Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Mode l TAM)

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ đặt phòng khách sạn qua mạng của khách du lịch nội địa (Trang 31)

Mô hình TAM được xây dựng dựa trên sự phát triển từ thuyết hành động hợp lý TRA. Trên cơ sở của thuyết TRA, mô hình TAM khảo sát mối liên hệ và tác động của các yếu tố liên quan: tin tưởng, thái độ, ý định và hành vi trong việc chấp nhận công nghệ thông tin của người sử dụng [27].

Thái độ

Niềm tin đối với các thuộc tính của sản phẩm

Niềm tin đối với các thuộc tính của sản phẩm

Đo lường niềm tin đối với các thuộc tính của

sản phẩm

Niềm tin đối với những người ảnh hưởng sẽ nghĩ

rằng tôi nên hay không

nên sử dụng sàn phẩm Chuẩn chủ quan

Ý định hành vi

Hành vi thực sự

Nguồn: [28]

Hình 1.9 Mô hình chấp nhận công nghệ TAM

Có 3 yếu tố cần quan tâm cấu thành nên mô hình chấp nhận công nghệ TAM bao gồm:

1.3.2.1 Nhận thức sự hữu ích (Perceive Usefulness- PU)

- Khái niệm: “Là mức độ mà một người tin rằng sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ nâng cao kết quả thực hiện của họ” [15].

- Yếu tố cấu thành biến nhận thức sự hữu ích:

Giao tiếp (communication): Tầm quan trọng của sự giao tiếp trong việc vận hành một hệ thống thông tin đã được các nhà nghiên cứu trước đây thừa nhận. Thật vậy, nếu thiếu thông tin thì không thể liên kết các chủ thể hoạt động lại với nhau. Nếu có thông tin thì mọi người đang hoạt động tại nhiều bộ phận khác nhau trong cùng một tổ chức mới hiểu nhau và hành động hướng đến mục tiêu chung [27].

Chất lượng hệ thống (system quality): Không ngừng nâng cao chất lượng hệ thống sẽ giúp việc khai thác hệ thống thông tin đạt hiệu quả hơn.

Chất lượng thông tin (information quality): Đó chính là chất lượng đầu ra của hệ thống thông tin: tin cậy, đầy đủ, kịp thời.

Chất lượng dịch vụ (service quality): Có bảo hiểm, tin cậy, có tính phản hồi. Sự phù hợp giữa công nghệ và công việc (task-technology fit): Nhằm đem đến cho người dùng sự tiện lợi nhất trong việc sử dụng hệ thống thông tin [33].

1.3.2.2 Nhận thức tính dễ sử dụng (Perceive Easy of Use- PEU)

- Khái niệm: “Là mức độ mà một người tin rằng sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ không cần nỗ lực” [34].

- Yếu tố cấu thành biến Nhận thức tính dễ sử dụng: Lợi ích cảm nhận (PU) Sự dễ sử dụng cảm nhận (PEU) Dự định Hành vi (BI) Sử dụng thật sự (AU) Thái độ hướng đến việc sử dụng (ATU) Biến bên ngoài

Việc một người sử dụng máy tính tin vào khả năng thực thi một công việc trên máy tính một cách dễ dàng tùy thuộc rất nhiều vào thiết kế giao diện của máy tính, các chương trình huấn luyện cách sử dụng máy tính, ngôn ngữ thể hiện, phần mềm cài đặt trên máy tính[23].

1.3.2.3 Thái độ hướng đến việc sử dụng

“Là cảm giác tích cực hay tiêu cực (có tính ước lượng) về việc thực hiện hành vi mục tiêu” [33].

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ đặt phòng khách sạn qua mạng của khách du lịch nội địa (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)