Kiểm tra, giám sát tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam thành phố Tuy Hòa (Trang 72)

5. KẾT CẤU CHUYÊN ĐỀ

2.2.2.8. Kiểm tra, giám sát tín dụng

Kiểm tra sau khi cho vay với các nội dung sau:

- Kiểm tra tiến độ thực hiện và hiệu quả phương án, dự án vay vốn. - Kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế so với mục đích đã thoả thuận. - Phân tích tình hình tài chính của khách hàng hoặc tình hình tài chính của dự án, phương án vay vốn.

- Kiểm tra tình hình trả nợ gốc, phí và lãi.

- Kiểm tra tình hình tài sản bảo đảm (biến động, giảm giá, hư hỏng...). Xác định lại giá trị tài sản bảo đảm.

- Kiểm tra xác định những rủi ro bất khả kháng.

Các trường hợp bắt buộc phải thực hiện kiểm tra và giám sát thường xuyên: - Khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ.

- Khoản nợ quá hạn hoặc khả năng trả nợ không bảo đảm.

- Các khoản nợ đã phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao (nhóm 3,4,5).

Kiểm tra định kỳ sau khi cho vay: Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày nhận tiền vay.

Nhận xét: Quy trình là như vậy nhưng vẫn còn một số cán bộ chủ quan, có suy nghĩ chỉ cần thẩm định trước cho vay là cơ bản hoàn thành, kiểm soát sau cho vay chỉ qua chứng từ hồ sơ khách hàng cung cấp. Công tác kiểm soát sau cho vay còn bị buông lỏng đặc biệt đối với những khách hàng có quan hệ tín dụng lâu dài, đó là đối tượng mà NVTD thường có tâm lý cả nể, tin tưởng khách hàng. Trong khi kiểm tra, theo dõi khách hàng này thì lại phải tiến hành tìm kiếm khách hàng mới khác để hoàn thành chỉ tiêu. Số lượng NVTD của chi nhánh tương đối ít mà phải theo dõi nhiều khách hàng vay vốn, hơn nữa, NVTD chưa từng thực hiện một dự án đầu tư nào lại phải thực hiện công việc thẩm định thì quả là khó khăn.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam thành phố Tuy Hòa (Trang 72)