Sử dụng kỹ thuật xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 16.0, tiến hành phân tích dữ liệu thông qua các bước sau:
Thống kê mô tả và thống kê suy diễn các dữ liệu thu thập được, nhằm thu nhận một số thông tin ban đầu về mẫu nghiên cứu và nội dung nghiên cứu.
Đánh giá độ tin cậy các thang đo: độ tin cậy của thang đo được đánh giá qua hệ số Cronbach alpha, qua đó các biến không phù hợp sẽ bị loại nếu hệ số tương quan tổng biến nhỏ (<0.3) và thang đo sẽ được chấp nhận khi hệ số Cronbach alpha đạt yêu cầu (>0.6).
Stt Tham số Ký hiệu
1 Lãnh đạo công ty luôn khuyến thích nhân viên sáng tạo trong công việc VH1
2 Lãnh đạo công ty giáo dục cán bộ, nhân viên của mình sống trong môi
trường văn hoá mà ở đó Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín được đề cao VH2
3 Lãnh đạo công ty quan tâm đến đời sống của nhân viên, mọi người sống
với nhau có nghĩa tình VH3
4 Lãnh đạo công ty luôn đề cao lợi ích nhân viên, có tinh thần trách nhiệm
Tiếp theo phân tích nhân tố sẽ được sử dụng để kiểm định sự hội tụ của các biến thành phần về khái niệm. Các biến có hệ số tương quan đơn giữa biến và các nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại. Phương pháp phân tích Principal axis factoring với phép quay Promax sẽ được thực hiện và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue lớn hơn 1.
Kiểm định các giả thuyết mô hình cấu trúc và độ phù hợp tổng thể Mô hình hồi quy đa biến và kiểm định với mức ý nghĩa 5%.
Tiếp theo thực hiện kiểm định T-test và phân tích ANOVA (Analysis Of Variance) giữa các nhóm đối tượng khác nhau với các thành phần của mô hình cấu trúc đã được kiểm định nhằm tìm ra sự khác biệt có ý nghĩa của một vài nhóm cụ thể.
Tóm tắt chương 2:
Tóm lại, trong phần này đã trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để khám phá, xây dựng, đánh giá các thang đo và mô hình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến đến lòng trung thành của nhân viên đối với tổ chức tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp.
Nghiên cứu được thực hiện bằng hai giai đoạn, nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu định tính bằng hình thức thảo luận tay đôi theo một nội dung được chuẩn bị trước dựa theo các thang đo có sẵn, nội dung thảo luận sẽ được ghi nhận, tổng hợp làm cơ sở cho việc điều chỉnh và bổ sung các biến. Nghiên cứu định lượng với kỹ thuật thu thập dữ liệu là phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi.
Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 Sau khi mã hóa và làm sạch dữ liệu sẽ trải qua các phân tích chính thức như sau: thống kê mô tả dữ liệu, đánh giá độ tin cậy và giá trị các thang đo, phân tích nhân tố sẽ được sử dụng để kiểm định sự hội tụ của các biến thành phần về khái niệm, kiểm định các giả thuyết mô hình cấu trúc và độ phù hợp tổng thể mô hình. Tiếp theo thực hiện phân tích T-test và ANOVA (Analysis Of Variance) giữa các nhóm đối tượng khác nhau.
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân Hàng Nông nghiệp
Tên giao dịch: Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp
Giấy chứng nhận kinh doanh số: 38GP/KDBH ngày 18/10/2006 do Bộ tài chính cấp. Vốn điều lệ: 380.000.000.000 đồng
Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 368.418.000.000 đồng
Địa chỉ: Tầng 6 nhà 29T1, đường Hoàng Đạo Thúy - Cầu Giấy- Hà Nội Số điện thoại: 0462.990.055 - Số FAX: 0462.580.055
Website: http://www.abic.com.vn Mã cổ phiếu: ABI
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty chính thức khai trương hoạt động ngày 08/08/2007, năm 2008 Công ty đạt doanh thu phí bảo hiểm gốc đạt 132 tỷ đồng, năm 2009 đạt 296 tỷ đồng, năm 2010 Công ty đạt 382 tỷ đồng, năm 2011 đạt doanh thu phí Bảo hiểm 426 tỷ đồng, năm 2012 đạt doanh thu phí bảo hiểm 455 tỷ đồng .Công ty đã xây dựng hệ thống mạng lưới gồm trụ sở chính, 9 chi nhánh và 29 phòng kinh doanh khu vực trên toàn quốc với hơn 400 cán bộ nhân viên. Kết quả kinh doanh ABIC luôn có mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, hệ thống cơ chế quản trị kinh doanh ngày càng hoàn thiện.
Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, đầu tư tài chính và kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.
Địa bàn kinh doanh: Trong lãnh thổ Việt Nam.
3.1.2 Mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý
Cơ cấu tổ chức của Công ty
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông quyết định tổ chức lại và giải thể Công ty, quyết định định hướng phát triển, bổ nhiệm miễn nhiệm thành viên HĐQT, Ban kiểm soát.
Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị cao nhất của Công ty, có đầy đủ quyền hạn để thay mặt Đại hội đồng cổ đông quyết định các vấn đề liên quan đến mục tiêu và lợi ích của Công ty, ngoại trừ các vấn đề thuộc quyền hạn của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra.
Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty.
Ban Tổng giám đốc bao gồm Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc do HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm. Tổng giám đốc là người điều hành cao nhất mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty.
Các phòng của Công ty
- Phòng Tài sản kỹ thuật - Phòng Hàng hải
- Phòng Phi Hàng hải - Phòng Tái bảo hiểm
- Phòng Quản lý đại lý và PTHT - Phòng Giám định bồi thường - Phòng Kế toán -Tài chính - Phòng Đầu tư vốn
- Phòng Tổ chức hành chính - Phòng Thư ký pháp chế - Phòng Công nghệ thông tin
Mạng lưới hoạt động của Công ty
1. Trụ sở chính – ABIC
Địa chỉ: Tầng 6 nhà 29T1, đường Hoàng Đạo Thúy - Trung Hòa - Cầu Giấy HN Điện thoại: 04.37622555 - Fax: 04.37622055
Địa chỉ: 343 Đội Cấn – Ba Đình – Hà Nội Điện thoại: 04.62754455 - Fax: 04.62754466 3. Chi nhánh ABIC – TP Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 17 Tú xương – Phường 7 – Quận 3- TP HCM Điện thoại: 08.38249797 - Fax: 08.38249855
4. Chi nhánh ABIC – Đà Nẵng
Địa chỉ: Số 1 Tống phước Phổ - Quận Hải Châu – TP.Đà Nẵng Điện thoại: 05.113699222 - Fax: 05.112699224
5. Chi nhánh ABIC – Nghệ An
Địa chỉ: Số 371 Nguyễn Văn Cừ - TP Vinh – Nghệ An Điện thoại: 0383.837177 - Fax: 0383.837766
6. Chi nhánh ABIC – Đắc Lắk
Địa chỉ: Số 06 Trần Hữu Dực – Phường Tân lợi – TP Buôm Ma Thuột – Đắk Lắk Điện thoại: 05.003.957.697 - Fax: 05.003.957.695
7. Chi nhánh ABIC – Hải Phòng
Địa chỉ: T6 số 62-64 Tôn Đức Thắng – Lê Chân – Hải Phòng Điện thoại: 0313.637.555 - Fax: 0313.719.555
8. Chi nhánh ABIC – Khánh Hòa
Địa chỉ: Số 66 Nguyễn Thị Minh Khai – TP Nha Trang – Khánh Hòa Điện thoại: 058.3510.066 - Fax: 058.3510.077
9. Chi nhánh ABIC – Cần Thơ
Địa chỉ: Số 178 Đường 3/2 Phường Hưng Lợi-Q. Ninh Kiều -TP Cần Thơ Điện thoại: 0710.3782.266 - Fax: 0710.3782.288
10. Chi nhánh ABIC – Thanh Hóa
Điện thoại: 0373.718.456 - Fax: 0373.717.718
Định hướng phát triển
Mục tiêu chiến lược là đưa ABIC trở thành một doanh nghiệp bảo hiểm có uy tín về chất lượng và phong cách phục vụ khách hàng chuyên nghiệp, nhất là đạt uy tín hàng đầu trong công tác giám định tổn thất, giải quyết khiếu nại, chi trả tiền bồi thường thuận lợi, minh bạch, nhanh chóng và chính xác cho khách hàng .
Ngoài việc tham gia cung cấp các sản phẩm bảo hiểm như các doanh nghiệp bảo hiểm khác trên thị trường, ABIC sẽ tập trung vào những sản phẩm bảo hiểm mới hướng về khu vực nông nghiệp nông thôn, một thị trường bảo hiểm mà ABIC có lợi thế để phát triển.
Các rủi ro
Kinh doanh bảo hiểm là thực hiện kinh doanh rủi ro, nhận các rủi ro thảm họa từ người mua bảo hiểm và phân tán rủi ro, chuyển giao rủi ro cho thị trường bảo hiểm trong nước và quốc tế. Mục tiêu của Công ty là tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc kinh doanh rủi ro, nếu thiên tai sảy ra với tần suất lớn hơn trung bình sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu hoạt động của Công ty.
3.1.3 Thực trạng nhân lực tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp
Nguồn nhân lực Công ty cổ phần Bảo Hiểm Ngân hàng Nông nghiệp từ khi mới thành lập được hình thành từ ba nguồn chính là: lãnh đạo, cán bộ từ hệ thống Ngân hàng nông nghiệp chuyển qua, tuyển dụng lãnh đạo và cán bộ từ các đơn vị bảo hiểm khác và con em cán bộ Ngân hàng nông nghiệp được giới thiệu vào làm việc tại Công ty. Hiện nay, cán bộ làm việc toàn Công ty khoảng 450 người trong đó 06 lãnh đạo cao cấp là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc và Ban kiểm soát; 39 người là trưởng, phó phòng nghiệp vụ tại trụ sở chính và Ban giám đốc các chi nhánh; 75 người là trưởng, phó phòng các Chi nhánh, 291 người là cán bộ ký hợp đồng chính thức; còn lại là cán bộ ngắn hạn, hợp đồng thuê ngoài hoặc đại lý thể nhân hoạt động chính thức tại các đơn vị. Tỷ lệ nam/nữ trong Công ty tương đối ngang bằng nhau. Độ tuổi bình quân của toàn công ty tương đối trẻ và thâm niên bình quân cán bộ làm trong ngành bảo hiểm là tương đối thấp.
Là một Công ty cổ phần vốn nhà nước chiếm tỷ trọng rất lớn trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp, còn non trẻ trong ngành bảo hiểm, Công ty đã có nhiều điều chỉnh nhằm cải thiện môi trường làm việc, nâng cao đời sống cho người lao động nhưng việc quản lý vẫn còn ảnh hưởng bởi các quy chế của nhà nước nên vẫn chưa làm thoả mãn nhân viên trong công việc. Mặc dù nhìn tổng số lượng nhân sự vẫn tăng ít qua hằng năm, nhưng thực tế từ ngày thành lập đến nay, trong vòng 05 năm sự biến động về nhân sự của Công ty là rất lớn, thay đổi 03 lần chủ tịch hội đồng quản trị, 01 lần tổng giám đốc; thời gian gần đây hàng loạt các lãnh đạo các phòng nghiệp vụ tại trụ sở chính, rất nhiều phó giám đốc và lãnh đạo các phòng ban và cán bộ chất lượng cao có thâm niên trong ngành bảo hiểm tại các chi nhánh nghỉ việc hàng loạt chuyển công tác qua các đơn vị bạn. Đây chính là vấn đề bức xúc và trăn trở của lãnh đạo Công ty trong giai đoạn hiện nay.
Một số các chính sách Công ty đang áp dụng hiện nay tại đơn vị:
- Lương và thu nhập: việc bình xét nâng lương hàng năm vẫn còn mang hình thức đến hẹn lại lên theo Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 32/12/2002 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương và Thông tư số 13/2003/TT-TBXH ngày 30/05/2003 của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội về tiền lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp, cứ 3 năm tăng lương một lần cho nhân viên có trình độ đại học và cao đẳng, trung cấp 2 năm nâng lương một lần. Việc tăng lương này thực chất là tăng mức lương tham gia đóng Bảo hiểm xã hội, trên thực tế Công ty khoán lương trên doanh thu và hiệu quả về cho các phòng ban tại Trụ sở chính và các Chi nhánh, tùy tình hình và đặc thù tại địa phương các giám đốc chi nhánh sẽ có cơ chế khoán lương hàng năm cho cán bộ công nhân viên. Vì thế lương và thu nhập của nhân viên tại các chi nhánh rất khác nhau, không có sự đồng nhất trong Công ty, có trường hợp lương giám đốc chi nhánh thấp hơn rất nhiều lương của cán bộ bình thường chi nhánh khác.
Mặt khác mức lương trả cho nhân viên chưa linh hoạt với tình hình biến động giá cả trên thị trường và gần như không thay đổi sau 05 năm thành lập. Cơ chế khoán lương hiệu quả chiếm tỷ trọng cao trong gói thu nhập chưa thật sự phù hợp với đặc thù ngành, nó đòi hỏi việc kinh doanh bảo hiểm gốc phải có lãi và hoàn thành các chỉ tiêu
được giao thì mới có lương hiệu quả, trong khi hiệu quả thật sự và đặc thù của ngành là từ lợi nhuận của việc kinh doanh tài chính.
- Chế độ đào tạo: Do việc trao quyền cho các giám đốc chi nhánh nên mặc dù Công ty tổ chức cho cán bộ đi học nhiều khoá đào tạo do Bộ tài chính và hiệp hội bảo hiểm tổ chức nhưng thực tế các chi nhánh cử rất ít cán bộ tham gia các lớp đào tạo này mặc dù chỉ là đào tạo cơ bản cho cán bộ mới. Công ty ít tổ chức cho cán bộ được đi đào tạo các lớp chuyên sâu về nghiệp vụ, nếu tham dự gần như chỉ có lãnh đạo cao cấp quản lý vĩ mô của các chi nhánh và các phòng nghiệp vụ của Công ty, việc này gây không ít bức xúc cho cán bộ nghiệp vụ.
Công tác đào tạo tại Công ty chủ yếu là tự đào tạo cho công nhân viên nhưng chưa chuyên sâu vào lĩnh vực chuyên môn của nhân viên, chưa quan tâm đến việc liệu nhân viên đã áp dụng được những gì sau khoá học. Công ty thường kết hợp tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề kết hợp với các đợt tổng kết, sơ kết 06 tháng hàng năm nhưng gần như chất lượng các buổi hội thảo chuyên đề không cao vì không đủ thời gian. Công ty chưa có quy định về đào tạo cán bộ mới và đào tạo định kỳ chuyên sâu để nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên.
- Thi đua khen thưởng: việc bình xét thi đua khen thưởng hàng năm thực hiện theo quy định số 326/QĐ/NHNo-CĐ ngày 26 tháng 08 năm 2009 của Ban thường vụ Công Đoàn Ngân hàng No&PTNT Việt Nam về việc Ban hành quy chế thi đua, khen thưởng trong hệ thống Công đoàn NHNo&PTNT Việt Nam với các danh hiệu thi đua nhưng vẫn còn mang nặng hình thức họp và bình bầu nhận xét theo cảm tính, quyết định cuối cùng vẫn tùy thuộc vào lãnh đạo các phòng ban và chi nhánh chưa thật sự dân chủ, chưa thật sự khuyến khích người lao động nâng cao sản xuất.
- Điều kiện thăng tiến: Công ty có ban hành Quy chế cán bộ theo quyết định số 11/2012/QĐ-ABIC-HĐQT ngày 02/05/2012 “V/v Ban hành quy chế cán bộ” của Chủ tịch hội đồng quản trị tuy nhiên việc áp dụng chỉ mang tính chất cho có lệ, hoặc chưa dám áp dụng tiêu chuẩn lãnh đạo vì sợ ảnh hưởng trực tiếp đến một phần rất lớn các vị trí lãnh đạo chủ chốt chưa đủ tiêu chuẩn. Nhân viên chưa được biết đầy đủ các điều kiện để được thăng tiến, các vị trí như trưởng phòng ban các chi nhánh, bộ phận …, cho nhân viên phấn đấu để được đề bạt. Điều đó tạo cho nhân viên có cảm giác cho dù, có cố gắng hết sức cũng chỉ được xem là nhân viên xuất sắc mà thôi. Lực lượng cán bộ
nòng cốt gần như rất trẻ nên cán bộ chỉ có cơ hội khi lãnh đạo các vị trí nghỉ việc hoặc về hưu. Chưa đề ra các tiêu chí để đánh giá chất lượng cán bộ và điều kiện đáp ứng vị