Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam thành phố Tuy Hòa (Trang 106)

5. KẾT CẤU CHUYÊN ĐỀ

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách và hệ thống các văn bản pháp quy bao gồm các hướng dẫn Nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng và thông tư của Thống đốc NHNN để có đủ khuôn khổ pháp lý cần thiết cho việc thực hiện tốt Luật NHNN và Luật các tổ chức tín dụng, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, năng động an toàn. Đổi mới phương thức và thủ tục tín dụng theo hướng tạo thuận lợi và cơ hội bình đẳng cho các đơn vị, các hộ kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế có dự án đầu tư kinh doanh khả thi được vay vốn ngân hàng.

Nâng cao chất lượng quản lý, điều hành: NHNN đóng vai trò là cơ quan điều hành, quản lý vĩ mô trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng. Vì vậy, NHNN cần nâng cao vai trò định hướng trong quản lý và tư vấn cho các NHTM thông qua việc thường xuyên tổng hợp, phân tích thông tin thị trường, đưa ra các nhận định và dự báo khách quan, mang tính khoa học, đặc biệt là liên quan đến hoạt động tín dụng của các NHTM có cơ sở tham khảo, định hướng trong việc hoach định chính sách tín dụng của mình sao cho vừa đảm bảo phát triển hợp lý, vừa phòng ngừa được rủi ro. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế cho vay, đảm bảo tiền vay trên cơ sở bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các NHTM, quy định chặt chẽ về trách nhiệm của các NHTM về việc tuân thủ quy chế cho vay và bảo đảm tiền vay, hạn chế bớt các thủ tục pháp lý phức tạp, gây khó khăn cho các NHTM. NHNN cần xây dựng và hoàn thiện các định chế về các công cụ bảo hiểm tín dụng để các NHTM có thể áp dụng một cách chuẩn xác, kịp thời. Đồng thời, tổ chức đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ để giúp các NHTM vừa đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng, vừa phòng ngừa và phân tán rủi ro.

Nâng cao chất lượng của trung tâm thông tin tín dụng: Một trong những bộ phận được NHTM sử dụng là Trung tâm thông tin tín dụng CIC. Và một trong những điều kiện cần thiết để thực hiện quản trị rủi ro tốt là hệ thống thông tin phải đầy đủ, cập nhật, chính xác. Chất lượng thông tin ngày càng cao thì rủi ro trong kinh doanh của tổ chức tin dụng ngày càng giảm. Bên cạnh đó, cần chú trọng đổi mới và hiện đại hoá các trang thiết bị hệ thống. Cán bộ làm công tác quản lý mạng CIC am hiểu về công nghệ, khả năng thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp và đưa ra những nhận định, cảnh báo thích hợp. Hiện nay, các ngân hàng chưa có sự hợp tác tích cực với CIC chủ yếu là do muốn giữ bí mật thông tin về khách hàng để cạnh tranh. NHNN cần phải có biện pháp khuyến khích và quy định dần các NHTM hợp tác, cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho trung tâm. Thanh tra NHNN nên kiểm tra việc báo cáo, khai thác thông tin của các ngân hàng, đồng thời có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời đối với những ngân hàng vi phạm chế độ báo cáo thông tin tín dụng như: báo cáo thiếu, báo cáo thông tin sai

lệch. Đồng thời khuyến khích các ngân hàng sử dụng thông tin tín dụng từ CIC như là một tài liệu bắt buộc phải có trong quá trình thẩm định cho vay.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam thành phố Tuy Hòa (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)