Cơ cấu tổ chức quản lý ở chi nhánh:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Khánh Hòa (Trang 39)

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý tại Sacombank Khánh Hòa

GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH P.Cá nhân PHÓ GIÁM ĐỐC P.Doanh nghiệp P.Hỗ trợ kinh doanh BP.Quản lý tín dụng BP.Thanh toán quốc tế BP.Xử lý giao dịch BP.Kế toán P. Kế toán – quỹ BP.Qũy P. Hành chính PHÒNG GIAO DỊCH

Nhiệm vụ của ban giám đốc và các phòng ban:

Giám đốc (bà Lương Thị Cẩm Tú): Là người đại diện cho Chi nhánh, có trách nhiệm quản lý vĩ mô toàn bộ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

Phó giám đốc (ông Phạm Tấn Minh & ông Võ Anh Tú): Là người trợ giúp cho giám đốc trong công tác quản lý, phụ trách các mảng nghiệp vụ khác của ngân hàng và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về quyết định của mình.

Phòng doanh nghiệp:

 Thực hiện công tác tiếp thị, thu nhập ý kiến đóng góp của khách hàng, đề xuất cho giám đốc Chi nhánh các biện pháp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển thị phần;

 Nghiên cứu hồ sơ xác minh tình hình sản xuất kinh doanh, phương án vay vốn;

 Phân tích thẩm định, đề xuất cho vay và gia hạn các hồ sơ cho vay bảo lãnh;  Thông báo quyết định cho vay hoặc không cho vay đến khách hàng;

 Thực hiện thủ tục công chứng các hợp đồng cầm cố, thế chấp và đăng kí đảm bảo;

 Tham gia tiếp nhận tài sản cầm cố;

 Kiểm tra sử dụng vốn định kì và đột xuất sau khi cho vay;  Đôn đốc khách hàng trả vốn, lãi đúng kì hạn;

 Đề xuất các biện pháp xử lý các khoản nợ trễ hạn, quá hạn trong phạm vi trách nhiệm theo quy định của ngân hàng;

 Quản lý mảng doanh nghiệp ở các phòng giao dịch.

Phòng cá nhân: Chức năng giống như phòng doanh nghiệp nhưng liên quan đến cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, ngoại trừ chức năng thứ 3 được bổ sung như sau “Nghiên cứu hồ sơ, xác minh nhân thân, nguồn thu nhập dùng để trả nợ, tài sản đảm bảo,… của khách hàng trong cho vay bất động sản, tiêu dùng, cho vay thẻ” và bổ sung chức năng hoạt động tham gia việc giải ngân, thu nợ đối với

nghiệp vụ cho vay cán bộ công nhân viên và góp chợ theo quy định của ngân hàng.

Phòng hành chính: Tham mưu cho ban Giám đốc về công tác hành chính quản trị, công tác tổ chức cán bộ, công tác nhân sự và chế độ, công tác quản lý và sử dụng lao động, công tác tiền lương, đào tạo, phát triển và bảo hộ lao động, tổng hợp và lập báo cáo số liệu kinh doanh của ngân hàng để đưa về hội sở.

Phòng Kế toán và Quỹ: Tham mưu cho ban Giám đốc về công tác: huy

động vốn và thực hiện các nghiệp vụ kế toán của ngân hàng.

 Bộ phận kế toán: Trực tiếp giao dịch với khách hàng, tiến hành hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lên báo cáo cần thiết nhằm hỗ trợ cho công tác quản lý của Giám đốc. Đồng thời phòng kế toán cần đảm nhiệm việc bảo toàn và phát triển nguồn vốn, chi trả lương cho cán bộ công nhân viên trong ngân hàng.

 Bộ phận Quỹ: Thực hiện thi chi tiền mặt: VNĐ, ngoại tệ, vàng theo đúng chế độ quy định.

Phòng Hỗ trợ kinh doanh: Tham mưu cho ban Giám đốc về công tác: quản lý tín dụng, thanh toán quốc tế, lập kế hoạch và xử lý giao dịch

 Bộ phận Quản lý tín dụng: Quản lý thông tin hồ sơ vay, theo dõi quản lý các tài khoản vay của khách hàng. Thực hiện công tác tín dụng trong lĩnh vực pháp lý chứng từ và quản lý tài sản đối với tài sản đảm bảo của khách hàng

 Bộ phận Thanh toán quốc tế: Thực hiện việc kiểm soát các giao dịch thanh toán quốc tế (nhờ thu, L/C, bảo lãnh,…) theo hạn mức phân cấp.Quản lý thông tin, hồ sơ và theo dõi quá trình thanh toán của khách hàng với nước ngoài.

 Bộ phận Xử lý giao dịch: Thực hiện các giao dịch với khách hàng liên quan đến các sản phẩm dịch vụ hiện có của ngân hàng. Thực hiện thu chi tiền mặt các loại. Tiếp thị cho khách hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Khánh Hòa (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)