Theo kết quả phân tích như trên, từ những thang đo trong mô hình ban đầu được đề xuất dùng để đánh giá lòng trung thành của của nhân viên đối với Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp ta sử dụng 08 thang đo. Khi tiến hành phân tích
nhân tố với 08 thang đo, thì được phân tách thành 11 nhân tố khác nhau do có thể những thang đo ban đầu không đạt giá trị phân biệt hoặc có sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tiễn. Sau khi tính toán lại Cronbach Alpha sau phân tích nhân tố ta loại bỏ 3 thang đo còn lại 08 nhân tố giải tích mô hình. Cụ thể là :
- Nhân tố 1 “Chính sách và mối quan hệ tại nơi làm việc” bao gồm các biến: DN1, DN2, DN3, DN4, DN5, MT7, TT2, TT3, TT5, TT6.
- Nhân tố 2 “Văn hóa công ty” bao gồm các biến: VH1, VH2, VH3, VH4, TT4. - Nhân tố 3 “Tính chất công việc” bao gồm các biến: CV1, CV2, CV4, CV5, CV6, MT9.
- Nhân tố 4 “Tiền lương” bao gồm các biến: TL1, TL2, TL4, TL5, TL7.
- Nhân tố 5 “Nhận định về cấp trên trực tiếp” bao gồm các biến :CT6, CT7, CT8, CT9.
- Nhân tố 6 “ Chế độ phúc lợi ” bao gồm các biến: PL1, PL3, PL7. - Nhân tố 7 “ Điều kiện làm việc ” bao gồm các biến: PL5, MT3, MT4.
- Nhân tố 8 “Đánh giá của cấp trên trong công việc” bao gồm các biến: CT3, CT4, CT5.
Riêng nhân tố “Lòng trung thành” được giữ nguyên như ban đầu bao gồm các biến: LTT1, LTT2, LTT3, LTT4, LTT5.
Việc điều chỉnh này không hoàn toàn khác biệt so với ban đầu vì cơ sở của việc điều chỉnh lại các thang đo này là từ kết quả phân tích nhân tố và tách biệt giữa các thang đo ban đầu mà thôi. Như vậy, mô hình nghiên cứu điều chỉnh sau khi đã thực hiện phân tích nhân tố là như sau :
H1 H8 H7 H5 H2 H4 Tính chất công việc Lòng trung thành H3 H6 Tiền lương Văn hóa công ty Nhận định về cấp trên trực tiếp Chính sách và mối quan hệ tại nơi làm việc
Chế độ phúc lợi Đánh giá của cấp trên trong công việc Điều kiện làm việc
Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh
H1: Khi đánh giá của nhân viên về “Chính sách và mối quan hệ tại nơi làm việc” trong trong công việc tại công ty tốt hay xấu thì mức độ lòng trung thành của nhân viên đối với tổ chức cũng tăng hay giảm theo.
H2: Khi đánh giá của nhân viên về “Văn hóa Công ty” trong công việc tại công ty tăng hay giảm thì mức độ lòng trung thành của nhân viên đối với tổ chức cũng tăng hay giảm theo.
H3: Khi đánh giá của nhân viên về “Tính chất công việc” trong công việc tại công ty tốt hay xấu thì mức độ lòng trung thành của nhân viên đối với tổ chức cũng tăng hay giảm theo.
H4: Khi đánh giá của nhân viên về “Tiền lương” trong công việc tại công ty tốt hay xấu thì mức độ lòng trung thành của nhân viên đối với tổ chức cũng tăng hay giảm theo.
H5: Khi đánh giá của nhân viên về “Nhận định về cấp trên trực tiếp” trong công việc tại công ty tốt hay xấu thì mức độ lòng trung thành của nhân viên đối với tổ chức cũng tăng hay giảm theo.
H6: Khi đánh giá của nhân viên về “Chế độ phúc lợi” trong công việc tại công ty tăng hay giảm thì mức độ lòng trung thành của nhân viên đối với tổ chức cũng tăng hay giảm theo.
H7: Khi đánh giá của nhân viên về “Điều kiện làm việc” trong công việc tại công ty tốt hay xấu thì mức độ lòng trung thành của nhân viên đối với tổ chức cũng tăng hay giảm theo.
H8: Khi đánh giá của nhân viên về “Sự đánh giá của cấp trên trong công việc” trong công việc tại công ty tốt hay xấu thì mức độ lòng trung thành của nhân viên đối với tổ chức cũng tăng hay giảm theo.