Nhân tố vĩ mô

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam thành phố Tuy Hòa (Trang 60)

5. KẾT CẤU CHUYÊN ĐỀ

2.2.1.1. Nhân tố vĩ mô

Môi trƣờng kinh tế

Nền kinh tế của Tỉnh nói chung và khu vực Nam TP Tuy Hòa những năm gần đây không ngừng tăng trưởng, nền chính trị ổn định là cơ hội cho người dân đầu tư, sản xuất, nhu cầu đầu tư ngày càng tăng, nhu cầu vay vốn cũng tăng lên. Thu nhập người dân tăng lên nên vốn huy động tiết kiệm dồi dào hơn, đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Tuy nhiên trong hai năm 2011, 2012 Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội,

đã ảnh hường lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp, hộ sản xuất. Sức tiêu thụ trên địa bàn giảm sút, nhiều khách hàng thu hẹp sản xuất hoặc có nguy cơ phá sản.

Lãi suất cho vay năm 2011 tăng cao, năm 2012 giảm chậm làm tăng chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, hiệu quả SXKD giảm thấp, khả năng trả nợ tiền vay đúng hạn, trả lãi theo thoả thuận gặp khó khăn.

Môi trƣờng pháp lý

Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh sẽ giúp cho các chủ đầu tư an tâm kinh doanh, bảo vệ quyền lợi cho các thành phần kinh tế; kinh doanh hiệu quả, có lợi nhuận là cơ sở để trả nợ đúng hạn cho ngân hàng, giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Khi các ngân hàng trong hệ thống tài chính thực hiện nghiệp vụ cho vay và cung cấp dịch vụ tài chính cho khách hàng, họ phải tiến hành công việc trong một khung pháp lý chặt chẽ được xây dựng chủ yếu để bảo vệ lợi ích của toàn xã hội. Trong đó, những quy định có liên quan đến hoạt động cho vay có vai trò rất lớn tới sự an toàn trong hoạt động ngân hàng.

Môi trường pháp lý còn ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng khi môi trường pháp lý đó chưa hoàn thiện hoặc cách thức thi hành còn chưa đảm bảo tính thời gian, tính nghiêm minh, phát sinh nhiều chi phí. Chẳng hạn như việc phát mãi tài sản thế chấp hiện nay, đòi hỏi khá nhiều thủ tục, thời gian, chi phí.

Việc thực hiện và giải quyết các hợp đồng tín dụng khi đáo hạn còn chịu sự chi phối của Bộ Luật dân sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế (26.03.94), Pháp lệnh thi hành án (17.04.93), Luật Phá sản Doanh nghiệp…Do đó khi nợ đáo hạn, nếu con nợ mất khả năng chi trả hoặc cố tình trốn tránh thanh toán nợ thì ngân hàng chỉ có con đường hợp pháp duy nhất là khởi kiện trước toà án có thẩm quyền. Vấn đề tố tụng trước toà án hiện nay quá nhiều khâu và thường kéo dài qua nhiều giai đoạn làm mất nhiều thời gian. Thời gian tố tụng kể từ khi khởi kiện cho đến khi có quyết định của toà án có hiệu lực thi hành rồi đến khi phát mãi tài sản thu hồi được nợ thường kéo dài gần một năm. Tình trạng này thường làm cho ngân hàng phải chịu đọng vốn trong

lúc ngân hàng phải chịu lãi suất cho người gửi. Đây là một thiệt hại lớn cho ngân hàng chưa kể các chi phí phát sinh trong thủ tục tố tụng.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam thành phố Tuy Hòa (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)