(1) Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng TMĐT ở Việt
Nam của tác giả Nguyễn Anh Mai, luận văn thạc sỹ, 2007
Tác giả Nguyễn Anh Mai đã xác định những nhân tố tác động đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng TMĐT ở Việt Nam đối với nhóm người đã từng tham gia giao dịch TMĐT dựa theo mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) và mô hình chấp nhận sử dụng Thương mại điện tử (e-CAM) bao gồm: Nhận thức sự tính hữu ích, Nhận thức tính dễ sử dụng, Nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến, Nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm/dịch vụ, Nhận thức tính thuận tiện trong thanh toán. Trong đó, thành phần thanh toán thuận tiện có ảnh hưởng mạnh nhất đến thái độ mua hàng.
Nguồn: [15].
Hình 1.11 Mô hình yếu tốảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng
TMĐT ở Việt Nam
(2) Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng điện
tử qua mạng của tác giả Hoàng Quốc Cường, luận văn thạc sỹ, 2010
Nhận thức sự hữu ích
Nhận thức tính dễ sử dụng
Nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến Nhận thức ro liên quan đến
sản phẩm/dịch vụ rủi
Tác giả Hoàng Quốc Cường đã xác định những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng điện từ qua mạng, dựa trên mô hình chấp nhận công nghệ thông tin hợp nhất (UTAUT), mô hình chấp nhận sử dụng Thương mại điện tử (E-Cam) và mô hình chấp nhận công nghệ mở rộng TAM cho WWW làm cơ sở bao gồm: Mong đợi về giá, Nhận thức tính dễ sử dụng, Ảnh hưởng xã hội, Nhận thức rủi ro khi sử dụng và Cảm nhận sự thích thú. Trong đó, mong đợi về giá có tác động mạnh nhất đến ý định mua hàng điện tử qua mạng.
Nguồn: [6].
Hình 1.12 Mô hình yếu tốảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng điện tử qua mạng
(3) Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng đối với hình thức đặt phòng khách sạn trực tuyến tại Thái Lan của tác giả Tachchaya Chatchotitham & Varanya
Soponprapapon, 2011
Taychaya Chatchotitham và Varanya Sopoprapapon đã mở rộng mô hình TAM để khảo sát vai trò của lòng tin cậy trong hành vi đặt phòng khách sạn qua mạng của khách du lịch. Bên cạnh yếu tố Nhận thức sự hữu ích và Nhận thức tính dễ sử dụng, các tác giả đề xuất đưa vào mô hình yếu tố lòng tin cậy. Cụ thể là lòng tin cậy sẽ tác động tích cực đến thái độ của khách du lịch trong hành vi đặt phòng khách sạn trực
Mong đợi về giá
Nhận thức tính dễ sử dụng Ảnh hưởng xã hội Cảm nhận sự thích thú Nhận thức rủi ro khi sử dụng Ý định sử dụng dịch vụ mua hàng điện tử qua mạng Giới tính, tuổi, thu nhập
tuyến. Đồng thời, thái độ, ý định và hành vi mua hàng trực tuyến, cụ thể là đặt phòng khách sạn qua mạng có mối quan hệ thuận chiều với nhau.
Nguồn: [40].
Hình 1.13 Mô hình yếu tốảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng đối với hình thức đặt phòng khách sạn trực tuyến tại Thái Lan
(4) Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận hình thức đặt phòng khách sạn online tại Malaysia của tác giả Intan Salwani Mohamed và đồng sự,
2012
Dựa trên cở sở mô hình chấp nhận công nghệ TAM làm nền tảng, các tác giả đã xác định những yếu tố tác động lên thái độ chấp nhận hình thức đặt phòng khách sạn trực tuyến bao gồm: Sự thành thạo internet, Cảm nhận tính hữu dụng, Cảm nhận tính dễ sử dụng và Cảm nhận niềm tin. Trong đó, cảm nhận tính hữu dụng là yếu tố có tác động mạnh nhất lên thái độ chấp nhận hình thức đặt phòng khách sạn trực tuyến của người tiêu dùng
Nguồn: [31].
Hình 1.14 Mô hình yếu tốảnh hưởng đến thái độ chấp nhận hình thức đặt phòng khách sạn trực tuyến tại Malaysia
Nhận xét chung về các nghiên cứu trước đây:
Khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng các sản phẩm công nghệ thông tin thường sử dụng các lý thuyết, mô hình chấp nhận công nghệ như TAM,
Nhận thức tính dễ sử dụng Nhận thức sự hữu ích Lòng tin cậy Thái độ hướng đến sử dụng Ý định sử dụng Hành vi sử dụng Nhận thức tính dễ sử dụng Nhận thức sự hữu ích Sự tin tưởng Mức độ thành thạo Internet Thái độ sử dụng
TRA, TPB, E-Cam và phương pháp hồi quy đa biến để kiểm định mối quan hệ thuận chiều / trái chiều giửa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Tuy nhiên, do sự khác biệt giữa phạm vi và nội dung đề tài cũng như những đặc thù về kinh tế, xã hội ở thời điểm nghiên cứu mà các nghiên cứu trước đây ngoài các đóng góp mang tính chất tham khảo cho đề tài thì chúng vẫn có những khoảng cách nhất định với đề tài nghiên cứu.
Từ các mô hình chấp nhận công nghệ ở trên, đặc biệt là mô hình chấp nhận công nghệ TAM, đề tài sẽ được tiến hành nghiên cứu thêm và từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu.