Nợ quá hạn theo nhóm

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam thành phố Tuy Hòa (Trang 82)

5. KẾT CẤU CHUYÊN ĐỀ

2.2.3.4. Nợ quá hạn theo nhóm

Bảng 12: Phân tích nợ quá hạntheo nhóm

Đơn vị tính: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối 1 Nhóm 2 4.795 8.442 5.618 3.647 76,06% -2.824 -33,45% 2 Nhóm 3 724 1.926 1.403 1.202 166,02% -523 -27,15% 3 Nhóm 4 1.188 1.931 1.967 743 62,54% 36 1,86% 4 Nhóm 5 3.461 1.625 1.584 -1.836 -53,05% -41 -2,52% Tổng cộng 10.168 13.924 10.572 3.756 36,94% -3.352 -24,07%

Từ bảng 12, ta thấy cả 3 năm nợ quá hạn nhóm 2 là cao nhất trong phân nợ quá hạn theo nhóm. Nợ quá hạn nhóm 2 năm 2010 là 4.795 triệu đồng, chiếm 47,16% nợ quá hạn. Năm 2011 là 8.442 triệu đồng, chiếm 60,6% nợ quá hạn, tăng 3.647 triệu đồng, tức tăng 76,06% so với năm 2010. Tuy nhiên đến năm 2012 giảm, còn 5.618 triệu, giảm 2.824 triệu đồng, chiếm 53,1% nợ quá hạn, giảm 33,45% so với năm 2011. Nợ nhóm 2 cao bởi lẽ căn cứ thời hạn quá hạn theo quy định quyết định 493 và quyết định 18 của NHNN thì nợ nhóm 2 có thời hạn quá hạn từ 10 đến 90 ngày. Trên thực tế, khách hàng vì các nguyên nhân khác nhau, chưa thu tiền đối tác, sản phẩm làm ra chưa bán được…từ dẫn đến quá hạn thời gian ngắn từ 10-20 ngày, rồi sau đó thanh toán nợ cả gốc và lãi đầy đủ. Như vậy cách phân loại này đã tạo cho chi nhánh một số lượng nợ quá hạn lớn. Từ đó dẫn đến “nợ quá hạn ảo”.

Chi nhánh thỏa thuận với khách hàng đóng lãi hàng tháng nhưng do thói quen tuân thủ các nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng tại địa bàn còn chưa cao nên vẫn có nhiều khách hàng đóng lãi trễ hạn so với hợp đồng tín dụng đã ký kết trên 10 ngày, nhưng vẫn ở trong tháng theo hợp đồng đã ký nên bị chuyển nhóm nợ tiếp theo.

Nợ quá hạn nhóm 3 năm 2011 là 1.926 triệu đồng, tăng tới 166,02%. Năm 2012 còn 1.403 triệu, giảm 27,15% so với năm 2011. Nợ quá hạn nhóm 4 tăng dần qua các năm nhưng tăng không đáng kể. Đến năm 2012 nợ quá hạn nhóm này đạt 1.967 triệu, tăng 1,86% so với năm 2011. Đối với các khoản nợ này sau khi đã cơ cấu thời hạn trả nợ lần đầu thì khả năng trả nợ vẫn không có dấu hiệu tốt lên.

Nợ nhóm 5 này chủ yếu là nợ của các hợp tác xã đánh bắt xa bờ. Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, Ngân hàng cấp trên về chương trình cho vay đánh bắt xa bờ. Chi nhánh đã cho vay các hợp tác xã để thực hiện chương trình trên. Tuy nhiên, sản lượng đánh bắt ít, giá xăng dầu tăng dẫn đến chi phí một chuyến đánh bắt tăng lên, sự thiếu đoàn kết thống nhất trong nội bộ hợp tác xã trên…từ đó dẫn đến hiệu quả chương trình thấp, nợ quá hạn kéo dài sang nhiều năm, tàu thuyền đã hư cũ khả năng phát mãi tài sản để thu hồi nợ ít. Vì vậy, nó chiếm một tỷ trọng lớn nợ xấu của chi nhánh. Nợ

quá hạn nhóm 5 năm 2010 là cao nhất, đạt 3.461 triệu đồng. Đến năm 2012 đạt 1.584 triệu, giảm không đáng kể so với năm 2011, giảm 41 triệu, tốc độ giảm là 2,52%, chiếm 14,98% nợ quá hạn. Điều này cho thấy chi nhánh đã tích cực trong công tác thu hồi nợ xấu. Đồng thời cũng đề nghị cấp ngành liên quan có chính sách giải quyết thích hợp về vấn đề trên

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam thành phố Tuy Hòa (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)