm trước. Đến năm 2010, lại tăng thêm 437 tỷ, nâng tổng số dư nợ lên 1.551 tỷ đồng. Có được sự tăng trưởng tín dụng tích cực như trên là do trong hai năm 2009 và 2010, với chính sách kích cầu của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất, các doanh nghiệp đã mạnh dạn tăng nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, đồng thời do sự nỗ lực, phấn đấu của toàn thể nhân viên ngân hàng đã tích cực thăm hỏi, tìm kiếm khách hàng, nâng tổng dư nợ tăng lên đáng kể.

Trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm từ 50-60% tổng dư nợ. Nếu năm 2008 dư nợ ngắn hạn là 391 tỷ đồng, chiếm khoảng 51% tổng dư nợ, thì năm 2009 đã tăng gần 1,8 lần, đạt 691 tỷ đồng, chiếm khoảng 62% tổng dư nợ. Và đến năm 2010 đã là 993 tỷ đồng, tăng 43,7% so với năm 2009. Dư nợ trung, dài hạn cũng liên tục tăng cả về số lượng và tốc độ tăng, trung bình năm sau tăng khoảng 30% so với năm trước.

Phân theo thành phần kinh tế, dư nợ đối với doanh nghiệp tăng mạnh trong năm 2009, nâng dư nợ doanh nghiệp từ 422 tỷ năm 2008 lên mức 657 tỷ đồng, và tiếp tục tăng thêm 46,4% trong năm 2010, đạt mức 962 tỷ đồng. Dư nợ cho vay cá nhân cũng tăng trưởng qua từng năm, với mức tăng xấp xỉ 30% mỗi năm.

Phân theo mục đích vay thì cho vay sản xuất kinh doanh vẫn chiếm chủ yếu, khoảng 70-80% tổng dư nợ, trong khi cho vay tiêu dùng chỉ vào khoảng 20-30% tổng dư nợ. Điều này xảy ra một phần cũng là do chính sách của ngân hàng nhà nước hạn chế cho vay tiêu dùng, tập trung vốn cho vay lĩnh vực sản xuất để tăng vật chất xã hội, nhằm kiềm chế lạm phát.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Khánh Hòa (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)