Dư nợ phân theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam thành phố Tuy Hòa (Trang 55)

5. KẾT CẤU CHUYÊN ĐỀ

2.1.4.2.3.Dư nợ phân theo thành phần kinh tế

Phân tích dư nợ theo thành phần kinh tế là nhằm xác định vai trò, chức năng nhiệm vụ của một ngân hàng thương mại đầu tư vào thành phần kinh tế nào là chủ yếu. Chi nhánh Nam Thành phố là một chi nhánh loại 3 của NHNo&PTNT Việt Nam nên nhiệm vụ chính là huy động vốn tạo lập qũy tập trung vào tín dụng hộ gia đình nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà Nước về đầu tư vốn cho Tam nông (nông nghiệp, nông dân và nông thôn); Cụ thể như sau:

Bảng 5: Phân tích dƣ nợ phân theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Kết quả HĐKD của Chi nhánh trong 3 năm 2010, 2011, 2012

Từ bảng 5 nhìn tổng thể ta có thể nhận xét, tình hình dư nợ của Chi nhánh chủ yếu tập trung vào dư nợ cho vay kinh tế hộ gia đình chiếm tỷ trọng khoảng gần 90%

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Tuyệt

đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối

1 Dƣ nợ TD DN 15.910 18.236 23.658 2.326 14,62% 5.422 29,73% 1.1 Cty CP NN 800 550 1.221 -250 -31,25% 671 1,22% 1.2 DN dân doanh, HTX 15.110 17.686 22.437 2.576 17,05% 4.751 26,86% 2 Kinh tế HGĐ 106.613 112.556 131.015 5.943 5,57% 20.459 16,69% 2.1 Hộ tư nhân KD, dịch vụ 21.712 21.543 22.868 -169 -0,78% 1.325 6,15% 2.2 Kinh tế HSX 79.029 87.643 101.536 8.614 10,90% 13.893 15,85% 2.3 Tiêu dùng 5.872 3.370 6.611 -2.502 -42,61% 3.241 96,17% Tổng cộng 122.524 130.792 154.673 8.268 6,75% 23.881 +18,26%

trong tổng mức dư nợ. Đạt được kết quả trên là do đặc điểm hoạt động của địa bàn mà chi nhánh phụ trách chủ yếu là các hộ sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp

Trong đó, dư nợ cho vay doanh nghiệp tăng dần qua các năm. Năm 2010 là 15.910 triệu đồng. Năm 2011 là 18.236 triệu đồng, tăng 14,62% so với năm 2010. Năm 2012 là 23.658 triệu đồng, tăng 5.422 triệu, tốc độ tăng 29,73% so với năm 2011.

Trong dư nợ cho vay doanh nghiệp thì cho vay Công ty CP nhà nước chiếm mức thấp hơn dư nợ của doanh nghiệp dân doanh, HTX. Dư nợ cho vay của các thành phần này tăng dần qua các năm.

Kinh tế hộ gia đình cũng tăng dần qua các năm. Năm 2011 là 112.556 triệu đồng, tăng 5.943 triệu, tức tăng 5,57% so với năm 2010. Năm 2012 tăng lên đến 131.015 triệu, tăng 20.459 triệu, tăng 16,69% so với 2011, chiếm 84,7% tổng dư nợ. Trong đó dư nợ của hộ sản xuất là chủ yếu, năm 2012 mức dư nợ là 101.536 triệu đồng, tăng 13.893 triệu, tức tăng 15,85% so với năm 2011

Biểu đồ 1: Dƣ nợ phân theo thành phần kinh tế

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Dư nợ TD DN Kinh tế HGĐ

Như vậy, ta có thể nhận xét rằng nếu có rủi ro xảy ra thì ngân hàng sẽ gặp

phải ở thành phần kinh tế hộ gia đình là chủ yếu, trong đó dư nợ kinh tế hộ sản xuất có nguy cơ rủi ro cao nhất.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam thành phố Tuy Hòa (Trang 55)