Năng lực kinh doanh của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam thành phố Tuy Hòa (Trang 46)

5. KẾT CẤU CHUYÊN ĐỀ

2.1.3. Năng lực kinh doanh của Ngân hàng

Năng lực vốn: Tổng vốn kinh doanh tăng dần qua các năm, năm 2012 đạt 190,7 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu là 146,3 tỷ.

Năng lực lao động: Số lượng cán bộ, nhân viên hiện tại của chi nhánh là 19 người và 01 bảo vệ. Đến nay, chi nhánh đã có 13/19 cán bộ, nhân viên có bằng đại học, đạt tỷ lệ 68,42%, trong đó, chỉ có 8 người học đúng chuyên ngành.

Cơ sở vật chất, kỹ thuật: NHNo & PTNT Nam TP Tuy Hòa được trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho nghiệp vụ và khách hàng. NHNo & PTNT Nam TP Tuy Hòa không ngừng phát triển các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, tiện ích như: phần mềm thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT, chuyển tiền nhanh Western

Union, đặc biệt là ứng dụng công nghệ tin học với việc kết nối trực tiếp hệ thống thanh toán nội bộ và kế toán khách hàng IPCAS giúp điều hành kinh doanh nhanh và hiệu quả hơn, tạo sự thuận lợi và thói quen thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế và khu vực dân cư…

Uy tín, thương hiệu: Là một trong những chi nhánh của Agribank nên NHNo &

PTNT Nam TP Tuy Hòa luôn xác định “Tam nông” là thị phần chiến lược, do đó tập trung cho vay nông nghiệp - nông thôn - nông dân và các chương trình kinh tế trọng điểm của chính phủ.

Đối thủ cạnh tranh hiện tại của NHNo & PTNT Nam TP Tuy Hòa là phòng giao dịch của ngân hàng thương tín-Sacombank thành lập năm 2005 và phòng giao dịch của ngân hàng đầu tư và phát triển-BIDV được thành lập năm 2004. So với các đối thủ cạnh tranh này, NHNo&PTNT Nam TP Tuy Hòa là ngân hàng thành lập lâu năm nhất ở nơi đây. Vì vậy, chi nhánh có nhiều khách hàng trung thành và lâu năm, có địa bàn hoạt động cụ thể, rõ ràng được hầu hết người dân biết đến và tin tưởng. Tuy nhiên, với địa bàn không rộng lớn mà lại có nhiều ngân hàng như vậy làm cho môi trường cạnh tranh trở nên rất gay gắt.

Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh qua một số chỉ tiêu chủ yếu

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Kết quả HĐKD của Chi nhánh trong 3 năm 2010, 2011, 2012

Tổng thu nhập của chi nhánh tăng dần qua các năm. Năm 2011 là 27.970 triệu đồng, tăng 50,93% so với năm 2010. Năm 2012 đạt 31.457 triệu, tăng 12,47% so với năm 2011.

Thu lãi và các khoản có tính chất lãi gồm thu lãi tiền gửi, thu lãi từ cho vay, thu lãi từ đầu tư chứng khoán và thu khác từ hoạt động tín dụng. Nguồn thu chủ yếu là từ lãi cho vay. Năm 2011 đạt 27.012 triệu đồng, tăng tới 54,36% so với năm 2010. Năm 2012 là 29.243 triệu, tăng ít, 8,26%. Là một chi nhánh phụ trách 3 phường và 1 xã với địa bàn khá hẹp, người dân sống chủ yếu là phụ thuộc vào chăn nuôi, đánh bắt xa bờ…..thì việc thu nhập chủ yếu của chi nhánh là thu nhập từ cho vay cũng là điều hợp lí.

Thu ngoài lãi giảm vào năm 2011 nhưng tăng nhiều vào năm 2012, đạt 2.214 triệu đồng, gồm thu nhập từ hoạt động dịch vụ, thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và thu nhập khác. STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Tuyệt

đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối 1 Tổng thu nhập 18.532 27.970 31.457 9.438 50,93% 3.487 12,47%

1.1 Thu lãi và các khoản

có tính chất lãi 17.499 27.012 29.243 9.513 54,36% 2.231 8,26% Trong đó thu lãi từ

cho vay 17.304 26.749 28.036 9.445 54,58% 1.287 4,81%

1.2 Thu ngoài lãi 1.033 958 2.214 -75 -7,26% 1.256 131,11%

2 Tổng chi phí 16.794 26.731 27.674 9.937 59,17% 943 3,53%

2.1 Chi lãi và các khoản

có tính chất lãi 12.658 20.803 20.549 8.145 64,35% -254 -1,22% Trong đó chi trả lãi

tiền gửi 10.682 17.619 19.307 6.937 64,94% 1.688 9,58%

2.2 Chi ngoài lãi 4.136 5928 7.125 1.792 43,33% 1.197 20,19%

Tổng chi phí cũng tăng dần qua 3 năm. Năm 2011 là 26.731 triệu đồng, tăng 59,17% so với năm 2010. Năm 2012 là 27.674 triệu đồng, tăng 3,53% so với năm 2011.

Chi lãi và các khoản có tính chất lãi chiếm tỷ trọng lớn, chủ yếu là chi trả lãi tiền gửi. Năm 2012 là năm chi khoản này nhiều nhất, chi 19.307 triệu đồng vì nguồn tiền gửi của khách hàng là nhiều nhất trong 3 năm, tăng 9,58% so với năm 2011.

Chi ngoài lãi cao hơn các khoản thu ngoài lãi đem lại, năm 2012 chi 7.125 triệu, tăng 20,19% so với năm 2011.

Lợi nhuận của chi nhánh giảm vào năm 2011 nhưng tăng đáng kể vào năm 2012. Năm 2011 lợi nhuận đạt 1.239 triệu, giảm 499 triệu, tức giảm 28,71% so với năm 2010. Tuy nhiên đến năm 2012 thì tăng mạnh, đạt 3.783 triệu, tăng đến 205,33% so với 2011.

Nguyên nhân giảm ở năm 2011 là do tình hình sản xuất kinh doanh của các khách hàng gặp nhiều khó khăn do giá xăng dầu tăng và lạm phát cao ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty nên việc gia hạn nợ dẫn đến mất khả năng thanh toán là khó tránh khỏi. Chi phí tăng dần qua các năm, phải chi dự phòng rủi ro lớn nên lợi nhuận của ngân hàng mang lại thấp. Đến năm 2012, tốc độ tăng của nguồn thu nhập nhiều hơn tốc độ tăng của chi phí, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng tốt hơn nên có đủ khả năng để trả nợ, làm cho nguồn thu từ hoạt động tín dụng tăng. Bên cạnh đó, thu ngoài lãi cũng tăng nhiều so với năm 2011, đạt 2.214 triệu đồng. Vì vậy lợi nhuận năm 2012 tăng cao nhất trong các năm.

Qua đây, ta thấy trong nền kinh tế hiện nay, việc thu chi còn phụ thuộc quá nhiều vào các sản phẩm truyền thống là chưa tốt. Để thích ứng với nền kinh tế và sự phát triển của địa phương thì ngân hàng nên có biện pháp đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ mới của NHNo nhằm tăng nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ khác, không nên tập trung vào nguồn thu từ hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam thành phố Tuy Hòa (Trang 46)