Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công tác thẩm định:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Khánh Hòa (Trang 97)

Bất kể mọi mối quan hệ nào trong xã hội cũng là của con người và do con người điều khiển, tổ chức. Mọi doanh nghiệp, công ty hay tất cả các sở, ban, ngành nào thì mọi hoạt động tổ chức, sản xuất kinh doanh hay quản trị đều do con người. Yếu tố nhân lực có vị trí, vai trò quan trọng hàng đầu trong mọi thành công của công việc.

Trong hoạt động thẩm định tín dụng, một hoạt động mà ý kiến đánh giá, kết quả thẩm định phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và năng lực của CBTĐ thì vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao càng được chú trọng. Do đó để công tác thẩm định đạt hiệu quả nhất thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thẩm định.

Nội dung của giải pháp:

- Để có được nguồn nhân lực chất lượng cần phải chú trọng ngay từ bước tuyển dụng. Cần tuyển dụng một cách khách quan, công bằng, nghiêm túc, tuyển chọn những người có năng lực và tâm huyết với nghề. Cụ thể đối với nguồn nhân lực thẩm định thì cần tuyển chọn những người có kiến thức chuyên môn, được đào tạo bài bản đúng chuyên ngành thẩm định, và có kinh nghiệm ít nhất một năm làm việc trong lĩnh vực này, có kiến thức cơ bản về pháp luật và luật doanh nghiệp, biết sử dụng thành thạo các phương tiện tin học và trình độ ngoại ngữ cần thiết. Đồng thời những cán bộ thẩm định được tuyển chọn này phải có ý thức trong công việc, có tính trung thực, khách quan và có trách nhiệm với công việc, phải có lòng kiên định rõ ràng, bảo vệ cái đúng. Trong quá trình thẩm định, CBTD phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để lấy thông tin, đánh giá mức độ trung thực của khách hàng và phải đi khảo sát thực tế,… do đó đòi hỏi những cán bộ được tuyển chọn phải có khả năng giao tiếp, ứng xử, nắm bắt được tâm lý khách hàng cũng như có kiến thức nhất định về kinh tế thị trường, ngành nghề và tình hình hoạt động chung của doanh nghiệp.

- Bên cạnh việc tuyển dụng những người đủ đức, đủ tài thì chi nhánh cần xây dựng kế hoạch đào tạo – nâng cao trình độ chuyên sâu cho các cán bộ phụ trách công tác thẩm định tín dụng. Tiến hành đào tạo định kỳ và thường xuyên để nâng

cao khả năng vận dụng những kỹ thuật mới trong thẩm định tín dụng. Đồng thời chú trọng đào tạo ngắn hạn theo các chuyên đề bổ trợ cho công việc trực tiếp hàng ngày.

- Đào tạo nâng cao cho các cán bộ chủ chốt để xây dựng bộ khung cho sự phát triển vững chắc sau này.

- Thường xuyên tổ chức các khóa học, các buổi hội thảo để cập nhật kiến thức thị trường cho cán bộ thẩm định cũng như trao đổi về các kinh nghiệm trong xử lý tình huống tín dụng, chia sẻ những sai phạm và hậu quả gặp phải để rút kinh nghiệm chung, từ đó đưa ra những biện pháp để công tác thẩm định được hiệu quả hơn.

- Khuyến khích các cán bộ đi nghiên cứu, nâng cao trình độ, học tập ở trong và ngoài nước.

- Tăng cường công tác đào tạo cán bộ chuyên thẩm định dự án đầu tư, chú trọng khả năng phân tích tài chính dự án, dự báo kinh tế, nghiên cứu thị trường và biết tư vấn cho khách hàng về dự án đầu tư.

- Hằng năm chi nhánh cần tổ chức các đợt thi nghiệp vụ nhằm khuyến khích cán bộ không ngừng tự học, tự bồi dưỡng, trau dồi nghiệp vụ.

- Chi nhánh cũng cần có các hình thức khen thưởng và chế độ đãi ngộ đúng mức với CBTD hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời cũng có các hình thức kỷ luật nghiêm minh những cán bộ không thực hiện đúng trách nhiệm, nhằm tạo ra động lực trong công tác để kích thích sự cố gắng phấn đấu của nhân viên.

- Một giải pháp nữa cực kỳ quan trọng là nâng cao vai trò của công tác kiểm soát nội bộ, để phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng và ngăn chặn rủi ro đạo đức do CBTD gây ra.

3.3: Một số kiến nghị:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Khánh Hòa (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)