5. KẾT CẤU CHUYÊN ĐỀ
1.2.6.2. Các chỉ tiêu đo lường
Nợ quá hạn:
NH xác định mức độ rủi ro với công thức: Tỷ lệ nợ quá hạn(%) = Nợ quá hạn
x 100% Tổng dư nợ
Biểu hiện của rủi ro tín dụng là các khoản nợ quá hạn của NH, nếu ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn cao so với dư nợ cho vay thì có nghĩa ngân hàng có độ rủi ro cao và ngược lại. Vì với những khoản nợ không thu hồi được sẽ ảnh hưởng đến quá trình khai thác và sử dụng vốn của Ngân hàng, phá vỡ kế hoạch kinh doanh, làm ảnh hưởng đễn khả năng thanh toán của các Ngân hàng.
Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ:
Tỷ lệ nợ xấu (%) = Nợ xấu x 100% Tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ xấu cũng là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng.
Nếu tỷ lệ này cao thì rủi ro tín dụng cao vì đây là những khách hàng có dấu hiệu khó khăn về mặt tài chính nên khó trả nợ cho Ngân hàng.
Tỷ lệ mất vốn
Tỷ lệ mất vốn (%) = x 100%
Dư nợ mất vốn là các khoản nợ thuộc nhóm 5 bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu…
Tỷ lệ mất vốn càng cao thì thiệt hại cho Ngân hàng càng lớn vì nó phản ánh những khoản tín dụng mà bị mất và phải dùng quỹ dự phòng để bù đắp.
Dư nợ mất vốn Tổng dư nợ
Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD (%) = x 100%
Tại Việt Nam hiện nay, việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của hầu hết các Ngân hàng được thực hiện theo quyết định số 493/QD-NHNN và quyết định số 18/2007/QD-NHNN của NHNN Việt Nam. Theo đó, tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau: Nhóm 1 là 0%; nhóm 2 là 5%; nhóm 3 là 20%; nhóm 4 là 50%; nhóm 5 là 100%.
Dự phòng chung: Tổ chức tín dụng thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Tỷ lệ này càng cao vì dự phòng trích lập nhiều sẽ làm tăng chi phí của ngân hàng dẫn đến giảm lợi nhuận thậm chí thua lỗ.