HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ đặt phòng khách sạn qua mạng của khách du lịch nội địa (Trang 87)

Mặc dù kết quả nghiên cứu đã có những đóng góp nhất định trong việc xác định được vai trò của các yếu tố liên quan đến việc chấp nhận sử dụng TMĐT, qua đó doanh nghiệp có thể vận dụng để tổ chức mô hình TMĐT phù hợp, tuy nhiên, cũng như các nghiên cứu khác, nghiên cứu này vẫn còn một số hạn chế nhất định cụ thể sau:

4.5.1 Hạn chế thứ nhất:

Với nghiên cứu này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu vào đối tượng là những người đã từng tham gia mua bán trên mạng hoặc có ý định sử dụng kênh mua bán này nên phạm vi đối tượng nghiên cứu đã bị giới hạn. Nghiên cứu chưa đề cập đến những động cơ nào thúc đẩy người tiêu dùng tìm hiểu và thực hiện giao dịch đặt phòng thông qua kênh mua bán điện tử này. Kiến nghị để hoàn thiện nghiên cứu sẽ là nên đưa vào thang đo nhiều thành phần tác động hơn cho nhiều nhóm đối tượng hơn để đánh giá toàn diện các yếu tố ảnh hưởng đến ý định đặt phòng khách sạn trực tuyến của khách du lịch nội địa .

4.5.2 Hạn chế thứ hai:

Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện và kích thước mẫu tương đối nhỏ nên khả năng khái quát hóa không cao. Ngoài ra, tác giả chỉ tiến hành điều tra, khảo sát trực tuyến, do đó, tính trung thực về chất lượng đối tượng trả lời đảm bảo bị hạn chế.

Điều này dẫn đến việc nghiên cứu sẽ không phản ánh đầy đủ và chính xác các nhận thức, đánh giá về việc đặt phòng khách sạn nói riêng và Thương mại điện tử nói chung. Nghiên cứu tiếp theo nên chọn mẫu theo xác suất và có phân lớp đối tượng sẽ cho khả năng khái quát hóa cao hơn.

4.5.3 Hạn chế thứ ba:

Nghiên cứu tập trung xem xét năm nhân tố tác động đến thái độ và ý định sử dụng TMĐT của người dùng, mô hình chỉ giải thích được 34.8% sự biến thiên của các biến số nghiên cứu đến thái độ sử dụng dịch vụ đặt phòng khách sạn của khách du lịch nội địa. Như vậy, còn 65.2% sự biến thiên của các biến số bên ngoài của mô hình đến thái độ sử dụng dịch vụ chưa được đề cập trong mô hình nghiên cứu đề xuất. Vấn đề này cũng được đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt:

[1]Agoda, Giới thiệu về Agoda, truy cập ngày 25 tháng 08 năm 2013, từ

http://www.agoda.com/vi-vn/info/

[2]Bộ Công Thương (2011, 2012), Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2011, 2012, Hà Nội.

[3]Booking.com, Giới thiệu về Booking.com, truy cập ngày 25 tháng 08 năm 2013, từ http://www.booking.com/content/

[4]Chudu24, Giới thiệu về Chudu24, truy cập ngày 25 tháng 08 năm 2013, từ

http://www.chudu24.com/noi-ve-chudu24.html

[5]Công ty đầu tư xây dựng và hợp tác quốc tế Hùng Vương, (2007), Báo cáo tổng hợp đề tài nhánh Thử nghiệm TMĐT trong kinh doanh một số dịch vụ du lịch, Hà Nội

[6]Hoàng Quốc Cường (2010), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng điện tử qua mạng, Luận văn thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, Đại học Bách khoa, TP. Hồ Chí Minh.

[7]Dương Thị Hải Dương (2012), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của khách hàng trên địa bàn thành phố Huế”, Tạp chí Khoa học, 72B(30), tr. 263 – 274.

[8]DNSG Online, Cơ hội cho các dịch vụ đặt phòng khách sạn trực tuyến, truy cập ngày 24 tháng 08 năm 2013, từ http://www.doanhnhansaigon.vn/online/kinh- doanh/tu-van-thuong-mai/2012/12/1070010/co-hoi-cho-cac-dich-vu-dat-phong- khach-san-truc-tuyen/

[9]Expedia, Giới thiệu về Expedia, truy cập ngày 25 tháng 08 năm 2013, từ

http://www.expedia.com.vn/p/about.htm

[10] Lê Thế Giới và Lê Văn Huy (2006),Mô hình nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến ý định và quyết định sử dụng thẻ ATM tại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng Hà Nội, 4(2), tr. 14 – 21.

[11] Nguyễn Văn Hóa, Thương mại điện tử - Phương tiện hội nhập toàn cầu, Truy cập ngày 21 tháng 08 năm 2013, từ http://fct.iuh.edu.vn/detail@122-65- Thuong-mai-dien-tu---Phuong-tien-hoi-nhap-toan-cau.html

[12]Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (2012), Chỉ số thương mại điện tử 2012, Hà Nội.

[13]Phạm Minh Huyền (2009), Các vấn đề bảo mật trong TMĐT và giải pháp,

Luận văn thạc sỹ Công nghệ thông tin, Đại học Công nghệ, Hà Nội.

[14] Ivivu, Giới thiệu về Ivivu, truy cập ngày 25 tháng 08 năm 2013, từ

http://www.ivivu.com/gioi-thieu-42-vi.html

[15]Nguyễn Anh Mai (2007), Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi sử dụng thương mại điện tử, Luận văn thạc sỹ kinh tế,Đại học kinh tế, TP. Hồ Chí Minh.

[16] Trần Công Nghiệp (2008), Bài giảng Thương mại điện tử, Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Thái Nguyên.

[17] Phòng Thương mại và Công Nghiệp Việt Nam (2011), Báo cáo điều tra cộng đồng doanh nghiệp về các vấn đề hội nhập ngành du lịch, khách sạn, Hà Nội.

[18] Võ Vân Lan Phương (2012), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến trung thành thái độ và dự định mua sắm trực tuyến, Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Đại học Bách Khoa, TP. Hồ Chí Minh.

[19] Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống Kê, Hà Nội.

[20] Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Thống kê ứng dụng trong kinh tế - xã hội, NXB Thống Kê, Hà Nội.

[21] Voer, Các mô hình kinh doanh B2B, truy cập ngày 20 tháng 08 năm 2013, từ

http://voer.edu.vn/module/cac-mo-hinh-kinh-doanh-b2b

[22]W&S Market Search (2013), Internet và du lịch trong nước, Vinaresearch, TP. Hồ Chí Minh.

II. Tiếng Anh:

[23]Abdul Rahim Abu Bakar and Fariza Hashim (2008), “The Determinants of Online Hotel Reservations among University Staffs”, Communications of the IBIMA, 4(1), pp. 13-20.

[24]Alex Bainbridge (2003), Hotel booking process design & usability, Travel UCD, Hospitality Report, UK.

[25]Ajzen, I. & Fishbein, M. (1975), Belief, Attitude, Intention, and Behavior: An Introduction to Theory and Research, Retrieved on 18/08/2013 from

http://people.umass.edu/aizen/f&a1975.html

[26]Burns, J. (2000), Understanding and maximizing a hotel’s electronic distribution options, retrieved on 18, August,2013, from http://www.hotel- online.com/News/PressReleases2000_4th/Oct00_ElectronicDistrib.html

[27]Davis F.D. (1985), A Technology Acceptance Model for Empirically Testing New End-User Information Systems: Theory and Results, Doctoral dissertation, Sloan School of Management, MIT.

[28]Davis, F.D., (1989), “Perceived usefulness, perceived ease of use, and user acceptance of information technology”, MIS Quarterly, 13(3), pp. 319-340.

[29]Euromonitor International (2011, 2012), Travel Accommodation – Vietnam 2011, 2012, Hospitality Research Report, Vietnam.

[30]Grant Thornton Vietnam (2011), Report Overview Vietnam Hotel Survey 2011, Hospitality Research Report, Vietnam.

[31]Intan Salwani Mohamed and partners (2012), “Investigating the Antecedents of Online Reservation Acceptance in Malaysian Higher Institutions”, Advances in Natural and Applied Sciences, 6(8), pp.1521-1531,

[32]Isaac J. Gabriel (2007), Perceptions of Online Risks, Doctoral Thesis, Nova Southeastern University, US.

[33]Joongho Ahn, Jinsoo Park & Dongwon Lee (2000), On the explanation of factors affecting e-Commerce adoption (ECAM), Carlson School of Management, University of Minnesota.

[34]McCloskey, D., (2006), “The importance of ease of use, usefulness, and trust to online consumers: An examination of the technology acceptance models with older consumers”, Journal of organizational and End user computing, 18(3), pp. 47-65.

[35]M. Laroche, J. Bergeron and C. Goutaland (2003), “How intangibility affects perceived risk: The moderating role of knowledge and involvement”, Journal of Services Marketing, 17(2), pp. 122 -140

[36]Pauline Ratnasingam (2012), “Customer’s Trust Indicators in the Online Hotel”, International Journal of Business, Humanities and Technology, 2(2),pp. 192- 198.

[37]Peter O’Connor (2004), Distribution channels and e-commerce, Handbook of Hospitality Marketing Management, USA.

[38]Sabre Hospitality, Central reservation system - Innovative Technology That Keeps your Hotels Connected, retrieved on 21 August, 2013, from

http://www.sabrehospitality.com/central-reservation-systems.php

[39] Statisticbrain, Internet Travel Hotel Booking Statistics, retrieved on 26 August 2013, from http://www.statisticbrain.com/internet-travel-hotel- booking-statistics/

[40] Tachchaya Chatchotitham & Varanya Soponprapapon (2011), Consumer Behavior of Thai People Toward Hotel Reservation Online, Master Thesis, Marladalen University, Thailand.

[41] USAToday, The Advantages of Online Reservations, retrieved on 11 August 2013, from http://traveltips.usatoday.com/advantages-online- reservations-63078.html

[42] Eziearticles, Online Hotel Reviews: Advantages and Disadvantages, retrieved on 10 August 2013, from http://ezinearticles.com/?Online-Hotel- Reviews:-Advantages-and-Disadvantages&id=6263484

[43] Wearesocial, Social, Digital and Mobile in Vietnam, retrieved on 22

August, 2013, from http://wearesocial.net/tag/vietnam/

[44]Wikipedia, Global Internet Usage, retrieved on 19 August, 2013, from

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM

Xin chào Anh/Chị!

Tôi là Võ Thái Minh, học viên Cao học ngành Quản trị kinh doanh thuộc Trường ĐHNT. Hiện nay tôi đang thực hiện một nghiên cứu về TMĐT, cụ thể là nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ đặt phòng khách sạn qua mạng của khách du lịch nội địa”. Là chuyên gia/nhân viên quản lý trong lĩnh vực thương mại điện tử của ngành du lịch khách sạn, xin Anh/Chị hãy dành chút thời gian cho cuộc phỏng vấn của chúng tôi.

Xin chân thành cám ơn Anh/Chị.

1. Theo Anh/Chị, tham gia đặt phòng khách sạn qua mạng sẽ được lợi ích gì? 2. Những nguyên nhân làm khách hàng quyết định tham gia đặt phòng khách sạn

qua mạng?

3. Anh/Chị đánh giá thế nào về tính hữu dụng của đặt phòng khách sạn qua mạng? 4. Anh/Chị đánh giá như thế nào về tính dễ sử dụng của dịch vụ đặt phòng khách

sạn qua mạng?

5. Theo Anh/Chị, có những loại rủi ro nào liên quan đến giao dịch đặt phòng khách sạn qua mạng?

6. Anh/Chị có nhận xét gì về các hệ thống thanh toán và thói quen thanh toán trong đặt phòng khách sạn qua mạng?

7. Khi đặt phòng khách sạn qua mạng, các trang mạng đặt phòng trực tuyến thường sử dụng hình thức thanh toán nào?

8. Theo Anh/Chị, những yếu tố nào làm khách hàng hài lòng khi đặt phòng khách sạn qua mạng?

9. Anh/Chị thường quan tâm đến những vấn đề gì khi quyết định thực hiện đặt phòng khách sạn qua mạng?

10. Anh/Chị nghĩ gì về hoạt động đặt phòng khách sạn qua mạng hiện nay? Giải thích vì sao?

PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

Xin chào Anh/Chị!

Tôi là Võ Thái Minh, học viên Cao học lớp CHQT2009, ngành Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Nha Trang. Hiện tôi đang thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đặt phòng khách sạn qua mạng của khách du lịch nội địa”.

Xin Anh, Chị vui lòng dành cho tôi một chút thời gian để trả lời bảng câu hỏi bên dưới. Sự đóng góp của Anh/Chị sẽ giúp tôi rất nhiều trong việc hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.

Tôi xin trân trọng mọi ý kiến đóng góp của Anh/Chị và cam kết chỉ dùng kết quả khảo sát này vào mục đích nghiên cứu.

Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ Anh/Chị. Xin chân thành cám ơn.

________________________________________________________________________________________

Phần A: Xin Anh/Chị vui lòng đánh dấu X vào sự lựa chọn của Anh/Chị.

1. Anh/Chị có thường xuyên sử dụng Internet không?

Có Không

2. Xin Anh/Chị cho biết số năm kinh nghiệm sử dụng Internet? Dưới 3 năm

3 – 5 năm 5 – 7 năm

Nhiều hơn 7 năm

3. Lý do Anh/Chị sử dụng internet (Vui lòng chọn những nội dung đúng với anh/chị) --- Công việc / Kinh doanh

--- Học tập

--- Mua sắm / Thu thập thông tin mua sắm --- Giải trí

--- Liên lạc thư điện tử

--- Thu thập thông tin cho nhu cầu cá nhân --- Khác (Vui lòng ghi rõ)

Có Không

(Nếu trả lời “Không”, dừng lại; trả lời “Có”, tiếp tục) 5 Anh/Chị thường đi công tác mấy lần trong năm?

1 lần

2-3 lần

4-5 lần

Nhiều hơn 5 lần

6. Anh/Chị thường đi du lịch mấy lần trong năm?

1 lần

2-3 lần

4-5 lần

Nhiều hơn 5 lần

7. Khi đi công tác / du lịch, Anh/Chị thường tiến hành đặt khách sạn bằng cách nào?

Gọi điện trực tiếp cho khách sạn

Qua đại lý du lịch

Đặt phòng khách sạn trực tuyến Khác (Vui lòng ghi rõ hình thức)

8. Ý định sử dụng dịch vụ đặt phòng khách sạn trực tuyến của Anh /Chị

Hoàn toàn không Hoàn toàn đồng ý

1 2 3 4 5

9. Nếu Anh/Chị đã từng sử dụng dịch vụ đặt phòng, vui lòng cho biết mức độ hài lòng của Anh/Chị

Hoàn toàn không Hoàn toàn hài lòng

1 2 3 4 5

Phần B: Xin Anh/Chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý của mình bằng cách

khoanh tròn vào ô số thích hợp:

2. Không đồng ý 3. Không ý kiến 4. Đồng ý

5. Hoàn toàn đồng ý

STT Ký hiệu Nội dung Mức độ đồng ý

I. Nhận định về tính hữu dụng của việc đặt phòng khách sạn trực tuyến: (tiết kiệm thời gian, tiền bạc, có thêm thông tin về hàng hóa, giá cả,…).

1 PU1 Đầy đủ thông tin sản phẩm 1 2 3 4 5

2 PU2 Không gian, thời gian mua hàng linh hoạt 1 2 3 4 5 3 PU3 Tham khảo được nhiều thông tin trước khi ra quyết định 1 2 3 4 5 4 PU4 Nhiều lựa chọn cho việc ra quyết định 1 2 3 4 5 5 PU5 Tiết kiệm thời gian so với kiểu đặt phòng truyền thống 1 2 3 4 5 6 PU6 Đặt phòng trực tuyến thật sự hữu ích 1 2 3 4 5

II. Nhận định về tính dễ sử dụng của các trang web bán phòng khách sạn trực tuyến:

“Tính dễ sử dụng” được hiểu là mức độ mà một người tin rằng quy trình để đặt phòng khách sạn trực tuyến là dễ dàng, không đòi hỏi người dùng phải có nhiều nỗ lực.

7 PEU1 Quy trình đặt phòng đơn giản, nhanh chóng 1 2 3 4 5 8 PEU3 Dễ dàng thực hiện việc thay đổi hay hủy phòng 1 2 3 4 5 9 PEU4 Dễ dàng tìm kiếm thông tin khách sạn 1 2 3 4 5 10 PEU2 Dễ dàng so sánh các sản phẩm trước khi ra quyết định 1 2 3 4 5 11 PEU5 Giao diện các trang web đặt phòng qua mạng thân thiện,

dễ sử dụng

1 2 3 4 5

12 PEU6 Việc đặt phòng qua mạng dễ dàng thực hiện 1 2 3 4 5

III. Nhận định về một số loại rủi ro liên quan đến hàng hóa/dịch vụ trong đặt phòng khách sạn trực tuyến: “Rủi ro liên quan đến hàng hóa/dịch vụ” được hiểu là các loại rủi ro như: Hàng hóa/dịch vụ không đúng chất lượng như mong muốn,..

13 PRP1 Sản phẩm không giống như quảng cáo trên internet 1 2 3 4 5 14 PRP2 Chất lượng dịch vụ không đảm bảo yêu cầu 1 2 3 4 5 15 PRP3 Thông tin cá nhân không được bảo mật 1 2 3 4 5 16 PRP4 Thông tin tài chính không được bảo mật 1 2 3 4 5 17 PRP5 Mất thêm chi phí cho việc thay đổi khách sạn khi chất

lượng không đảm bảo

1 2 3 4 5

18 PAY1 Quy trình thực hiện thanh toán đơn giản, nhanh chóng 1 2 3 4 5

19 PAY2 Hình thức thanh toán đa dạng 1 2 3 4 5

20 PAY3 Các hình thức thanh toán phù hợp với thói quen của tôi 1 2 3 4 5

21 PAY4 Việc thanh toán khi đặt phòng khách sạn trên mạng nói chung thuận tiện

1 2 3 4 5

V. Nhận định về niềm tin trong mua bán trực tuyến

22 TRUST1 Có niềm tin vào uy tín và thương hiệu trang web đặt phòng khách sạn trực tuyến

1 2 3 4 5

23 TRUST2 Có niềm tin về thương hiệu và uy tín của sản phẩm 1 2 3 4 5

25 TRUST3 Có niềm tin vào hoạt động đặt phòng trực tuyến về hệ thống bảo mật

1 2 3 4 5

VI. Thái độ, ý định đối với việc mua hàng hóa/dịch vụ trực tuyến

26 ATU1 Cảm thấy thích thú với dịch vụ đặt phòng trực tuyến 1 2 3 4 5

27 ATU2 Cảm thấy đặt phòng trực tuyến là một hoạt động tiện lợi và hữu dụng

1 2 3 4 5

28 ATU3 Cảm thấy an tâm khi đặt phòng khách sạn trực tuyến

29 BI1 Chắc chắn đặt phòng khách sạn trực tuyến trong vòng 6 tháng tới

1 2 3 4 5

30 BI2 Có ý định đặt phòng khách sạn trực tuyến trong vòng 6 tháng tới

1 2 3 4 5

31 BI3 Sẽ xem xét ý định đặt phòng khách sạn trực tuyến trong vòng 6 tháng tới

1 2 3 4 5

32 BI4 Sẽ giới thiệu cho bạn bè, người thân về dịch vụ đặt phòng khách sạn trực tuyến

Phần C: Xin Anh/Chị vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân bằng cách khoanh

tròn vào ô số thích hợp(dùng cho mục đích phân loại).

1. Nơi sinh sống Nha Trang 1 TP. Hồ Chí Minh 2 2. Giới tính: Nam 1 Nữ 2 3. Tuổi: Dưới 25 tuổi 1 Từ 25 đến 34 tuổi 2 Từ 35 đến 45 tuổi 3 Trên 45 tuổi 4 4. Trình độ học vấn: Phổ thông 1 Trung cấp – Cao đẳng 2 Đại học 3 Sau đại học 4 5. Nghề nghiệp: Nội trợ 1

Học sinh, sinh viên 2

Nhân viên văn phòng 3

Kỹ sư 4

Chuyên viên kỹ thuật 5

Nhà quản lý 6 Nghề nghiệp khác: 7 6. Thu nhập: Dưới 3 triệu 1 Từ 3 đến 6 triệu 2 Từ 6 đến 10 triệu 3

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ đặt phòng khách sạn qua mạng của khách du lịch nội địa (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)