5. KẾT CẤU CHUYÊN ĐỀ
3.2.3. Nâng cao chất lƣợng bảo đảm tín dụng
Như đã phân tích, CBTD của chi nhánh làm việc theo kiểu đa năng, không chuyên sâu vào một ngành nghề cụ thể nào nên không có nhiều kiến thức chuyên ngành, dẫn đến không đánh giá chính xác hiện trạng của tài sản đảm bảo, một số cán bộ định giá thế chấp theo cảm tính. Tâm lý chung của phần lớn các CBTD ở chi nhánh chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo, dù biết bảo đảm tín dụng là biện pháp ngân hàng áp dụng nhằm hạn chế rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi các khoản nợ đã cho khách hàng vay, nhưng không nên xem đó là căn cứ để cấp tín dụng, vì việc phát mãi các tài sản thế chấp, cầm cố… tốn thời gian giải quyết chứ không thể nhanh chóng
được và ngân hàng mong muốn nguồn thu nợ chính là từ hiệu quả của quá trình kinh doanh từ dự án mà ngân hàng cho khách hàng vay. Vì vậy, chi nhánh cần phải:
- Chấp hành đầy đủ, nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về đảm bảo tín dụng, loại bỏ ngay từ đầu những tài sản đảm bảo không thỏa mãn các điều kiện quy định hiện hành.
- Nên lập thêm bộ phận định giá tài sản, bộ phận này nên độc lập với bộ phận cho vay. Từ đó giúp cho việc cấp tín dụng chính xác hơn, tránh trường hợp nhân viên tín dụng làm giá tài sản bảo đảm cao, thấp để cấp tín dụng một cách không phù hợp. - Khi thiết lập các biện pháp đảm bảo ngân hàng cần phải xác định rõ các quyền về tài sản đảm bảo: quyền sở hữu, quyền phát mãi nếu xảy ra tranh chấp giữa ngân hàng với khách hàng…
- Đối với các tài sản bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm thì phải được thực hiện theo quy định.
- Ngân hàng tăng cường giám sát các tài sản đảm bảo trong thời gian còn thế chấp cho ngân hàng, để kịp thời phát hiện những nảy sinh để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Tài sản làm đảm bảo tiền vay phải có giá trị lớn hơn mức tín dụng ngân hàng cấp cho khách hàng, bản thân nó phải trở thành hàng hoá tức là khi chuyển giao sở hữu thì đồng thời cũng đạt được sự chuyển đổi từ hiện vật thành giá trị để trả nợ ngân hàng.