Chương ba đã trình bày nội dung thống kê mô tả mẫu nghiên cứu theo nơi sinh sống, giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập bình quân/tháng và tiến hành kiểm định thang đo các nhân tố trong mô hình bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha.
Thông tin từ mẫu quan sát cho thấy, đối tượng khảo sát là thành phần trẻ tuổi, tập trung trong khoảng 25 – 35 tuổi. Tất cả đều có kinh nghiệm sử dụng Internet và phần lớn đều có kinh nghiệm trong việc đặt phòng khách sạn qua mạng.
Sau khi tiến hành bằng hệ số Cronbach Alpha, kết quả cho thấy các thang đo đều đạt yêu cầu, ngoại trừ các biến quan sát “PU5” trong thành phần “Nhận định về tính hữu dụng”, “PEU1” trong thành phần “Nhận định về tính dễ sử dụng” và “PR1” trong thành phần “Nhận định về một số loại rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến”. Như vậy, từ 31 mục hỏi ban đầu, sau khi loại bỏ ba mục hỏi do có hệ số tương quan biến - tổng thấp sẽ còn lại 28 mục hỏi, trong đó 07 mục hỏi về nhân tố “ATU” và “BI” sẽ được đưa vào biến phụ thuộc để phân tích hồi quy, 21 mục hỏi còn lại được chấp nhận đưa vào trong phân tích nhân tố khám phá (EFA).
Phân tích nhân tố khám phá EFA trải qua bảy bước và đã loại đi biến quan sát PEU2 trong thành phần “Nhận định về tính dễ sử dụng”, kết quả còn lại 27 biến quan sát. Mô hình nghiên cứu cũng được điều chỉnh sau khi đánh giá thang đo của các khái niệm bằng kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy chỉ có ba trong số sáu yếu tố là có tác động đến thái độ và ý định sử dụng, đó là: (1) Tính hữu dụng, (2) Hệ thống thanh toán và (3) Niềm tin trong giao dịch trực tuyến.
Sau cùng, kết quả phân tích One-Way ANOVA để kiểm định các nhân tố theo các đặc điểm cá nhân cho thấy: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của các đặc điểm về nơi sinh sống, trình độ học vấn, giới tính hay nói cách khác là các đặc điểm cá nhân này không có ảnh hưởng đến nhiều đến các nhân tố.
CHƯƠNG 4
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐẾN NGÀNH KINH DOANH KHÁCH SẠN
TRỰC TUYẾN
Căn cứ vào kết quả khảo sát và phân tích, tác giả xin đưa ra những đề xuất gợi ý phù hợp cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch trực tuyến như sau
4.1 ĐỐI VỚI NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ ĐẶT PHÒNG KHÁCH SẠN TRỰC
TUYẾN
Căn cứ vào mức độ tác động của từng yếu tố đến ý định sử dụng TMĐT đã phân tích ở Chương 3, tác giả xin đề xuất các nhóm giải pháp cho các nhà cung cấp dịch vụ đặt phòng trực tuyến bao gồm đại lý du lịch và khách sạn, cụ thể như sau: