5. KẾT CẤU CHUYÊN ĐỀ
1.4. Kinh nghiệm của một số nƣớc đối với công tác hạn chế RRTD
1.4.1 Kinh nghiệm của Canada
Ở Canada, để giúp các Ngân hàng, các nhà đầu tư có được những thông tin tin cậy và cần thiết, người ta đã thành lập các công ty chuyên kinh doanh thông tin tín dụng. Một trong các công ty hàng đầu về thông tin tín dụng đó là “services finances Ben” công ty Ben thu nhập thông tin tín dụng để cung cấp cho các Ngân hàng thương mại theo cách sau:
Trước hết, cần tra cứu những thông tin đã có được cập nhập và lưu trữ một cách khoa học. Bước tiếp theo, thu thập qua các việc nghiên cứu và tài liệu, tin tức của các
cơ quan và các tổ chức dịch vụ của Nhà nước nhu cơ quan thống kê, tài chính, thuế...đồng thời cũng quan tâm đến thông tin bên ngoài như báo chí, các nhà cung cấp, khách hàng...
Công ty Ben cũng thu thập thông tin từ việc điều tra tại chỗ các nhân viên điều tra thông tin tín dụng phải là người chuyên nghiệp, có kinh nghiệm, khi đã tiếp xúc phải sử dụng các phương pháp để phỏng vấn ban điều hành doanh nghiệp. Điều quan trọng là sau cuộc tiếp xúc, nhân viên thông tin tín dụng phải có khả năng nhận xét.
Cuối cùng, Công ty Ben sẽ phân tích tổng hợp các thông tin đã có và tiến hành “phân tích rủi ro tín dụng” cung cấp cho các Ngân hàng.
1.4.2. Kinh nghiệm của Mỹ
Nước Mỹ là cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới, hoạt động tài chính của Mỹ có tác động mạnh đến nền kinh tế thế giới. Hệ thống ngân hàng của Mỹ đã có bề dày hoạt động rất hiệu quả, có những ngân hàng lớn nhất trên toàn thế giứoi, và cũng phải đối phó với rất nhiều rủi ro tín dụng trong từng thời kỳ nhất định. Họ đã biết cách hạn chế đến mức tối đa các rủi ro có thể chấp nhận được bằng những biện pháp hiệu quả. Thực tế hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại ở Mỹ cho thấy, để việc kiểm soát rủi ro tín dụng hiệu quả cần:
- Nhấn mạnh việc thẩm định khoản vay hơn là việc kiểm soát khoản vay. Việc cắt giảm hoặc làm tắt trong quá trình thẩm định sẽ dẫn đến khoản nợ xấu. Thêm vào đó, cho vay các khoản nợ có rủi ro sẽ không đáng nếu tính đến khối lượng công việc phải thực hiện để khoản vay không bị quá hạn.
- Tránh sử dụng những đơn vị môi giới, vì các đơn vị môi giới không có động cơ để đem lại các khoản vay có chất lượng cao hơn do họ được trả không căn cứ vào chất lượng khoản vay.
- Tập trung quyết định cho vay để bảo đảm tính thống nhất và kiểm soát. Mặc dù các bên cho vay nhỏ hoặc lớn có thể khác nhau về phương pháp xem xét khoản vay,
cả 2 đều yêu cầu có ít nhất một cán bộ, không phải là cán bộ thẩm định khoản vay, để xem xét lại khoản vay và đưa ra quyết định phê duyệt cuối cùng. Kết cấu này loại bỏ việc ra quyết định phê duyệt cuối cùng từ nhiều cán bộ rải rác mà tập trung việc phê duyệt vào một cán bộ hoặc một nhóm để đảm bảo tính thống nhất, kiểm soát và hiệu quả trong thẩm định.
- Xác định nợ xấu sớm và tăng cường các nỗ lực thu hồi nợ rất mạnh mẽ; luôn theo dõi để xác định sớm những dấu hiệu của khoản vay xấu trong tương lai. Cách tốt nhất để xác định sớm các dấu hiệu là luôn giữ mối liên hệ với khách hàng, không đợi cho đến khi khoản vay trở nên quá hạn. Sự tích cực xác định và tìm kiếm khả năng thu hồi các khoản nợ chỉ trong vài ngày kể từ khi khoản vay bị trễ có thể làm giảm thời gian cần có tiêu tốn vào các động tác thu hồi nợ và cho phép các bên cho vay điều chỉnh thời hạn trả nợ hoặc giải quyết các vấn đề khác của bên vay sớm.
Đến nay đã có tới 117 ngân hàng Mỹ thuộc diện “có vấn đề” (theo công bố của Federal Deposit Insurance Corporation – Công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ FDIC) và hơn 10 ngân hàng Mỹ bị phá sản. Nguyên nhân là do các ngân hàng mất khả năng thanh khoản do danh sách các khoản nợ khó thu hồi tăng cao, dùng huy động tiền gửi cho vay bất động sản đồng nghĩa với việc lấy ngắn nuôi dài, không thẩm định nguồn trả nợ, cho vay dưới chuẩn, đến khi giá bất động sản tụt dốc không phanh, các khoản nợ không thu hồi được, ngân hàng mất khả năng chi trả các khoản tiết kiệm đến hạn, tình hình kinh tế khủng hoảng, các doanh nghiệp Mỹ rơi vào tình cảnh khó khăn phá sản, các khoản đầu tư của ngân hàng cũng từ đó thua lỗ,…
1.4.3. Kinh nghiệm của Pháp
Các ngân hàng ở Pháp luôn dự phòng rủi ro cho tất cả các khoản tín dụng. Các chuẩn mực quản trị rủi ro đo lường, rủi ro tín dụng theo hướng luôn tồn tại rủi ro trong các khoản cấp tín dụng, cho dù khoản vay đó có suy giảm hay chưa suy giảm khả năng thanh toán.
* Trên đây là kinh nghiệm về quản lý rủi ro của một số nước trên thế giới, cụ thể là Canada, Mỹ và Pháp mà Việt Nam cần học hỏi. Kinh nghiệm của Canada cho thấy được tầm quan trọng của việc thu thập thông tin tín dụng, nơi cung cấp thông tin đáng tin cậy. Đối với Pháp, việc đề phòng rủi ro cho tất cả các khoản tín dụng là ưu tiên hàng đầu, mọi khoản tín dụng đều được trích lập dự phòng. Đối với Mỹ, đề cao vai trò của công tác thẩm định hơn là việc kiểm soát khoản vay, cách tốt nhất để xác định sớm các dấu hiệu rủi ro là luôn giữ mối liên hệ với khách hàng, không đợi cho đến khi khoản vay trở nên quá hạn. Song, từ cuộc khủng hoảng tín dụng Mỹ, cho thấy nguyên nhân xuất phát phần lớn từ việc quản lý kiểm soát khoản vay kinh doanh bất động sản và chứng khoán còn yếu kém, chất lượng tín dụng không được coi trọng, có nhiều khoản cho vay dưới chuẩn, không thẩm định kỹ trước khi cho vay, sử dụng nguồn huy động ngắn hạn để đầu tư vào những khoản dài hạn như bất động sản nên không tránh khỏi rủi ro mất khả năng thanh toán và không thu hồi được nợ. Đó cũng là bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam khi rơi vào tình trạng tương tự.
CHƢƠNG II
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH
NAM TP TUY HOÀ
2.1. Tổng quan về NHNo & PTNT Chi nhánh Nam thành phố Tuy Hòa
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT Chi nhánh Nam
thành phố Tuy Hoà.
NHNo & PTNT Chi nhánh Nam TP Tuy Hòa được đổi tên vào đầu tháng 8/2005, trên bộ máy và hoạt động kinh doanh kế thừa và chuyển giao của NHNo& PTNT Huyện Tuy Hòa trước đây. Sau khi thực hiện Nghị định 62 của Chính phủ, NHNo&PTNT Huyện cũng phải sắp xếp lại. Đã bàn giao tiền gửi dân cư và dư nợ tín dụng của 19 xã về cho 2 ngân hàng huyện mới thành lập, chỉ còn quản lý ba phường và một xã. Địa bàn thu hẹp là vùng ven đô, mặt khác 2 năm gần đây do suy giảm kinh tế trên thế giới và trong nước tác động lớn đến kinh doanh các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
* Giai đoạn từ 09/1989 đến 05/1995
Đây là giai đoạn hình thành và phát triển chi nhánh cấp II, loại 4 - Trực thuộc NHNo Tỉnh Phú Yên, chủ yếu hoạt động kinh doanh theo văn bản 499, 499A của NHNo Việt Nam.
* Giai đoạn từ 06/1995 đến 8/2005
Giai đoạn hình thành và phát triển theo mô hình văn phòng đại diện khu vực. Chi nhánh được chuyển thành chi nhánh loại 3 trực thuộc NHNo&PTNT Tỉnh Phú Yên, chịu sự quản lý của văn phòng đại diện Miền Trung..
* Giai đoạn 9/2005 đến nay
Trong xu hướng phát triển mạnh mẽ của hệ thống NHNo&PTNT, cùng với sự chia tách Huyện Tuy Hòa thành hai huyện Đông Hòa và Tây Hoà, chi nhánh NHNo&PTNT Huyện cũng phát triển theo, được đổi tên thành NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Thành phố Tuy Hòa, trực thuộc NHNo&PTNT Tỉnh Phú Yên.
Mặc dù bị chi phối bởi sự chia tách nhân sự và tài sản…nhưng đơn vị đã kế thừa trên nền kinh doanh của hội sở NHNo&PTNT Huyện trước đây, về cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc hiện đại, đáp ứng được yêu cầu kinh doanh cuả một ngân hàng hiện đại. Quán triệt nhiệm vụ, giải pháp, kinh doanh của một ngân hàng hiện đại. Sau khi chia tách, chi nhánh đã kịp thời ổn định tư tưởng, khắc phục mọi khó khăn, tập trung sức phấn đấu vươn lên.
Trụ sở hiện tại của chi nhánh: số 402 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Phú Lâm, Thành phố Tuy Hòa, Tỉnh Phú Yên.
* Với chức năng và nhiệm vụ:
- Chức năng:
Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của NHNO
Tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo ủy quyền của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc
Thực hiện các nhiệm vụ khác của Hội đồng quản trị hoặc của Tổng giám đốc
- Nhiệm vụ:
+ Huy động vốn
Khai thác và nhận tiền gửi các tổ chức, cá nhân, tổ chức tín dụng khác trong và ngoài nước dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của NHNo
Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNo:
+ Tín dụng
Cho vay: cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và các loại cho vay khác theo quy định.
Cầm cố chiết khấu các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.
Bảo lãnh cho vay, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu,… Nhận ủy thác cho vay của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.
+ Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
Cung ứng phương tiện, dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước cho khách hàng: thu chi hộ, chuyển tiền, két sắt,…và các dịch vụ thanh toán khác theo quy định
+ Các nhiệm vụ khác
Thực hiện kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi quản lý.
Tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà nước, NHNN, NHNo & PTNT và kế hoạch phát triển kinh tế ở địa phương.
GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG HÀNH CHÍNH PHÒNG KINH DOANH PHÕNG KẾ TOÁN VÀ NGÂN QUỸ
Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, lưu trữ các hình ảnh làm tư liệu phục vụ cho việc trực tiếp kinh doanh của Chi nhánh cũng như việc quảng bá thương hiệu của NHNo.
Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của Tổng giám đốc, Giám đốc.
Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được NHNo&PTNT và giám đốc chi nhánh cấp trên giao.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Nam Thành phố Tuy Hoà triển Nông thôn Chi nhánh Nam Thành phố Tuy Hoà
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý tại chi nhánh.
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức quản lý
(Nguồn: Phòng Hành chính)
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban
Ban chỉ đạo điều hành
Ban Giám đốc gồm 2 người, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên theo văn bản số 02/NHNo-TH ngày 02/09/2005. Giám đốc phụ trách chung, chỉ đạo
phòng kế toán ngân quỹ, một Phó Giám đốc phụ trách phòng tín dụng, được Giám đốc ủy quyền thường trực giải quyết các công việc hàng ngày.
Ban Giám đốc và các phòng nghiệp vụ hoạt động theo nhiệm vụ và quyền hạn theo quyết định.
Phòng hành chính
Xây dựng lịch công tác hàng tháng, quý của chi nhánh, có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc thực hiện chương trình. Theo dõi và chi trả tiền lương. Trực tiếp quản lý con dấu, thực hiện công tác hành chánh, văn thư, sữa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ thiết bị...
Phòng kế toán và ngân quỹ
Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính quỹ tiền lương của cơ quan. Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và lập các báo cáo theo qui định. Thực hiện mở, quản lý tài khoản thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện bảo quản lưu trữ tiền mặt, các loại giấy tờ có giá và định mức tồn quỹ theo qui định. Thực hiện công tác thông tin báo cáo, công tác tin học, có nhiệm vụ tổng hợp thống kê và lưu trữ số liệu liên quan tới hoạt động của chi nhánh.
Phòng kinh doanh
Nghiên cứu, xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng; phân tích kinh tế theo ngành nghề, kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao; thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình NHNo&PTNT cấp trên theo phân cấp uỷ quyền; thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục; tổ hợp chỉ đạo thông tin hạn chế rủi ro tín dụng; làm tham mưu chính cho chiến lược kinh doanh, chiến lược khách hàng; đề xuất chiến lược huy động vốn, kể cả vay vốn nước ngoài theo uỷ nhiệm của Tổng giám đốc; tổng hợp và đôn đốc thực hiện chương trình công tác tháng, quý, năm trình Giám đốc và NHNo&PTNT Tỉnh theo quy định.
Kiểm tra viên
Mỗi chi nhánh NHNo&PTNT loại 3, theo quy chế có một kiểm tra viên thuộc phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ của NHNo&PTNT Tỉnh công tác tại chi nhánh, có nhiệm vụ:
Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán nội bộ của Phòng. Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm soát theo đề cương, chương trình công tác kiểm tra, kiểm soát của NHNo&PTNT và kế hoạch của đơn vị, kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh phụ thuộc.
Thu nhập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và hạn chế rủi ro tín dụng.
Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho Giám đốc giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền. Làm nhiệm vụ thường trực ban chống tham nhũng, tham mưu cho lãnh đạo trong hoạt động chống tham nhũng, tham ô, lãng phí và thực hành tiết kiệm tại đơn vị mình.
Tổ chức kiểm tra công tác thẩm định của Chi nhánh. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.
2.1.3. Năng lực kinh doanh của Ngân hàng
Năng lực vốn: Tổng vốn kinh doanh tăng dần qua các năm, năm 2012 đạt 190,7 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu là 146,3 tỷ.
Năng lực lao động: Số lượng cán bộ, nhân viên hiện tại của chi nhánh là 19 người và 01 bảo vệ. Đến nay, chi nhánh đã có 13/19 cán bộ, nhân viên có bằng đại học, đạt tỷ lệ 68,42%, trong đó, chỉ có 8 người học đúng chuyên ngành.
Cơ sở vật chất, kỹ thuật: NHNo & PTNT Nam TP Tuy Hòa được trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho nghiệp vụ và khách hàng. NHNo & PTNT Nam TP Tuy Hòa không ngừng phát triển các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, tiện ích như: phần mềm thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT, chuyển tiền nhanh Western
Union, đặc biệt là ứng dụng công nghệ tin học với việc kết nối trực tiếp hệ thống thanh toán nội bộ và kế toán khách hàng IPCAS giúp điều hành kinh doanh nhanh và hiệu quả hơn, tạo sự thuận lợi và thói quen thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh