Tình hình nợ xấu theo địa bàn

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam thành phố Tuy Hòa (Trang 84)

5. KẾT CẤU CHUYÊN ĐỀ

2.2.3.5.Tình hình nợ xấu theo địa bàn

Việc đánh giá nợ xấu theo địa bàn, nhằm xem xét khả năng phát triển kinh tế cho từng cây, con, loại hình kinh tế...của địa bàn đó; Chi nhánh chú trọng cơ cấu đầu tư tăng trưởng tín dụng hoặc giảm bớt, chống rủi ro tín dụng trong thời gian đến.

Nợ xấu tại chi nhánh phân theo địa bàn của nhân viên tín dụng quản lý chủ yếu tại 3 phường của Thành phố Tuy Hòa

Bảng 13: Phân tích tình hình nợ xấu theo địa bàn

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Kết quả HĐKD của Chi nhánh trong 3 năm 2010, 2011, 2012

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối 1 Phƣờng Phú Lâm 1.410 1.204 837 -206 -14,61% -367 -30,48% 2 Phƣờng Phú Thạnh 1.348 1.251 940 -97 -7,20% -311 -24,86% 3 Phƣờng Phú Đông 1.482 2.183 2.385 701 47,30% 202 9,25% 4 Hòa Thành Đông 850 568 542 -282 -33,18% -26 -4,58% 5 Hòa Thành Tây 283 276 250 -7 -2,47% -26 -9,42% Tổng cộng 5.373 5.482 4.954 109 2,03% -528 -9,63%

Nợ xấu của phường Phú Lâm, năm 2010 là 1.410 triệu đồng; năm 2011 có nợ xấu 1.204 triệu đồng, giảm so với năm 2010 là 206 triệu đồng, tức giảm 14,61%; đến năm 2012 giảm còn 837 triệu đồng so với 2011, tức giảm 30,48%; chiếm 16,9% tổng nợ xấu

Nợ xấu của phường Phú Thạnh, năm 2010 là 1.348 triệu đồng; năm 2011 có nợ xấu 1.251 triệu đồng, giảm so năm 2010 là 97 triệu đồng, tức giảm 7,2%, chiếm 22,82% nợ xấu; đến năm 2012 có nợ xấu là 940 triệu đồng, so năm trước giảm 311triệu đồng, tức giảm 24,86%, chiếm 18,97% tổng nợ xấu.

Nguyên nhân nợ xấu của hai phường giảm là do có một số hộ vay đầu tư mới ngành đánh bắt thủy sản, hộ vay trả được lãi và được ngân hàng cho vay lại; Mặc khác nhân viên tín dụng đã tích cực đôn đốc thu hồi.

Nợ xấu của phường Phú Đông, năm 2010 là 1.482 triệu đồng; năm 2011 có nợ xấu 2.183 triệu đồng, tăng so năm 2010 là 701 triệu đồng, tức tăng 47,63%; đến năm 2012 có nợ xấu 2.385 triệu đồng, so năm trước tăng 202 triệu đồng, tức tăng 9,25%, chiếm tỷ trọng 48,14% tổng nợ xấu; Nguyên nhân tăng là do có doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, bị phá sản, dẫn đến không đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Nợ xấu của hai địa bàn Hoà Thành Đông, Hòa Thành Tây chiếm tỷ lệ trên dưới 5% tổng dư nợ, chiều hướng nợ xấu có xu hướng giảm; Nguyên nhân ngoài yếu tố nhân viên tín dụng đôn đốc thu nợ, mặc khác đối tượng vay của hai địa bàn này chịu tác động về tư nhiên, dịch bệnh, thiên tai không lớn, hầu hết hộ vay khi nợ đến hạn đều trả được.

Tóm lại, nợ xấu diễn ra tất cả các đối tượng, mọi ngành kinh tế, trên các địa bàn... Trong đó, ngành ngư nghiệp, nông nghiệp và địa bàn Phường Phú Thạnh , Phú Đông có tỷ lệ nợ xấu cao nhất.

2.2.3.6. Nguyên nhân rủi ro tín dụng của chi nhánh ( Phân tích dư nợ quá hạn theo nguyên nhân)

Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại chi nhánh qua phân tích, tổng hợp nguyên nhân cụ thể như sau

Bảng 14: Phân tích nợ quá hạn theo nguyên nhân

Đơn vị tính: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối I Nguyên nhân chủ quan II Nguyên nhân khách

quan

9.702 13.341 10.221 3.639 37,51% -3.120 -23,39%

1 Do bất khả kháng 3.759 4.612 3.845 853 22,69% -767 -16,63%

Thiên tai, dịch bệnh

Do thay đổi cơ chế chính sách

2 Do chủ quan của khách hàng

5.943 8.729 6.376 2.786 46,88% -2.353 -26,96%

Do kinh doanh thua lỗ 5.943 7.392 6.376 1.449 24,38% -1.016 -13,74%

Sử dụng vốn sai mục đích

Do khách hàng lừa đảo

Do khách hàng phá sản 1.337

III Nguyên nhân khác 466 583 351 117 25,11% -232 -39,79% Tổng cộng 10.168 13.924 10.572 3.756 36,94% -3.352 -24,07%

Nguyên nhân khách quan: Nợ quá hạn ở nguyên nhân này năm 2011 là 13.341 triệu đồng, tăng 3.639 triệu đồng, tăng 37,51% so với năm 2010. Năm 2012 là 10.221 triệu, giảm 3.120 triệu đồng, tức giảm 23,39%. Trong đó: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nguyên nhân thuộc về phía khách hàng

Khách hàng chủ yếu của chi nhánh là hộ sản xuất, các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh thương mại. Vì vậy, trình độ quản lý vốn, kiến thức kinh doanh, khả năng nắm bắt diễn biến thị trường còn nhiều hạn chế, quy mô sản xuất của hộ thường nhỏ, hộ có sức lao động, có các điều kiện về đất đai, mặt nước nhưng thiếu vốn, thiếu hiểu biết về khoa học, kỹ thuật. Năm 2011, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, đã ảnh hường lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp, hộ sản xuất. Sức tiêu thụ trên địa bàn giảm sút, nhiều khách hàng thu hẹp sản xuất, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nhiều, thậm chí có một doanh nghiệp phải phá sản. Một số doanh nghiệp thua lỗ sở dĩ vì giá xăng dầu tăng cao làm cho doanh nghiệp vận tải hàng hóa, hành khách tăng chi phí đầu vào dẫn đến thu lợi nhuận thấp. Nên ở năm 2011, nợ quá hạn ở nguyên nhân này là 8.729 triệu đồng, tăng 46,88% so với 2010. Năm 2012 lạm phát có phần giảm chậm, chính sách tiền tệ có phần được nới lỏng vào những tháng cuối năm nên các doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn làm ăn có phần hiệu quả hơn. Vì vậy nợ quá hạn đã giảm 26,96% so với năm 2010, còn 6.376 triệu đồng.

- Nguyên nhân bất khả kháng: Phú Yên nằm trên vùng duyên hải Nam Trung

Bộ, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, ngư nghiệp, ngành nghề sản xuất kinh doanh nhỏ. Chính vì vậy, Phú Yên luôn chịu những đợt thiên tai, hạn hán, dịch bệnh (tai xanh, lở mồm long móng ở lợn, bệnh đốm trắng, đỏ thân ở tôm…) xảy ra liên tiếp phá hoại nặng nề làm thiệt hại về con người và vật chất, làm người dân mất khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng. Cụ thể: Năm 2011 nợ quá hạn ở nguyên nhân này là 4.612 triệu đồng, năm 2012 giảm 16,63%, còn 3.845 triệu.

- Nguyên nhân thuộc về phía ngân hàng

Bảng 14 cho thấy nguyên nhân chủ quan không thể hiện nợ quá hạn. Mặc dù nguyên nhân này không được thể hiện qua con số cụ thể nhưng nếu ta xem xét lại một cách khách quan thì nguyên nhân gián tiếp cũng là do một phần về phía ngân hàng, được thể hiện qua:

Việc chấp hành quy trình tín dụng còn nhiều thiếu sót, một số món vay chưa thẩm định chặt chẽ, tính pháp lý của hồ sơ thế chấp không cao, chưa lường trước hết được biến động của thị trường dẫn đến rủi ro, tổn thất, làm cho nợ xấu tăng, chất lượng nợ giảm sút.

Trong công các tín dụng có nhân viên chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Sau khi thực hiện chương trình giao dịch 01 cửa, nhân viên tín dụng đã quản lý và theo dõi diễn biến món vay không kịp thời, thông báo tình hình nợ cho khách hàng không đầy đủ cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó, trong năm 2011 nghỉ hưu 2 người, tuyển mới 2 người nên số cán bộ mới tuyển kinh nghiệm còn chưa nhiều.

Nguyên nhân khác

Nợ quá hạn năm 2012 ở nguyên nhân này là thấp nhất, giảm còn 351 triệu đồng, tức giảm 39,79% so với năm 2011. Nguyên nhân này chủ yếu là nợ cho vay cán bộ công nhân viên chức, nguyên nhân do khách hàng chi tiêu bất hợp lý dẫn đến trả nợ, trả lãi không đúng hạn.

2.2.4. Trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Chi nhánh Nam TP Tuy Hoà Nam TP Tuy Hoà

2.2.4.1. Quy định về trích lập dự phòng theo quyết định QĐ 469/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/3/2012 của NHNo & PTNT Việt Nam ban hành ngày 30/3/2012 của NHNo & PTNT Việt Nam ban hành

Đây là một bước tiến mới với cách phân nhóm nợ, các loại nợ với mức rủi ro khác nhau đã gắn liền với tỷ lệ trích dự phòng khác nhau, bước đầu tạo nên quỹ dự

phòng đủ lớn để xử lý tổn thất. Việc trích lập dự phòng gồm: dự phòng chung và dự phòng cụ thể

Dự phòng chung: Chi nhánh trích lập bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 theo quy định.

Dự phòng cụ thể: lần lượt là 0%, 5%, 20%, 50% và 100% từ nhóm 1 đến nhóm 5. Với công thức được tính như sau:

R = max {0,(A – C)} x r

Trong đó:

R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: giá trị của khoản nợ

C: giá trị của tài sản bảo đảm r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

Việc trích lập dự phòng cụ thể được thực hiện hàng quý từ quý I đến quý IV trong năm, dựa theo dư nợ cuối mỗi quý với tỷ lệ trích lập từng nhóm nợ; riêng quý IV lấy số dư nợ từng nhóm vào ngày 30/11. Dự phòng cụ thể được tính vào chi phí hoạt động của ngân hàng, để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra.

Dự phòng chung chỉ được trích lập ở quý IV, không được thực hiện trích lập hằng quý như dự phòng cụ thể, được trích lập nhằm dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ, trích lập dự phòng và tình hình khó khăn về tài chính của chi nhánh.

2.2.4.2. Trích lập dự phòng xử lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh. Bảng 15: Trích lập dự phòng rủi ro Bảng 15: Trích lập dự phòng rủi ro Đơn vị tính: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối 1 Dư nợ 122.524 130.792 154.673 8.268 6,70% 23.881 18,30% 2 Trích lập dự phòng (dự phòng cụ thể) 1.475 2.912 1.638 1.437 97,42% -1.274 -43,75%

Nguồn: Kết quả HĐKD của Chi nhánh trong 3 năm 2010,2011,2012

Về nguồn dự phòng cụ thể được trích lập từ nhóm nợ 2 đến nhóm nợ 5. Ta thấy trích lập dự phòng cụ thể các năm cao, trong đó năm 2011, trích lập dự phòng cụ thể cao nhất trong 3 năm, trích 2.912 triệu đồng, chiếm 2,23% tổng dư nợ, tăng 97,42% so với năm 2010, nên làm tăng chi phí hoạt động của chi nhánh. Từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của đơn vị. Năm 2012 trích lập dự phòng đạt 1.638 triệu đồng, chiếm 1,06% dư nợ tín dụng. Nguồn thu lợi chính của chi nhánh là từ tín dụng trong khi đó trích dự phòng tín dụng 2012 lại thấp hơn 43,75% so với năm 2011, nên ta thấy năm 2012 lợi nhuận của chi nhánh cao hơn so với 2011, đạt 3.783 triệu đồng.

2.2.4.3. Kết quả xử lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh Bảng 16: Kết quả xử lý rủi ro Bảng 16: Kết quả xử lý rủi ro Đơn vị tính: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối 1 Dƣ đầu 4.247 3.568 4.919 -679 -15,99% 1.351 37,86% 2 Xử lý 1.235 2.803 2.635 1.568 126,96% -168 -5,99% 3 Thu hồi 1.914 1.452 1.846 -462 -24,14% 394 27,13% 4 Tồn 3.568 4.919 5.708 1.351 37,86% 789 16,04%

Nguồn: Kết quả HĐKD của Chi nhánh trong 3 năm 2010, 2011, 2012

Xử lý rủi ro của chi nhánh tập trung chủ yếu vào nhóm 5, nợ xấu sau khi xử lý được theo dõi ngoại bảng, không thông báo cho khách hàng biết và chi nhánh tích cực đôn đốc thu hồi. Năm 2010 nợ đã xử lý rủi ro là 1.235 triệu đồng, chiếm 12,15% nợ quá hạn;năm 2011 xử lý 2.803 triệu đồng, chiếm 17,6% nợ quá hạn; năm 2012 xử lý 2.635 triệu đồng, chiếm 24,92% nợ quá hạn.

Công tác đôn đốc, thu hồi nợ đã xử lý ở ngoại bảng: Năm 2010 thu nợ xử lý rủi ro đạt 1.914 triệu đồng. Năm 2011 chỉ đạt 1452 triệu đồng, giảm 462 triệu, giảm 24,14%. Tuy nhiên đến năm 2012 lại tăng lên 1.846 triệu đồng, tăng 394 triệu, tốc độ tăng 27,13%.

Điều này chứng tỏ năm 2012, CBTD đã quan tâm và có trách nhiệm cao trong việc đôn đốc thu hồi, nhưng còn chưa hiệu quả, tồn còn nhiều. Vì vậy chi nhánh cần tích cực đôn đốc thu nợ đã xử lý hơn nữa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3. Đánh giá công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Thành phố Tuy Hòa

2.3.1. Những ƣu điểm đạt đƣợc

Doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ tăng liên tục qua 3 năm, chứng tỏ hoạt động chi nhánh ngày càng mở rộng, chi nhánh đã mở rộng đối tượng kinh doanh đến từng đối tượng khách hàng, trong đó đặc trưng là mở rộng sản xuất cho đối tượng nông nghiệp.

Việc chấn chỉnh và nâng cao chất lượng tín dụng là một công tác quan trọng luôn luôn được Chi nhánh quan tâm, được thực hiện giao khoán để tính toán tiền lương cho nhân viên tín dụng. Ngay từ đầu năm Chi nhánh đã đưa ra biện pháp, nhân viên tín dụng phải đăng ký thực hiện các chỉ tiêu từng hàng tháng như: Mở rộng tăng trưởng dư nợ, tỷ lệ thu lãi, giảm thấp tỷ lệ nợ quá hạn, số dư huy động vốn, thu nợ tồn đọng, thu nợ đã xử lý rủi ro đang theo dõi ở ngoại bảng…

Thường xuyên tổ chức đánh giá nợ, phân tích nợ, kết quả thực hiện các chỉ tiêu giao khoán; Từ đó, có giải pháp đôn đốc thu hồi, xử lý sát thực tế. Năm 2012, tuy dư nợ tín dụng tăng nhưng nợ quá hạn và nợ xấu đã giảm, chứng tỏ chi nhánh đã tích cực đôn đốc thu hồi nợ.

Việc chấm điểm tín dụng, xếp hạng khách hàng được triển khai, phổ biến cho CBTD thực hiện để có chính sách ưu đãi cho vay với từng khách hàng phù hợp, đảm bảo rủi ro là thấp nhất. Từ khi đưa chương trình IPCAS vào quản lý, các cán bộ ngân hàng luôn tìm tòi học hỏi để nâng cao nghiệp vụ, sử dụng thành thạo phần mềm quản lý này.

Ngoài ra, Chi nhánh đã thực hiện nhiều biện pháp như phối hợp với chính quyền địa phương, Hội nông dân xã, phường, mời những hộ có nợ quá hạn đến Ngân hàng cùng với Giám đốc, phòng tín dụng và nhân viên tín dụng điạ bàn làm việc đòi nợ. Phối hợp với Chi cục thi hành án Thành phố, huyện Đông Hoà xử lý tài sản, khởi kiện ra Toà, xử lý rủi ro bằng nguồn quỹ dự phòng đối với số nợ đúng tuổi.

2.3.2. Những mặt còn tồn tại

Chất lượng tín dụng chưa tốt, tiềm ẩn rủi ro cao, hầu hết nợ xấu diễn ra ở mọi đối tượng, mọi khách hàng; giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo đề ra nhưng tổ chức thực hiện chưa kiên quyết. Việc nắm bắt diễn biến tình hình ở cơ sở còn chậm và chưa sâu sát. Trình độ nghiệp vụ (tay nghề) của một số nhân viên tín dụng, được tập huấn nhưng chưa đáp ứng được với yêu cầu phát triển. Một số ít nhân viên tín dụng chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, phong cách giao dịch chưa tốt, ít trau dồi rèn luyện chuyên môn.

Chi nhánh vẫn chưa tách bộ phận thẩm định ra khỏi tín dụng, khâu thẩm định, định giá tài sản đều do phòng tín dụng phụ trách. Vì vậy, công tác thẩm định chưa hiệu quả, còn nhiều bất cập.

Công tác quản lý nợ của một số ít CBTD còn hạn chế, chưa có tinh thần trách nhiệm cao; cá biệt có cán bộ định giá tài sản thế chấp theo cảm tính nên cho vay, quá hạn phát sinh khó xử lý tài sản khi món vay rủi ro. Từ đây dẫn đến chất lượng tín dụng không cao, làm tăng rủi ro tín dụng.

Công tác xử lý nợ ở một số địa bàn đã triển khai tích cực nhưng hiệu quả thu nợ

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam thành phố Tuy Hòa (Trang 84)