Đối với các DNNVV Việt Nam:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Khánh Hòa (Trang 102)

- Doanh nghiệp muốn tiếp cận nguồn vốn thì phải vươn lên tự tháo gỡ và thích nghi với tình hình, phải có vốn đối ứng từ tích luỹ vốn bằng tài sản hữu hình và vô hình, bằng uy tín và các mối quan hệ tích cực để bảo đảm vốn kinh doanh.

Các doanh nghiệp cần phải vận động tối đa huy động cao nhất các nguồn lực về tài chính của bản thân doanh nghiệp bằng các hình thức huy động thêm vốn góp của

các thành viên, giữ lại phần lợi nhuận hàng năm theo quy định, cũng có thể sáp nhập các doanh nghiệp có cùng mục tiêu hoạt động để nâng cao năng lực tài chính. Đồng thời trong quá trình hoạt động doanh nghiệp cần tạo dựng thương hiệu, xây dựng thị trường thị phần, kênh phân phối của mình bởi vì giá trị thương hiệu còn lớn lớn hơn nhiều so với giá trị tài sản hữu hình.

- Ngân hàng hiện nay cho các doanh nghiệp vay với những điều kiện cụ thể, các DN muốn tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi thì bản thân cũng phải xây dựng kế hoạch kinh doanh hợp lý, phù hợp để được xét cho vay. Do đó cần chú trọng nâng cao trình độ quản lý, nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ kế toán doanh nghiệp để biết cách lập các phương án sản xuất kinh doanh vừa phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị vừa hiệu quả và có tính thuyết phục đối với ngân hàng, đồng thời phải tuân thủ các nguyên tắc về tổ chức hạch toán kế toán để các BCTC lập ra được rõ ràng, minh bạch.

- Để thực sự nâng cao hiệu quả đầu tư vốn tín dụng cho các DNNVV, bản thân các DNNVV cần phải nâng cao hiệu quản lý và sử dụng vốn vay và trả nợ ngân hàng đúng hạn để tạo lòng tin và uy tín đối với ngân hàng.

- Các DNNVV cần chú trọng nâng cao trình độ quản lý; cải tiến công nghệ sản xuất để nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm, có sức cạnh tranh cao và tiêu thụ tốt.

- Ngoài ra, các DNNVV phải kiểm soát rủi ro tài chính trên có sở cân đối hợp lý nguồn vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất kinh doanh và vốn vay ngân hàng. Coi vốn vay ngân hàng là nguồn vốn bổ sung, cần thiết thực hiện dự án, phương án sản xuất kinh doanh để đạt được hiệu quả tốt nhất.

- Trước tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, các DNNVV cần kịp thời thích nghi bằng các giải pháp như thực hiện hợp đồng cuốn chiếu, làm tới đâu thanh toán tới đó rồi báo giá làm gói tiếp theo để tránh thiệt hại; tạm trữ vật tư, tiết kiệm tối đa các khoản chi tiêu để duy trì sản xuất, bảo đảm việc làm cho người lao động, cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn.

- Doanh nghiệp cần tích cực hơn trong việc tham gia các hoạt động dịch vụ, thanh toán qua ngân hàng. Điều này sẽ tạo cơ sở thuận lợi hơn cho doanh nghiệp khi tiếp cận các nguồn vốn vay vì ngân hàng phần nào biết được thực lực hoạt động của doanh nghiệp.

- Các DN cần tăng cường liên kết, hợp tác chặt chẽ trong các tổ chức đại diện của mình, có tiếng nói chung, phản ánh tới cơ quan Nhà nước để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, đồng thời hỗ trợ nhau tận dụng tốt hơn mọi nguồn lực xã hội để phát trển, nâng cao năng lực và vị thế của mỗi DN trong xã hội.

Kết luận chương 3:

Để có thể hỗ trợ vốn cho các DNNVV phát triển theo chủ trương, định hướng của Chính phủ, đồng thời để hoạt động cho vay của ngân hàng bền vững và an toàn trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn, NHTMCP Sài Gòn Thương Tín Sacombank chi nhánh Khánh Hòa cần khắc phục các hạn chế đang tồn tại trong công tác thẩm định tín dụng của chi nhánh bằng các giải pháp như nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin; hoàn thiện và chú trọng công tác chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ doanh nghiệp; thành lập tổ chuyên trách thẩm định TSĐB; tiến hành theo dõi, kiểm tra và đánh giá tính hiệu quả, chặt chẽ của quy trình để đề xuất sửa đổi, bổ sung; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác thẩm định tại chi nhánh, …

Tuy nhiên bên cạnh sự nỗ lực của chi nhánh thì cũng cần có sự thay đổi về cơ chế, chính sách, hỗ trợ về thông tin, pháp lý từ phía Nhà nước và các cơ quan ban ngành, đồng thời bản thân các DNNVV phải tự vươn lên tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực xây dựng phương án kinh doanh, dự án đầu tư hiệu quả, có như vậy mới nâng cao được hiệu quả vốn đầu tư tín dụng vào các DNNVV.

Phần kết luận:

DNNVV luôn có vai trò quan trọng và là lực lượng đông đảo, chiếm ưu thế trong nền kinh tế nước ta hiện nay. Do đó việc phát triển tín dụng ngân hàng cho đối tượng khách hàng này cũng là định hướng phát triển của các NHTM nói chung và Sacombank nói riêng.

Luôn xác định DNNVV là khách hàng mục tiêu của mình, Sacombank luôn có các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, trong đó phải kể đến một lượng vốn vay ủy thác từ các TCTD thế giới như ADB, IFC, FMO, … để cho vay DNNVV. Nhưng để nguồn vốn trên được đầu tư một cách hiệu quả, các doanh nghiệp tốt, có tiềm năng phát triển được tiếp cận vốn và loại trừ được những doanh nghiệp có phương án sản xuất, dự án đầu tư chưa khả thi thì đòi hỏi chi nhánh phải có quy trình tín dụng chặt chẽ, chất lượng, nhất là công tác thẩm định tín dụng phải thực sự hiệu quả.

Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn, để đáp ứng hơn nữa yêu cầu ngày càng cao của công việc, chi nhánh cần phải nỗ lực hơn, khắc phục các hạn chế còn tồn tại trong công tác thẩm định tín dụng để ra quyết định cho vay được chính xác, giúp giảm rủi ro cho chi nhánh.

Xuất phát từ việc nghiên cứu thực tế hoạt động tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Khánh Hòa, trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã học, với đề tài “nâng cao hiệu quả công tác thẩm định cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Sacombank – chi nhánh Khánh Hòa” hi vọng những giải pháp được đưa ra trong luận văn này có thể đóng góp phần nào vào việc nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại chi nhánh.

1. Nguyễn Minh Kiều (2009), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản

Thống Kê.

2. Khoa Kinh tế, Đại học Nha Trang (2009), Bài giảng Ngân hàng thương mại.

3. Thái Ninh, khoa Kinh tế, trường Đại học Nha Trang (2010), Lập và thẩm định dự án đầu tư.

4. Chính phủ (2001), Nghị định số 90/2001/NÐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

5. Chính phủ (2009), Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

6. Phòng Hỗ trợ kinh doanh Sacombank Khánh Hòa (2008), Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng năm 2008.

7. Phòng Hỗ trợ kinh doanh Sacombank Khánh Hòa (2009), Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng năm 2009.

8. Phòng Hỗ trợ kinh doanh Sacombank Khánh Hòa (2010), Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng năm 2010.

9. Trung Hưng (2010), “Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Môi trường nào để “lớn” ?”,

Kinh tế, báo Hà Nội mới online, http://www.hanoimoi.com.vn.

10. Hà Vương (2011), “Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam: lạc quan trước thềm năm mới “, Việt Nam trên đường đổi mới, Tạp chí cộng sản Số 3(219)

http://www.tapchicongsan.org.vn

11. Trang web của Bộ kế hoạch đầu tư, Cục phát triển DN nhỏ và vừa, http://www.business.gov.vn

12. Trang web ngân hàng Nhà nước Việt Nam, http://www.sbv.gov.vn 13. Trang web của Sacombank, http://www.sbsc.com.vn

14. Trang web của Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia NCSEIF, http://www.ncseif.gov.vn/

15. Trang web http://vnexpress.net (2006), “Doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn khó tiếp cận vốn”, Kinh doanh.

16. Trang web http://vietnamnet.vn (2008), “Vì sao doanh nghiệp nhỏ vẫn khó vay ngân hàng?”, Kinh tế.

17. Hà Nhân (2011), “Doanh nghiệp vừa và nhỏ Khánh Hòa: Lo vì... trúng thầu”, trang web http://tamnhin.net

18. Hà Vy (2005), “Doanh nghiệp vừa và nhỏ còn mơ hồ với hội nhập”, Kinh doanh, trang web http://vnexpress.net

19. Hải Thanh, “Tiếp cận nguồn vốn vay: Doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chịu nhiều thiệt thòi”, tạp chí Hướng nghiệp & Hòa nhập,

http://tapchihuongnghiep.com.vn/

20. Nguyễn Hoài (2010), “Thị trường thông tin tín dụng: Khi tư nhân vào cuộc”, trang web Công ty thông tin tín dụng tư nhân PCB

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Khánh Hòa (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)