Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Khánh Hòa (Trang 61)

Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh cũng là thẩm định nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng nên phải tuân thủ theo các bước trên của quy trình thẩm định tín dụng, trong đó đi sâu làm rõ các nội dung sau:

 Thẩm định tư cách, năng lực pháp lý của khách hàng và quan hệ của khách hàng với các TCTD:

Thẩm định tư cách, năng lực pháp lý của khách hàng:

Khách hàng muốn vay vốn phải có đủ điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật. Theo quy định, khách hàng là tổ chức muốn được xem xét cho vay thì trước hết phải có năng lực pháp luật dân sự. Do đó điều đầu tiên cần thẩm định về khách hàng chính là tình trạng pháp lý của các loại giấy tờ sau: Giấy phép đăng ký kinh doanh/ Giấy phép đầu tư; Mã số thuế; Điều lệ doanh nghiệp; Quyết định bổ nhiệm người đại diện theo pháp luật; Chứng chỉ hành nghề (đối với các ngành nghề có quy định); CMND người đại diện pháp luật; Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng; … để kiểm tra hồ sơ pháp lý của khách hàng theo quy định có đầy đủ, hợp lệ và còn hiệu lực không, hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế có phù hợp theo giấy phép kinh doanh không. Từ đó đánh giá khách hàng có đủ điều kiện pháp lý để vay vốn theo quy định không.

Thẩm định quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng:

 Quan hệ với Sacombank:

Dựa vào hồ sơ lưu trữ ở chi nhánh để xác định mức độ thường xuyên quan hệ tín dụng của khách hàng với Sacombank. Xem xét đây có phải là lần đầu khách hàng quan hệ với Sacombank hay khách hàng đã từng có quan hệ tín dụng nhiều lần với ngân hàng; nếu có thì khoản vay là bao nhiêu, mục đích sử dụng vốn vay là gì, dư nợ hiện tại là bao nhiêu, tình hình thanh toán nợ vay của khách hàng có tốt không, có nợ quá hạn tại ngân hàng không, khách hàng được xếp loại gì,...

 Quan hệ với các tổ chức tín dụng khác:

Thu thập thông tin tín dụng (CIC) từ Ngân hàng trung ương về khách hàng và căn cứ vào những thông tin khách hàng cung cấp để nắm được quá trình giao

dịch tín dụng của khách hàng tại các TCTD khác. DN đang được các TCTD cấp mức tín dụng là bao nhiêu, trong đó bao nhiêu là tín dụng ngắn hạn, bao nhiêu là tín dụng trung dài hạn; dư nợ hiện tại của khách hàng tại các TCTD trên còn lại bao nhiêu, có đủ tiêu chuẩn không; tài sản dùng để bảo đảm khoản vay là gì; trong quá trình quan hệ tín dụng, khách hàng có thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi đúng hạn, uy tín không,…

Từ những yếu tố trên CBTD đánh giá khách hàng có quá trình giao dịch tín dụng với Sacombank và các TCTD khác có uy tín không, có đủ tin cậy về mặt lịch sử giao dịch để cho vay lần này không.

 Thẩm định tình hình hoạt động:

Tình hình tài sản cố định:

Trước hết cần thẩm định tình hình TSCĐ của doanh nghiệp, bao gồm: tình trạng văn phòng, nhà xưởng, kho bãi, tình trạng máy móc thiết bị của doanh nghiệp. CBTD yêu cầu khách hàng cung cấp bảng kê, các giấy tờ liên quan tới TSCĐ của doanh nghiệp và tiến hành xuống cơ sở sản xuất để xác minh thực tế, đánh giá tình hình TSCĐ. Đối với TSCĐ là BĐS như văn phòng, nhà xưởng, nhà kho, nhà cho công nhân, … CBTD ước lượng diện tích và kiểm tra các BĐS đó có thuộc sở hữu của khách hàng hay không, sau đó đánh giá tình trạng hiện tại và chất lượng còn lại của các BĐS đó. Đối với TSCĐ là các máy móc thiết bị thì CBTD cần thẩm định máy móc đó do nước nào sản xuất, sản xuất năm nào, công suất thiết kế và công suất sử dụng là bao nhiêu, tình trạng hiện tại của các máy móc đó như thế nào. Căn cứ vào ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh mà khách hàng đang hoạt động, CBTD đánh giá TSCĐ có phù hợp với quy mô hoạt động của khách hàng không, đồng thời kiểm tra tính đồng bộ của dây chuyền máy móc thiết bị và mức hiện đại của công nghệ so với bình quân ngành. Bên cạnh đó CBTD kiểm tra doanh nghiệp có khả năng đáp ứng được các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về môi trường và phòng cháy chữa cháy không; kiểm tra tài sản có được mua bảo hiểm không, nếu có thì khách hàng mua bảo hiểm đầy đủ hay chỉ mua một phần.

Qua việc thẩm định chi tiết các yếu tố trên, CBTD có thể đánh giá một cách tổng quát tình hình TSCĐ của khách hàng, đánh giá được tình trạng sử dụng hiện tại của nhóm tài sản này và đánh giá được DN có chú trọng đến công tác đầu tư vào TSCĐ, cải tiến dây chuyền sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm hay không.

Hàng hóa, nguyên liệu, vật tư và các nhà cung cấp chủ yếu:

Hàng hóa, nguyên liệu, vật tư là những yếu tố đầu vào tác động trực tiếp tới tình hình hoạt động của khách hàng, do đó CBTD cần thẩm định loại nguyên liệu, hàng hóa chủ yếu mà khách hàng sử dụng để đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh; ước lượng mức hàng hóa, nguyên liệu trung bình hàng năm khách hàng sử dụng là bao nhiêu; với số lượng hàng hóa trên, DN mua từ nhiều nhà cung cấp hay chỉ mua tập trung ở một vài nhà cung cấp chủ yếu; khách hàng sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước hay phải nhập khẩu. Từ đó CBTD đánh giá mức độ phụ thuộc của khách hàng vào nhà cung cấp nguyên vật liệu là cao, thấp hay ở mức trung bình; xác định được nguồn nguyên vật liệu cung cấp có ổn định không, được cung cấp thường xuyên hay theo mùa vụ, đồng thời thẩm định xem nguyên vật liệu có sản phẩm nào khác thay thế hay không. Ngoài ra, CBTD đánh giá phương thức thanh toán của khách hàng đối với nhà cung cấp. Qua những thông tin trên CBTD có thể xem xét mức độ chủ động của khách hàng đối với nguồn nguyên vật liệu đầu vào, cũng như ước lượng mức độ rủi ro có thể xảy ra cho việc khan hiếm nguyên liệu đối với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Thị trường tiêu thụ và kênh phân phối:

Cán bộ thẩm định cần xác định thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của khách hàng là trong nước hay nước ngoài, đó là những tỉnh thành hay quốc gia nào, tỷ trọng đóng góp của từng thị trường tiêu thụ vào doanh thu của doanh nghiệp là bao nhiêu; tổ chức hay cá nhân nào là những khách hàng tiêu thụ chính; doanh nghiệp tự phân phối hay phân phối thông qua đơn vị trung gian bán buôn, bán lẻ? Xem xét sản phẩm của doanh nghiệp có tính khả mại trên thị

trường ở mức cao, thấp hay trung bình; DN có khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường ở mức độ nào, kênh phân phối hiện tại đã phù hợp với ngành nghề kinh doanh của khách hàng chưa, doanh nghiệp phụ thuộc nhiều hay ở mức tương đối vào kênh phân phối, và khách hàng chủ yếu thanh toán của phương thức nào. Đồng thời CBTD cần tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh của khách hàng để có thể đánh giá một cách tổng quát tình hình tiêu thụ và phân phối sản phẩm của khách hàng.

Tình hình nhân sự, quản lý:

Trong một công ty, hoạt động sản xuất kinh doanh có được tiến hành suôn sẻ hay không phụ thuộc rất lớn vào nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực cấp cao. Do đó khi thẩm định tình hình hoạt động của khách hàng, cán bộ thẩm định cần tìm hiểu trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc trong ngành cũng như kinh nghiệm điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh của Ban lãnh đạo công ty đồng thời đánh giá khả năng nhanh nhạy nắm bắt thị trường của ban điều hành, quản lý. Một đội ngũ lãnh đạo có trình độ, kinh nghiệm và linh hoạt trước biến động kinh tế xã hội sẽ giúp chèo lái công ty hoạt động hiệu quả.

Bên cạnh đó, CBTD cần đánh giá cơ cấu tổ chức quản lý tại doanh nghiệp, nắm được số lượng lao động tại doanh nghiệp, trong đó có bao nhiêu lao động gián tiếp, lao động trực tiếp và lao động có tay nghề,… và mức lương trung bình của nhân viên tại công ty có bằng mức trung bình của ngành không, hay cao hơn, thấp hơn? Doanh nghiệp có thực hiện tốt các quy định về ATLĐ và thanh toán đầy đủ lương, bảo hiểm cho nhân viên không. Mục đích của việc thẩm định này là nhằm để đánh giá liệu với quy mô và trình độ lao động như hiện tại DN đã đáp ứng được yêu cầu của công việc và ngành nghề hoạt động chưa, cũng như DN có giải quyết tốt mối quan hệ với nhân viên không, người lao động có thỏa mãn với công việc và tự nguyện đóng góp cho hoạt động của công ty không.

Đánh giá môi trường sản xuất kinh doanh, rủi ro ngành:

Ngoài các yếu tố trên thì cán bộ thẩm định cần đánh giá thêm những yếu tố tác động lên môi trường sản xuất kinh doanh của khách hàng cũng như những rủi ro mà

doanh nghiệp có thể gặp phải, bao gồm: chính sách quản lý của Nhà nước và những tác động của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế lên ngành nghề mà khách hàng đang hoạt động, những rủi ro liên quan đến ngành kinh doanh như: bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, hoặc sự khan hiếm nguyên vật liệu không có khả năng thay thế,…

 Thẩm định tình hình kinh doanh – tài chính:

Để thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp, ngân hàng dựa vào số liệu trong các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp. Tuy nhiên đối với các DNNVV do BCTC thiếu minh bạch và chưa có độ tin cậy cao, nên CBTD sau khi xác minh thực tế sẽ tiến hành hiệu chỉnh và lập lại BCTC mới cho phù hợp với chuẩn mực kế toán và tình hình sản xuất kinh doanh thực tế tại doanh nghiệp, trên cơ sở đó tiến hành phân tích các yếu tố sau:

Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh:

Bảng 2.7: Bảng phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng:

Chênh lệch năm N/N-1 Chỉ tiêu Năm N-1 Tỷ lệ %/DT Năm N Tỷ lệ %/DT % +/-

Doanh thu thuần Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp Chi phí bán hàng Chi phí quản lý DN Lãi, lỗ tài chính Lợi nhuận trước thuế Thuế thu nhập DN Lợi nhuận sau thuế

Căn cứ vào số liệu ở bảng 2.7, CBTD tiến hành phân tích biến động về doanh thu/ chi phí/ lợi nhuận của khách hàng so với kỳ trước, nêu xu hướng biến động và

lý giải nguyên nhân có sự biến động đó, sau đó đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hay không.

Phân tích các khoản mục trên bảng Cân đối kế toán:

Bảng 2.8: Bảng phân tích các chi tiêu trên Bảng CĐKT của khách hàng:

Khoản mục Năm N-1 Năm N Tăng/ giảm Tổng tài sản Tài sản ngắn hạn Tồn kho

Các khoản phải thu

-Trong đó:+ Phải thu khách hàng và trả trước người bán

+ Phải thu khó đòi Vốn chủ sở hữu

Các khoản phải trả

- Trong đó:+ Phải trả người bán và người mua ứng tiền trước

Vay ngân hàng

Chênh lệch nguồn vốn - Sử dụng vốn trung dài hạn

Trong đó:

Các khoản phải trả = Tổng nợ phải trả - Vay ngắn hạn - Vay dài hạn Vay ngân hàng = Vay ngắn hạn + Vay dài hạn

Chênh lệch nguồn vốn – Sử dụng vốn trung dài hạn = Tổng VCSH + Tổng nợ dài hạn + Tổng nợ khác - Tổng TSDH Chênh lệch nguồn vốn – Sử dụng vốn trung dài hạn còn được gọi là vốn luân chuyển.

CBTD tiến hành phân tích các chỉ tiêu trên Bảng CĐKT và đánh giá cơ cấu tài sản – nguồn vốn của khách hàng đã phù hợp với ngành nghề đang kinh doanh không, đánh giá sự biến động tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp trong 2 năm gần nhất và lý giải nguyên nhân có sự tăng giảm đó, sau đó đưa ra nhận xét về tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp.

Phân tích các chỉ số tài chính:

Cán bộ tín dụng sẽ tiến hành phân tích các chỉ số tài chính sau: khả năng thanh toán hiện thời, khả năng thanh toán nhanh, số ngày tồn kho bình quân, số ngày phải thu bán hàng bình quân, số ngày chiếm dụng vốn người bán bình quân, vòng quay vốn lưu động, tỷ số nợ, lãi ròng/doanh thu, lãi ròng/vốn chủ sở hữu (ROE), lãi ròng/tổng tài sản (ROA).

Bảng 2.9: Bảng phân tích các chỉ số tài chính của khách hàng:

Các chỉ số tài chính Năm N-1 Năm N Tăng/ Giảm

Khả năng thanh toán hiện thời (lần) Khả năng thanh toán nhanh (lần) Số ngày tồn kho bình quân (ngày)

Số ngày phải thu bán hàng bình quân (ngày) Số ngày chiếm dụng người bán bình quân (ngày) Vòng quay vốn lưu động (vòng)

Tỷ số nợ (%)

Lãi ròng/doanh thu (%)

Lãi ròng/vốn chủ sở hữu (ROE) (%) Lãi ròng/tổng tài sản (ROA) (%)

Trong đó:

- Số ngày chiếm dụng vốn người bán bình quân hay Thời gian thanh toán công nợ = (Số ngày trong kỳ x Phải trả người bán)/Giá vốn hàng bán

- Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần/Vốn luân chuyển

Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

Bảng 2.10: Bảng phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của khách hàng:

Khoản mục Năm N

Tiền và các khoản tương đương tiền đầu kỳ

Chênh lệch dòng tiền thu, chi từ hoạt động SXKD Chênh lệch dòng tiền thu, chi từ hoạt động đầu tư Chênh lệch dòng tiền thu, chi từ hoạt động tài chính Tiền và các khoản tương đương tiền cuối kỳ

Dựa trên số liệu bảng 2.10, CBTD đánh giá tính hiệu quả của khả năng tạo tiền và sử dụng tiền của doanh nghiệp thông qua việc đánh giá dòng tiền thu vào chủ

yếu là từ hoạt động nào, có phải là từ hoạt động chính của doanh nghiệp là SXKD hay không, DN có chi tiền đầu tư cải tiến MMTB, dây chuyền công nghệ hay không…,

 Đánh giá nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng:

Nhu cầu cấp hạn mức tín dụng:

Đối với những doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn phát sinh thường xuyên, liên tục, có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định vững chắc, có uy tín trong giao dịch thanh toán, có tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh thì được đề xuất cấp tín dụng theo hạn mức.

Bảng 2.11: Bảng tính nhu cầu cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng:

TT Khoản mục Đơn vị Kỳ thực hiện Kỳ kế hoạch Tăng/ giảm

1 Doanh thu kế hoạch Trđ

2 Tỷ lệ giá vốn hàng bán/doanh thu % 3 Giá vốn hàng bán (1x2) Trđ 4 Thời gian luân chuyển hàng tồn kho Ngày 5 Thời gian thu hồi công nợ Ngày 6 Thời gian thanh toán công nợ Ngày 7 Thời gian thiếu hụt nguồn tài trợ

(4+5-6)

Ngày 8 Nhu cầu vốn lưu động (7x3/365) Trđ

9 Vốn tự có tham gia Trđ

10 Vốn huy động khác Trđ

11 Vay bổ sung VLĐ tại các TCTD khác

Trđ

12 Vay bổ sung VLĐ max tại Sacombank (8-9-10-11) Trđ Hạn mức tín dụng = Nhu cầu vốn lưu động kỳ kế hoạch - Nguồn vốn kinh doanh ngắn hạn tự có - Vốn huy động khác - Vay bổ sung VLĐ tại các TCTD khác

Bảng 2.12: Bảng đánh giá hiệu quả kinh doanh kỳ kế hoạch:

Khoản mục Diễn giải

Doanh thu (Triệu đồng) Tổng chi phí (Triệu đồng) Hiệu quả kế hoạch kinh doanh

Lợi nhuận (Triệu đồng)

Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu (%)

CBTD thẩm định tính hợp lý, hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh đồng thời đánh giá khả năng thực hiện doanh số kỳ kế hoạch của khách hàng, trên cơ sở đó đánh giá nhu cầu cấp HMTD cho khách hàng và đánh giá nguồn trả nợ vay. Thông thường nguồn trả nợ vay của khách hàng là từ lợi nhuận kinh doanh và khấu

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Khánh Hòa (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)