Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam thành phố Tuy Hòa (Trang 50)

5. KẾT CẤU CHUYÊN ĐỀ

2.1.4.1.Tình hình huy động vốn

Sự phát triển của các ngân hàng đều tập trung vào mục tiêu lợi nhuận và tăng trưởng an toàn dư nợ. Để tăng trưởng được dư nợ thì ngân hàng phải mở rộng doanh số cho vay và điều này có liên quan đến nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng lớn hay nhỏ. Việc gia tăng nguồn vốn biểu hiện qua nghiệp vụ huy động vốn. Nếu huy động vốn có hiệu quả sẽ làm tăng nguồn vốn kinh doanh, tăng doanh số cho vay, từ đó tăng lợi nhuận. Vì vậy, chi nhánh luôn chấp hành đúng cơ chế kế hoạch “có tăng trưởng nguồn vốn mới tăng trưởng tín dụng”. Kết quả thực hiện trong các năm qua như sau:

Bảng 2: Phân tích cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn:Kết quả HĐKD của Chi nhánh trong 3 năm 2010, 2011, 2012

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối 1 Phân theo loại tiền tệ 130.868 162.408 187.539 31.540 24,10% 25.131 15,47%

1.1 Nguồn vốn nội tệ 126.441 157.729 185.386 31.288 24,75% 27.657 17,53% 1.2 Nguồn vốn ngoại tệ 4.427 4.679 2.153 252 5,69% -2.526 -53,99%

2 Phân theo đối tƣợng 130.868 162.408 187.539 31.540 24,10% 25.131 15,47%

2.1 Tiền gửi dân cư 120.602 154.583 175.822 33.981 28,18% 21.239 13,74% 2.2 Tiền gửi TCKT 9.764 7.235 11.483 -2.529 -25,90% 4.248 58,71% 2.3 Tiền gửi khác 502 590 234 88 17,53% -356 -60,34%

3

Phân theo lãi suất

huy động 130.868 162.408 187.539 31.540 24,10% 25.131 15,47%

3.1 Tiền gửi không kỳ hạn 10.157 7.746 11.754 -2.411 -23,74% 4.008 51,74% 3.2 Tiền gửi có kỳ hạn 120.711 154.662 175.785 33.951 28,13% 21.123 13,66%

Trên địa bàn hoạt động của Chi nhánh đang có 3 NHTM cùng cạnh tranh. Lãi suất huy động và yếu tố phi lãi suất (quà khuyến mãi) của từng ngân hàng rất nhạy bén; Nếu một ngân hàng có chính sách lãi suất huy động tăng, sẽ tác động trực tiếp đến người gửi tiền; vì khách hàng luôn so sánh lãi suất giữa các ngân hàng để lựa chọn. Tuy nhiên bằng những giải pháp tích cực, kinh nghiệm trong công tác huy động vốn, chi nhánh đã tư vấn kịp thời, mở ra nhiều hình thức huy động vốn, đa dạng hóa các sản phẩm huy động, thực hiện quảng bá, tiếp thị, khuyến mãi, hậu mãi chăm sóc khách hàng, cố gắng giữ khách hàng cũ và phát triển khách hàng mới, tư vấn cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ cả truyền thống và mới của NHNo để khách hàng lựa chọn. Vì vậy vốn huy động và tăng đều qua các năm. Qua bảng ta có nhận xét:

- Phân theo loại tiền tệ:

+ Nguồn vốn nội tệ tăng dần qua các năm, năm 2011 đạt 157.729 triệu đồng, tăng 31.288 triệu, tăng 24,75% so với năm 2010. Năm 2012 đạt 185.386 triệu đồng, tăng 27.657 triệu, tăng 17,53% so với năm 2011.

+ Trong năm 2011 tiếp tục triển khai huy động tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ cuối năm đạt 4.679 triệu đồng, tăng 5,69% so với 2010. Nhưng đến 2012 giảm còn 2.153 triệu, giảm 2.526 triệu đồng, tốc độ giảm là 53,99%.

- Phân theo lãi suất huy động

+ Tiền gửi không kỳ hạn năm 2011 là 7.746 triệu đồng, giảm 23,74% so với 2010. Nhưng đến 2012 đạt 11.754 triệu đồng , tức tăng lên 51,74% so với năm 2011.

+ Tiền gửi có kỳ hạn tăng dần qua các năm, năm 2011 là 154.662 triệu đồng, tăng 28,13% so với năm 2010. Năm 2012 tăng lên 175.785 triệu đồng, tăng 13,66% so với năm 2011.

- Phân theo đối tượng:

+ Tiền gửi dân cư: Cụ thể năm 2010 là 120.602 triệu đồng, chiếm 92,16% tổng nguồn vốn huy động 2010, vốn huy động từ dân cư năm 2011 đạt 154.583 triệu đồng, tăng 33.981 triệu, tức tăng 28,18% so với năm 2010. Năm 2012 đạt 175.822 triệu, tăng

13,74% so với 2011, chiếm 93,75%. Điều này chứng tỏ kinh tế xã hội Nam Tuy Hoà đã và đang từng bước phát triển tốt hơn, người dân có kết quả từ tích luỹ sản xuất. Hoạt động ngân hàng đã được người dân tin tưởng nên họ đến với ngân hàng nhiều hơn.

+ Tiền gửi tổ chức kinh tế: Năm 2011 giảm 2.529 triệu đồng so với năm 2010. Sang năm 2012 nguồn tiền gửi này lại tăng 11.483 triệu, tăng 4.248 triệu, tăng 58,71%, do 2012 nguồn tiền gửi này đã được KBNN chuyển từ NHNo & PTNT huyện Đông Hoà sang gửi tại Chi nhánh, đã làm cho loại tiền gửi này tăng mạnh. Tiền gửi của tổ chức kinh tế hiện tại chủ yếu là tiền gửi thanh toán ( không kỳ hạn) của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và các tổ chức bảo hiểm...

Nhìn chung, công tác huy động vốn của Chi nhánh khá tốt, Chi nhánh đã thực hiện đồng bộ các giải pháp đề ra, linh hoạt, ứng phó kịp thời mọi diễn biến trên thị trường, bảo đảm giữ ổn định khách hàng cũ, phát triển khách hàng mới, hoàn thành kế hoạch của NHNo Tỉnh giao. Tốc độ tăng nguồn tiền gửi dân cư cao là do chi nhánh đã tận dụng và khai thác thế mạnh về thương hiệu Agribank; quan tâm chăm sóc khách hàng; gắn lợi ích tiền lương ngoài giờ của CBVC về công tác huy động vốn đã trở thành động lực thiết thực, huy động mọi lúc, mọi nơi, từ trong gia đình, ở xã hội...

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam thành phố Tuy Hòa (Trang 50)