Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Chi nhánh Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam thành phố Tuy Hòa (Trang 76)

5. KẾT CẤU CHUYÊN ĐỀ

2.2.3 Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Chi nhánh Nam

Nhìn chung, NHNo & PTNT Chi nhánh Nam Tuy Hoà đã thực hiện đúng theo quy trình tín dụng của NHNo & PTNT Việt Nam, trong đó có những biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro nhưng do rất nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân chủ quan và khách quan, RRTD vẫn phát sinh gây ra nhiều thiệt hại đối với NH.

Hiện tại NHNo & PTNT Nam TP Tuy Hoà chỉ có hai hình thức cấp tín dụng đó là cho vay và bảo lãnh. Đối với hoạt động bảo lãnh chỉ có loại bảo lãnh dự thầu đang thực hiện tại chi nhánh, trong đó khách hàng muốn được bảo lãnh phải kí quỹ 100% giá trị bảo lãnh tại chi nhánh. Như vậy, rủi ro ở hoạt động bảo lãnh là không có, bởi vì bên được bảo lãnh vi phạm trong dự thầu thì chi nhánh sẽ lấy số tiền kí quỹ của khách hàng (bên được bảo lãnh) để trả cho bên nhận bảo lãnh (chủ đầu tư) khi bên nhận bảo lãnh yêu cầu. Vì thế, RRTD của chi nhánh là rủi ro ở hoạt động cho vay.

RRTD tại NHNo &PTNT Nam TP Tuy Hoà được thể hiện dưới dạng: nợ quá hạn, nợ xấu.

2.2.3.1. Thực trạng nợ quá hạn và nợ xấu các năm qua

Bảng 9: Nợ quá hạn và nợ xấu

Nguồn: Kết quả HĐKD của Chi nhánh trong 3 năm 2010, 2011, 2012

Nợ quá hạn bao gồm nợ nhóm 2 đến nợ nhóm 5. Ta thấy tỉ lệ nợ quá hạn tại chi nhánh cao, cho thấy chất lượng tín dụng của chi nhánh thấp. Cụ thể năm 2010 là 10.168 triệu đồng, chiếm 8,3% nợ quá hạn. Năm 2011 tăng lên 13.924 triệu, tăng 3.756 triệu đồng, tăng 36,94% so với năm 2010, chiếm 10,65% nợ quá hạn.

Đây là một rủi ro lớn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng do đầu tư vào tín dụng khá cao và tình hình kinh tế bất ổn. Tuy nhiên đến năm 2012 giảm xuống còn 10.572 triệu đồng, giảm 3.352 triệu đồng, giảm 24,07%. Đây là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đã hoạt động có hiệu quả hơn. Điều này cũng được thể hiện qua tỷ trọng nợ quá hạn năm 2012 là thấp nhất trong ba năm, đạt 6,84%.

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối 1 Tổng dƣ nợ (triệu đồng) 122.524 130.792 154.673 8.268 6,75% 23.881 18,26% 2 Nợ quá hạn (triệu đồng) 10.168 13.924 10.572 3.756 36,94% -3.352 - 24,07% Tỷ lệ NQH/tổng dư nợ (%) 8,30 10,65 6,84 3 Nợ xấu (triệu đồng) 5.373 5.482 4.954 109 2,03% -528 -9,63% Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ (%) 4,39 4,19 3,20

Nợ xấu từ năm 2010 đến năm 2012 cũng có sự biến động tương đồng với sự biến động của nợ quá hạn. Năm 2010 nợ xấu của chi nhánh đạt 5.373 triệu, chiếm 4,39%. Năm 2011 có tăng nhưng không đáng kể, đạt 5.482 triệu, tăng 109 triệu, tức tăng 2,03%, song tỷ lệ nợ xấu lại giảm còn 4,19%. Năm 2012 nợ xấu giảm xuống còn 4.954 triệu đồng, giảm 528 triệu đồng, giảm 9,63% so với năm 2011. Tuy nhiên tình hình nợ xấu giảm không đáng kể, tỷ lệ nợ xấu còn ở mức cao 3,2%. Vì thế chi nhánh cần phải tích cực đôn đốc thu hồi nợ xấu hơn nữa.

2.2.3.2. Dƣ nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Bảng 10 : Dƣ nợ cho vay quá hạn theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối 1 Công ty CPNN 0 0 0 2 DN, HTX 1.437 2.955 1.864 1.518 105,64% -1.091 -36,92% 3 Hộ sản xuất kinh doanh 8.403 10.624 8.392 2.221 26,43% -2.232 -21,01% 4 TD uỷ thác đầu tư 328 345 316 17 5,18% -29 -8,41% Tổng cộng 10.168 13.924 10.572 3.756 36,94% -3.352 -24,07%

Nguồn: Kết quả HĐKD của Chi nhánh trong 3 năm 2010, 2011, 2012

Dư nợ quá hạn tại Chi nhánh qua các năm chủ yếu là quá hạn của hộ sản xuất, chiếm tỷ trọng cao nhất; bởi lẽ hộ sản xuất ở đây là những người nông dân, trình độ kỹ thuật không cao, năng lực quản lý vốn thấp, thường hay thiếu vốn, chi phối nhiều đến đời sống của gia đình, của tự nhiên. Vì vậy, dễ bị ảnh hưởng của các nhân tố rủi ro từ đó dẫn đến tỷ trọng quá hạn cao. Cụ thể: năm 2011 quá hạn hộ sản xuất là 10.624 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 76,3% tổng dư nợ quá hạn, tăng so với năm 2010 là 2.221 triệu đồng, tức tăng 26,43%. Năm 2012, nợ quá hạn đối với hộ sản xuất giảm còn 8.392 triệu đồng, giảm so với năm 2011 là 21,01%, chiếm 79,38% nợ quá hạn.

Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, nợ quá hạn ở thành phần này cao nhất vào năm 2011 với 2.955 triệu đồng, do làm ăn thua lỗ, thậm chí có một doanh nghiệp bị phá sản. Năm 2012 là 1.864 triệu đồng, giảm 36,92% so với năm 2011, chiếm 17,63% nợ quá hạn.

Còn lại tín dụng cho vay ủy thác có tỷ lệ nợ quá hạn không quá cao, chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Cụ thể, năm 2010 nợ quá hạn là 328 triệu đồng, chiếm 3,23% nợ quá hạn; năm

2011 nợ quá hạn là 345 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 2,47% nợ quá hạn; năm 2012 là 316 triệu đồng; chiếm 2,9% nợ quá hạn. Nguồn tín dụng ủy thác này là sự kết hợp giữa NHNo&PTNT Việt Nam với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) trong lĩnh vực nông ngiệp nông thôn, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn vay cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ sản xuất, doanh nghiệp tư nhân ở khu vực nông thôn, các tỉnh miền núi nhằm góp phần phát triển nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo, giúp phát triển nông thôn qua đó cải thiện đời sống nông dân. Vì vậy, chi nhánh cần phải đẩy mạnh thu hồi nợ này để tạo uy tín cho ngân hàng.

2.2.3.3. Dƣ nợ quá hạn theo ngành kinh tế

Bảng 11: Phân tích nợ quá hạntheo ngành kinh tế

Đơn vị tính: Triệu đồng

Qua bảng số liệu trên ta thấy nợ quá hạn biến động giữa các ngành kinh tế và qua các năm cũng có sự thay đổi, cụ thể :

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối 1 Ngành nông, lâm,thuỷ sản 7.402 9.693 6.943 2.291 30,95% -2.750 -28,37% 2 Ngành xây dựng 1.135 1.406 1.127 271 23,88% -279 -19,84% 3 Ngành bán buôn, bán lẻ 1.326 2.479 2.312 1.153 86,95% -167 -6,74% 4 Ngành hoạt động tiêu dùng và chi tiêu cá nhân bằng thẻ 305 346 190 41 13,44% -156 -45,09% 5 Ngành khác 0 0 0 0 Tổng cộng 10.168 13.924 10.572 3.756 36,94% -3.352 -24,07%

Ngành nông, lâm, thuỷ sản: nợ quá hạn năm 2011 là 9.693 triệu đồng, tăng 2.291 triệu, tăng 30,95% so với năm 2010, chiếm tới 69,6% nợ quá hạn. Sở dĩ như vậy vì ngành nông nghiệp luôn chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lớn tàn phá mùa màng, cây trái; dịch bệnh ở ngành chăn nuôi diễn ra phức tạp, ngành thuỷ sản cũng biến động thất thường, phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết.

Nhưng đến năm 2012 nợ quá hạn ở ngành này giảm còn 6.943 triệu đồng, giảm 2.750 triệu, tốc độ giảm 28,37% so với năm 2011, chiếm 65,7% nợ quá hạn.

Nguyên nhân giảm là do nhân viên tín dụng đã tăng cường công tác đôn đốc thu hồi nợ đến từng hộ, phối hợp chặt chẽ với các tổ trưởng tổ vay vốn, chính quyền địa phương, hội nông dân,…mời những hộ có nợ quá hạn làm việc nên làm cho nợ quá hạn ngành giảm. Nguyên nhân nữa là trong năm 2012, sản lượng đánh bắt thủy sản tăng, bán được giá nên ngư dân thu được lãi tương đối. Vì vậy đã trả bớt đi phần nào nợ quá hạn.

Ngành xây dựng cũng tăng vào năm 2011 nhưng giảm vào 2012. Năm 2012 nợ quá hạn là 1.127 triệu đồng, giảm 279 triệu đồng, tức giảm 19,84% so với năm 2011.

Ngành bán buôn, bán lẻ nợ quá hạn năm 2011 là 2.479 triệu đồng, tăng 1.153 triệu đồng so với năm 2010. Tuy nhiên, sang năm 2012 lại giảm không đáng kể, còn 2.312 triệu đồng, tức giảm 6,74%.

Hoạt động tiêu dùng và chi tiêu cá nhân bằng thẻ có dư nợ quá hạn năm 2011 là 346 triệu đồng, tăng 13,44% so với năm 2010. Năm 2012 giảm còn 190 triệu đồng, giảm 45,09% so với năm 2011, chiếm tỷ trọng rất thấp, chỉ 1,8% nợ quá hạn. Nguyên nhân nợ quá hạn ở hoạt động này là do khách hàng chậm trả, cá biệt có khách hàng ốm đau bất thường, vay nợ nhiều ngân hàng, khó khăn trong việc trả nợ theo kỳ hạn; có bộ phận cán bộ viên chức vay đầu tư vào bất động sản, trong tình hình bất động sản đóng băng nên khó khăn trong việc trả nợ trả lãi vay đến hạn.

Biểu đồ 4: Nợ quá hạn theo ngành năm 2012

Nợ quá hạn ở ngành nông, lâm, thuỷ sản chiếm tỷ trọng lớn nhất, trong năm 2012 nợ quá hạn ở ngành này chiếm 65,7% nợ quá hạn. Nợ quá hạn ở hoạt động tiêu dùng và chi tiêu cá nhân bằng thẻ là thấp nhất, chiếm chỉ 1,8% tổng nợ quá hạn năm 2012.

2.2.3.4. Nợ quá hạn theo nhóm

Bảng 12: Phân tích nợ quá hạntheo nhóm

Đơn vị tính: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối 1 Nhóm 2 4.795 8.442 5.618 3.647 76,06% -2.824 -33,45% 2 Nhóm 3 724 1.926 1.403 1.202 166,02% -523 -27,15% 3 Nhóm 4 1.188 1.931 1.967 743 62,54% 36 1,86% 4 Nhóm 5 3.461 1.625 1.584 -1.836 -53,05% -41 -2,52% Tổng cộng 10.168 13.924 10.572 3.756 36,94% -3.352 -24,07%

Từ bảng 12, ta thấy cả 3 năm nợ quá hạn nhóm 2 là cao nhất trong phân nợ quá hạn theo nhóm. Nợ quá hạn nhóm 2 năm 2010 là 4.795 triệu đồng, chiếm 47,16% nợ quá hạn. Năm 2011 là 8.442 triệu đồng, chiếm 60,6% nợ quá hạn, tăng 3.647 triệu đồng, tức tăng 76,06% so với năm 2010. Tuy nhiên đến năm 2012 giảm, còn 5.618 triệu, giảm 2.824 triệu đồng, chiếm 53,1% nợ quá hạn, giảm 33,45% so với năm 2011. Nợ nhóm 2 cao bởi lẽ căn cứ thời hạn quá hạn theo quy định quyết định 493 và quyết định 18 của NHNN thì nợ nhóm 2 có thời hạn quá hạn từ 10 đến 90 ngày. Trên thực tế, khách hàng vì các nguyên nhân khác nhau, chưa thu tiền đối tác, sản phẩm làm ra chưa bán được…từ dẫn đến quá hạn thời gian ngắn từ 10-20 ngày, rồi sau đó thanh toán nợ cả gốc và lãi đầy đủ. Như vậy cách phân loại này đã tạo cho chi nhánh một số lượng nợ quá hạn lớn. Từ đó dẫn đến “nợ quá hạn ảo”.

Chi nhánh thỏa thuận với khách hàng đóng lãi hàng tháng nhưng do thói quen tuân thủ các nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng tại địa bàn còn chưa cao nên vẫn có nhiều khách hàng đóng lãi trễ hạn so với hợp đồng tín dụng đã ký kết trên 10 ngày, nhưng vẫn ở trong tháng theo hợp đồng đã ký nên bị chuyển nhóm nợ tiếp theo.

Nợ quá hạn nhóm 3 năm 2011 là 1.926 triệu đồng, tăng tới 166,02%. Năm 2012 còn 1.403 triệu, giảm 27,15% so với năm 2011. Nợ quá hạn nhóm 4 tăng dần qua các năm nhưng tăng không đáng kể. Đến năm 2012 nợ quá hạn nhóm này đạt 1.967 triệu, tăng 1,86% so với năm 2011. Đối với các khoản nợ này sau khi đã cơ cấu thời hạn trả nợ lần đầu thì khả năng trả nợ vẫn không có dấu hiệu tốt lên.

Nợ nhóm 5 này chủ yếu là nợ của các hợp tác xã đánh bắt xa bờ. Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, Ngân hàng cấp trên về chương trình cho vay đánh bắt xa bờ. Chi nhánh đã cho vay các hợp tác xã để thực hiện chương trình trên. Tuy nhiên, sản lượng đánh bắt ít, giá xăng dầu tăng dẫn đến chi phí một chuyến đánh bắt tăng lên, sự thiếu đoàn kết thống nhất trong nội bộ hợp tác xã trên…từ đó dẫn đến hiệu quả chương trình thấp, nợ quá hạn kéo dài sang nhiều năm, tàu thuyền đã hư cũ khả năng phát mãi tài sản để thu hồi nợ ít. Vì vậy, nó chiếm một tỷ trọng lớn nợ xấu của chi nhánh. Nợ

quá hạn nhóm 5 năm 2010 là cao nhất, đạt 3.461 triệu đồng. Đến năm 2012 đạt 1.584 triệu, giảm không đáng kể so với năm 2011, giảm 41 triệu, tốc độ giảm là 2,52%, chiếm 14,98% nợ quá hạn. Điều này cho thấy chi nhánh đã tích cực trong công tác thu hồi nợ xấu. Đồng thời cũng đề nghị cấp ngành liên quan có chính sách giải quyết thích hợp về vấn đề trên

2.2.3.5. Tình hình nợ xấu theo địa bàn

Việc đánh giá nợ xấu theo địa bàn, nhằm xem xét khả năng phát triển kinh tế cho từng cây, con, loại hình kinh tế...của địa bàn đó; Chi nhánh chú trọng cơ cấu đầu tư tăng trưởng tín dụng hoặc giảm bớt, chống rủi ro tín dụng trong thời gian đến.

Nợ xấu tại chi nhánh phân theo địa bàn của nhân viên tín dụng quản lý chủ yếu tại 3 phường của Thành phố Tuy Hòa

Bảng 13: Phân tích tình hình nợ xấu theo địa bàn

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Kết quả HĐKD của Chi nhánh trong 3 năm 2010, 2011, 2012

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối 1 Phƣờng Phú Lâm 1.410 1.204 837 -206 -14,61% -367 -30,48% 2 Phƣờng Phú Thạnh 1.348 1.251 940 -97 -7,20% -311 -24,86% 3 Phƣờng Phú Đông 1.482 2.183 2.385 701 47,30% 202 9,25% 4 Hòa Thành Đông 850 568 542 -282 -33,18% -26 -4,58% 5 Hòa Thành Tây 283 276 250 -7 -2,47% -26 -9,42% Tổng cộng 5.373 5.482 4.954 109 2,03% -528 -9,63%

Nợ xấu của phường Phú Lâm, năm 2010 là 1.410 triệu đồng; năm 2011 có nợ xấu 1.204 triệu đồng, giảm so với năm 2010 là 206 triệu đồng, tức giảm 14,61%; đến năm 2012 giảm còn 837 triệu đồng so với 2011, tức giảm 30,48%; chiếm 16,9% tổng nợ xấu

Nợ xấu của phường Phú Thạnh, năm 2010 là 1.348 triệu đồng; năm 2011 có nợ xấu 1.251 triệu đồng, giảm so năm 2010 là 97 triệu đồng, tức giảm 7,2%, chiếm 22,82% nợ xấu; đến năm 2012 có nợ xấu là 940 triệu đồng, so năm trước giảm 311triệu đồng, tức giảm 24,86%, chiếm 18,97% tổng nợ xấu.

Nguyên nhân nợ xấu của hai phường giảm là do có một số hộ vay đầu tư mới ngành đánh bắt thủy sản, hộ vay trả được lãi và được ngân hàng cho vay lại; Mặc khác nhân viên tín dụng đã tích cực đôn đốc thu hồi.

Nợ xấu của phường Phú Đông, năm 2010 là 1.482 triệu đồng; năm 2011 có nợ xấu 2.183 triệu đồng, tăng so năm 2010 là 701 triệu đồng, tức tăng 47,63%; đến năm 2012 có nợ xấu 2.385 triệu đồng, so năm trước tăng 202 triệu đồng, tức tăng 9,25%, chiếm tỷ trọng 48,14% tổng nợ xấu; Nguyên nhân tăng là do có doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, bị phá sản, dẫn đến không đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Nợ xấu của hai địa bàn Hoà Thành Đông, Hòa Thành Tây chiếm tỷ lệ trên dưới 5% tổng dư nợ, chiều hướng nợ xấu có xu hướng giảm; Nguyên nhân ngoài yếu tố nhân viên tín dụng đôn đốc thu nợ, mặc khác đối tượng vay của hai địa bàn này chịu tác động về tư nhiên, dịch bệnh, thiên tai không lớn, hầu hết hộ vay khi nợ đến hạn đều trả được.

Tóm lại, nợ xấu diễn ra tất cả các đối tượng, mọi ngành kinh tế, trên các địa bàn... Trong đó, ngành ngư nghiệp, nông nghiệp và địa bàn Phường Phú Thạnh , Phú Đông có tỷ lệ nợ xấu cao nhất.

2.2.3.6. Nguyên nhân rủi ro tín dụng của chi nhánh ( Phân tích dư nợ quá hạn theo nguyên nhân)

Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại chi nhánh qua phân tích, tổng hợp nguyên nhân cụ thể như sau

Bảng 14: Phân tích nợ quá hạn theo nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam thành phố Tuy Hòa (Trang 76)