Thời gian gần đây, thông tin xếp hạng tín nhiệm được nhiều người trong nước quan tâm, đặc biệt là các doanh nghiệp và tổ chức tài chính. Hoạt động xếp hạng này phổ biến trên thế giới và khi cuộc khủng hoảng kinh tế xảy đến hoặc nền kinh tế chung có vấn đề thì lúc đó người ta càng thấy xếp hạng là quan trọng.
Khởi nguồn của cuộc suy thoái này bắt đầu từ vụ sụp đổ Enron, khi mà xếp hạng Enron có vấn đề thì đã kéo theo một loạt vấn đề cho tới tận bây giờ. Ở Mỹ khi xảy ra cuộc tràn dầu mỏ thì ngay lập tức xếp hạng của công ty đó cũng bị đánh tụt. Ở Hy Lạp, kết quả xếp hạng quốc gia của Hy Lạp giảm xuống kéo theo hàng loạt vấn đề xảy ra với nền kinh tế. Như vậy, xếp hạng tín nhiệm trở thành vấn đề được quan tâm lớn trên thế giới.
Ở Việt Nam, hoạt động chấm điểm xếp hạng tín dụng còn khá mới mẻ, còn nhiều thiếu sót, một số TCTD vẫn xoay quanh phân loại nợ theo “tiêu chuẩn Việt Nam”. Đối với chi nhánh Sacombank Khánh Hòa, việc chấm điểm xếp hạng tín
dụng tuy đã dựa trên các tiêu chuẩn chấm điểm của các tổ chức uy tín trên thế giới nhưng việc áp dụng nó vào thực tiễn vẫn chưa mang lại hiệu quả thực sự như mong muốn. Do đó cần có giải pháp để nâng cao chất lượng công tác chấm điểm, xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp nội bộ.
Nội dung của giải pháp:
- Hoàn thiện hệ thống chấm điểm, xếp hạng tín dụng:
+ Đối với những chỉ tiêu phi tài chính: cần có quy định cụ thể trong việc đánh giá các chỉ tiêu cho phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, ví dụ như thế nào thì được đánh giá là kinh nghiệm quản lý cao, như thế nào thì được đánh giá là có kinh nghiệm quản lý ở mức trung bình,…. , đồng thời mở rộng số lượng mức lựa chọn cho từng tiêu chí để đáp ứng sự phong phú, đa dạng của các ngành nghề và loại hình doanh nghiệp.
Nên bổ sung thêm một số chỉ tiêu đánh giá tình hình và uy tín giao dịch của khách hàng với ngân hàng, bao gồm cả quan hệ tín dụng và phi tín dụng, ví dụ như: mức độ trả nợ gốc đúng hạn, số lần gia hạn nợ (xét trong thời gian nhất định), lịch sử nợ quá hạn trong quá khứ, số lần chậm trả lãi vay, thời gian duy trì tài khoản với chi nhánh,…
+ Đối với các yếu tố tài chính: chi nhánh cần đánh giá thêm theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ để có cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp, chứ không nên chỉ dừng lại đánh giá bảng CĐKT và báo cáo kết quả kinh doanh như hiện nay.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ khi thực hiện công tác chấm điểm, XHTD khách hàng. Cần phải có các quy định, chế tài nghiêm để buộc các cá nhân có trách nhiệm thực hiện.
- Cần sự phối hợp chặt chẽ giữa yếu tố con người và công nghệ, bởi “không có phương pháp phân tích hay một hệ thống phức tạp nào có thể thay thế được kinh nghiệm và đánh giá chuyên môn của chính các cán bộ tác nghiệp” (trích lời tổng giám đốc ngân hàng Quân đội MB Lê Văn Bé).