Đi đôi với mở rộng tín dụng, chi nhánh luôn chú trọng việc nâng cao chất lượng tín dụng bởi nếu doanh số cho vay cao mà doanh số thu nợ thấp, có nghĩa là ngân hàng có nhiều khoản cho vay có vấn đề, nhiều nợ tồn đọng thì tình hình kinh doanh cũng sẽ không có kết quả tốt. Mặt khác cho vay đối với DNNVV luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu cho vay của chi nhánh, việc đánh giá chất lượng tín dụng đối với loại hình này luôn là yêu cầu đặt ra trong thực tiễn hàng ngày.
Bảng 2.6: Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu của chi nhánh trong 3 năm 2008 – 2010:
ĐVT: Tỷ đồng
(Nguồn: báo cáo chất lượng tín dụng phòng Hỗ trợ kinh doanh)
Nhìn chung chất lượng tín dụng của chi nhánh qua các năm là khá tốt, các khoản nợ trong hạn luôn chiến phần đa số và ở mức trên 94%/Tổng dư nợ cho vay DNVVN, tỷ lệ nợ xấu luôn được giữ ở mức xấp xỉ 2%, chứng tỏ chi nhánh kiểm soát và quản lý nợ tốt.
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Nợ trong hạn 407,1 96,47 621,59 94,61 912,26 94,83 Nợ quá hạn 8,06 1,91 21,48 3,27 31,17 3,24 Nợ xấu 6,84 1,62 13,93 2,12 18,57 1,93
Dư nợ đối với
Năm 2008, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu đối với cho vay DNVVN tại chi nhánh đều được giữ ở mức thấp, dưới 2%/tổng dư nợ cho vay DNVVN. Sang năm 2009, con số này có xu hướng gia tăng, nợ quá hạn khoảng 21 tỷ đồng, chiếm 3,27%/tổng dư nợ, trong đó nợ xấu khoảng 14 tỷ, chiếm 2,12%tổng dư nợ. Nguyên nhân phát sinh tăng nợ quá hạn và nợ xấu là do trong các năm 2008-2009, các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế và lạm phát cao ở trong nước khiến giá cả các loại nguyên, nhiên vật liệu đầu vào gia tăng, buộc các doanh nghiệp hoặc tăng giá bán để có vốn tiếp tục quay vòng sản xuất hoặc chấp nhận chịu thiệt để giữ giá giữ chân khách hàng. Trước khó khăn như vậy, nhiều doanh nghiệp không đủ khả năng trụ vững, làm ăn kém hiệu quả, kinh doanh thua lỗ và mất khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Bước sang năm 2010, tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn của chi nhánh có dấu hiệu giảm xuống nhẹ, nợ quá hạn chiếm 3,24% và nợ xấu chiếm 1,93% tổng dư nợ cho vay DNNVV. Điều này là do trong năm 2010, chi nhánh đã tập trung nhiều thời gian và công sức để xác định nguyên nhân cả khách quan và chủ quan gây tăng tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn, đồng thời áp dụng nhiều biện pháp hành chính, kinh tế, phát mãi TSĐB tiền vay để thu hồi nợ.
2.5: Thực trạng công tác thẩm định cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Sacombank Khánh Hòa: