5. KẾT CẤU CHUYÊN ĐỀ
1.3.2.2. Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý
Chính sách tín dụng đặt ra mục tiêu, tham số định hướng cho cán bộ Ngân hàng, những người làm công tác cho vay,…
Chính sách này cần được xây dựng khoa học, cẩn thận thông suốt từ trên xuống dưới sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng duy trì tiêu chuẩn tín dụng của mình, tránh rủi ro quá mức và đánh giá đúng cơ hội kinh doanh. Một chính sách tín dụng tốt phải là một ứng dụng thông minh của những nguyên tắc tín dụng thích hợp với những thay đổi của các nhân tố và môi trường kinh tế. Chính sách tín dụng tốt sẽ nâng cao chất lượng các khoản cho vay của Ngân hàng.
Một chính sách tín dụng tốt gồm các yếu tố cơ bản:
- Có mục tiêu rõ ràng: Ngân hàng cần cân đối các mục tiêu quan trọng như: Mục tiêu sinh lời với mục tiêu bảo đảm tính an toàn; mục tiêu đạt thị phần cao với việc đảm bảo uy tín doanh nghiệp cũng như tính an toàn trong hoạt động vay vốn.
- Xác định rõ ràng chiến lược thực hiện: Ngân hàng thường xác định tỷ lệ phần trăm các khoản cho vay theo đối tượng, theo thời hạn, theo vị trí địa lý…để đạt được mức độ đa dạng hoá như mong muốn.
- Xác định quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận và cán bộ tham gia vào quá trình ra quyết định cho vay: Chính sách tín dụng cần quy định cụ thể trách nhiệm của Ban giám đốc, bộ phận chức năng và quyền hạn của phòng ban và cán bộ tín dụng.
Tính đồng bộ, hệ thống trong hoạt động sẽ tạo ra sự nhịp nhàng, tránh chồng chéo cũng như bỏ sót.
- Đưa ra các tiêu thức tín dụng: Một chính sách tín dụng tốt phải quy định điều kiện của các khoản vay có thể chấp nhận được, những yếu tố cần xem xét quyết định cho vay…Đây là giai đoạn đầu tiên quyết định hiệu quả của công tác triển khai tín dụng sau này cũng như khả năng hoàn vốn của khách hàng.
- Xác lập các phương pháp kiểm soát: Chính sách tín dụng cần quy định lịch trình kiểm soát các khoản vay, quy định báo cáo các vấn đề có liên quan với các cấp quản lý Ngân hàng…Đồng thời tận dụng tối đa ưu thế của công nghệ trong hoạt động kiểm tra