Giới thiệu về SHB Chi nhánh Đồng Nai

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Một số giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội chi nhánh đồng nai đến năm 2020 (Trang 40)

2.1.2.1 Sự hình thành và phát triển

Được thành lập theo Quyết định số 222/QĐ-HĐQT ngày 23/08/2008 SHB Chi nhánh Đồng Nai chính thức đi vào hoạt động ngày 20/10/2008 với tổng biên chế là 108 người. Sau khi có sự luân chuyển nhân sự tính đến ngày 31/10/2012 tổng số nhân sự của SHB Chi nhánh Đồng Nai là 207 người.

Sau hơn 5 năm hoạt động, dưới sự lãnh đạo của Ban Tổng Giám đốc SHB, Ban Giám đốc SHB Chi nhánh Đồng Nai cùng toàn thể nhân viên chi nhánh đã chung súc đồng lòng cùng với các chi nhánh khác trong toàn hệ thống góp sức xây dựng hệ thống SHB không ngừng lớn mạnh, đủ sức đảm đương nhiệm vụ kinh doanh trên địa bàn theo định hướng của SHB đồng thời góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Quá trình phát triển của chi nhánh cụ thể như sau:

- Những ngày đầu thành lập chi nhánh, tại địa bàn tỉnh Đồng Nai các ngân hàng thương mại cổ phần đã kinh doanh trước đó phần nào chiếm lĩnh được thị phần và tạo dựng được hệ khách hàng nên việc đưa thương hiệu SHB đến với khách hàng cũng phần nào gặp khó khăn. Những khó khăn khách quan đó đã ảnh hưởng đến chi nhánh còn non trẻ.

- Đến ngày 31/12/2011 chi nhánh đã đặt quan hệ tín dụng với hơn 100 đơn vị doanh nghiệp, tổng dư nợ đạt 905 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động tại chi nhánh đạt 4.885 tỷ đồng. Chi nhánh đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức

các chỉ tiêu định hướng đã được giao. Nợ quá hạn giữ ở mức thấp kể cả về số tuyệt đối cũng như số tương đối. Kết quả tài chính tăng đều, vững chắc ở các năm. Năm 2011 chi nhánh tập trung tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao nguồn vốn và sử dụng vốn, đảm bảo an toàn vốn và khả năng sinh lời nhằm tăng năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất, sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

- Hòa chung với sự phát triển kinh tế của cả nước trong năm qua, tỉnh Đồng Nai đã đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng chung của cả nước trong nhiều lĩnh vực. Hoạt động ngân hàng trên địa bàn Đồng Nai diễn ra vô cùng sôi động, cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng trở nên gay gắt. Đầu năm 2012 lãi suất thị trường liên tục biến động, các ngân hàng đều tiến hành cải cách hệ thống thanh toán ngân hàng, ứng dụng các sản phẩm công nghệ mới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút khách hàng. Tâm lý lo ngại về lạm phát, giá cả tăng cao khiến cho người dân lo sợ chuyền hướng đầu tư cất trữ vàng và ngoại tệ làm cho việc huy động tiền gửi dân cư gặp khó khăn. Tuy hoạt động trong điều kiện vô cùng khó khăn của nền kinh tế thị trường nhưng SHB Chi nhánh Đồng Nai đã phát triển và không ngừng đạt được những thành tựu to lớn.

- Nguồn vốn tăng liên tục qua các năm, cơ cấu nguồn vốn ngày càng phong phú. Tổng dư nợ đến ngày 30/06/2013 đạt 2.909 tỷ đồng. Chi nhánh cũng tập trung làm tốt các đợt huy động vốn như tiết kiệm dự thưởng, phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn, nghiên cứu thêm ưu đãi hình thức tiết kiệm bậc thang tạo nhiều ưu thế cho chi nhánh trong cạnh tranh.

- Mạng lưới hoạt động: năm 2009 chi nhánh chỉ có 5 phòng nghiệp vụ và 2 phòng giao dịch thì đến nay chi nhánh đã có 9 phòng nghiệp vụ bên cạnh 8 phòng giao dịch. Công tác mở rộng mạng lưới sẽ được chi nhánh đẩy mạnh trong thời gian tới.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý tại SHB Chi nhánh Đồng Nai

Nguồn: Phòng Hành chánh và Tổng hợp

Cơ cấu tổ chức của SHB Chi nhánh Đồng Nai hiện tại gồm có các thành phần như: Ban Giám đốc, Phòng Kiểm toán nội bộ, Phòng Hành chánh và Tổng hợp, Phòng Kế toán, Phòng Khách hàng cá nhân, Phòng Khách hàng doanh nghiệp, Phòng Thẩm định, Phòng Hỗ trợ tín dụng, Phòng Thanh toán quốc tế, Phòng Dịch vụ khách hàng, Phòng Ngân quỹ, Phòng Marketing và chăm sóc khách hàng, Tổ

BAN GIÁM ĐỐC - GIÁM ĐỐC - PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ Phòng Khách hàng Cá nhân Phòng Hành Chánh & Tổng Hợp Phòng Kế toán Phòng Khách hàng Doanh nghiệp Phòng Thanh toán quốc tế Phòng Dịch vụ Khách hàng Phòng Marketing & Chăm sóc khách hàng Tổ CNTT Phòng Thẩm định Phòng Ngân Quỹ Phòng Giao dịch Hố Nai Phòng Giao dịch Trảng Bom Phòng Giao dịch Long Thành Phòng Giao dịch Tam Hiệp Phòng Giao dịch Long Bình Tân Phòng Giao dịch Đồng Khởi Phòng Giao dịch Biên Hòa Phòng Giao dịch Gia Kiệm Phòng Hỗ trợ tín dụng

Công nghệ thông tin và 08 Phòng giao dịch trực thuôc. Mỗi phòng ban có chức năng nhiệm vụ rõ ràng. Hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình hoạt động kinh doanh.

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của SHB Chi nhánh Đồng Nai

Trong những năm qua, SHB Chi nhánh Đồng Nai luôn đạt được tốc độ tăng trưởng cao về doanh thu và lợi nhuận theo kế hoạch đã đặt ra. Tổng tài sản năm 2012 đạt 4105 tỷ đồng, tăng 27,88% so với năm 2011. Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2012 đạt 87.168 tỷ đồng, tăng 49,51% so với năm 2011. Năm 2012 cũng được ghi nhận là năm tăng cường về chất các mặt hoạt động thể hiện trước tiên ở chỉ tiêu tổng hợp lợi nhuận trước thuế và sau thuế đều tăng mạnh so với năm 2011. Cụ thể lợi nhuận trước thuế đạt được năm 2012 là 87.168 tỷ đồng tăng 90,46% so với năm 2011, mức tăng trưởng cao nhất từ khi thành lập.

Bảng 2.1 Báo cáo tài chính các năm 2010, 2011, 2012

Đơn vị tính: VND

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

1. Tổng tài sản 1.433.390.346.608 3.210.521.519.980 4.105.011.770.049

2. Nguồn vốn chủ sở hữu 14.098.545.161 58.299.645.088 87.168.811.394

3. Thu nhập lãi và các khoảng tương đương 77.567.827.167 505.499.236.782 824.146.020.928

4. Thu nhập lãi thuần 23.096.249.798 77.382.940.943 135.072.694.193

6. Tổng chi phí hoạt động kinh doanh 12.887.442.588 33.477.598.353 43.761.780.304 7. Thu nhập hoạt động kinh doanh thuần 10.432.510.583 49.952.806.740 97.905.486.407

8. Chi phí dự phòng rủi ro 2.437.315.146 4.187.090.004 10.736.675.013

9. Lợi nhuận trước thuế 7.995.195.437 45.765.716.786 87.168.811.394

10. Thuế thu nhập doanh nghiệp 1.998.798.859 11.441.429.197 21.792.202.849

11. Lợi nhuận sau thuế 5.996.396.578 34.324.287.590 65.376.608.546

12. Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu 42,53% 58,87% 75,00%

13. Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản 0,41% 1,06% 1,59%

Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán SHB

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn luôn được chi nhánh quan tâm và đặt lên hàng đầu. Chi nhánh huy động dưới nhiều hình thức như: phát hành giấy tờ có giá, huy động tiền gửi của dân cư và của các tổ chức kinh tế, phát hành các giấy tờ có giá... Với nhiều hình thức trả lãi, nhiều kỳ hạn khác nhau, lãi suất hấp dẫn, đa dạng cho khách

hàng chọn lựa sao cho phù hợp với nhu cầu của mình. Chi nhánh cũng qua đó cung cấp cho khách hàng nhiều tiện ích.

Chi nhánh có tổng nguồn vốn tăng trưởng mạnh và liên tục trong nhiều năm liền. Tính đến 31/12/2012 đạt 4.105 tỷ đồng, tăng 27,88% so với 31/12/2011, tăng 186,46% so với 31/12/2010. Cơ cấu nguồn vốn có cai trò rất quan trọng, quyết định hiệu quả trong việc sử dụng vốn.

Bảng 2.2 Tỷ trọng vốn huy động/Tổng nguồn vốn Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2010 2011 2012 Tổng nguồn vốn 1.433 3.210 4.105 Vốn huy động 1.046 2.824 3.694 Tỷ trọng 73,00% 87,97% 90,00% Nguồn: Phòng Kế toán

Qua các năm, tỷ lệ huy động vốn từ bên ngoài của chi nhánh rất cao và cao nhất là năm 2012, như vậy công tác huy động vốn có vai trò vô cùng quan trọng đối với chi nhánh, nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc chi nhánh hoạt động có hiệu quả hay không.

2.1.3.2 Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng cũng là một trong những thế mạnh của SHB Chi nhánh Đồng Nai, cung ứng các sản phẩm tiền vay đa dạng và phong phú, phục vụ các nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong nước.

Bảng 2.3 Chất lƣợng tín dụng của SHB Chi nhánh Đồng Nai

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tổng dư nợ 905.615 1.529.282 1.737.504 Nợ quá hạn 7.102 15.622 16.047 Tỳ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ (%) 0,7% 1,02% 0,92% Nguồn: Phòng Kế toán

Trong năm 2012 công tác quản trị rủi ro tín dụng của SHB Chi nhánh Đồng Nai được nâng lên một bước mới thông qua việc triển khai trên toàn hệ thống mô hình tín dụng mới với việc phân tách độc lập bộ phận xử lý nợ và bộ phận chuyên trách khách hàng. Việc phân tách trên sẽ là cơ sở để mở rộng và phát triển tín dụng hiệu quả.

2.1.3.3 Hoạt động thanh toán quốc tế

Trong quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các tổ chức, các cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau, thanh toán quốc tế đóng vai trò rất quan trọng. Các nghiệp vụ thanh toán quốc tế mà SHB Chi nhánh Đồng Nai cung cấp cho khách hàng: nhận chuyền tiền đến, chuyển tiền đi, thư tín dụng chứng từ xuất, nhập khẩu, nhờ thu hàng xuất, nhập khẩu...

Dịch vụ thanh toán quốc tế của chi nhánh những năm gần đây có xu hướng giảm do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các NHTM trong khu vực.

2.1.3.4 Hoạt động kinh doanh thẻ

Hoạt động này của chi nhánh mới phát triển thời gian gần đây, có thể nói đây là một thị trường còn rất tiềm năng và có khả năng phát triển mạnh hơn nữa. Với các ưu điểm là thời gian thanh toán nhanh, phạm vi thanh toán rộng, an toàn và hiệu quả trong khi sử dụng. Thẻ thanh toán đã trở thành công cụ thanh toán hiện đại và phổ biến. Bắt kịp xu thế thị trường SHB Chi nhánh Đồng Nai cũng đã đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng tự động trong đó có dịch vụ thẻ. Thẻ ghi nợ ATM là một trong các loại hình dịch vụ tiên phong được các NHTM áp dụng.

2.2 Thực trạng hoạt động dịch vụ NHBL của SHB Chi nhánh Đồng Nai

2.2.1 Hoạt động dịch vụ NHBL của SHB Chi nhánh Đồng Nai

Từ năm 2006 trở về trước, thị trường dịch vụ ngân hàng tại tỉnh Đồng Nai chưa thật sự phát triển mạnh như hiện nay. Các khách hàng trong tỉnh hầu như chỉ đến giao dịch phần hiều tại các NHTM Nhà nước như BIDV, VCB, Vietin Bank, Agribank... Hiện nay, các NHTM đã có mặt hầu như khắp nơi trên địa bàn tỉnh, hoạt động kinh doanh cạnh tranh găy gắt, chính môi trường kinh doanh này đã tác động trực tiếp đến SHB Chi nhánh Đồng Nai.

2.2.1.1 Công tác huy động vốn

Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2012 đạt 3.694 tỷ đồng, tăng 30,80% so với 31/12/2011 tương đương tăng 870 tỷ đồng, đạt 110% kế hoạch năm 2012 (kế hoạch 3.350 tỷ đồng). Trong đó:

Bảng 2.4 Tỷ trọng vốn huy động dân cƣ/Tổng vốn huy động

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm 2010 2011 2012

Vốn huy động dân cư 702 1.348 1.355

Tổng vốn huy động 1.433 3.210 4.105

Tỷ trọng 48,98% 42,00% 33,00%

Nguồn: Phòng Kế toán

Huy động tiền gửi dân cư cũng là hoạt động bán lẻ chủ yếu nhất của chi nhánh. Bên cạnh những khách hàng có thu nhập trung bình hoặc những người đã về hưu đặt yêu cầu lãi suất lên hàng đầu, còn có những khách hàng muốn được hưởng những sản phẩm dịch vụ đa dạng, có nhiều nét hấp dẫn riêng so với thị trường. Xuất phát từ mục tiêu kinh doanh và nhiều nhu cầu của khách hàng, chi nhánh đã huy động vốn từ dân cư dưới nhiều hình thức như: tiền gửi tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá, dịch vụ tài khoản cá nhân...

2.2.1.2 Cho vay cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tổng dư nợ đến 31/12/2012 đạt 1.737 tỷ đồng, tăng 12,13% so với 31/12/2011 tương đương tăng khoảng 132 tỷ đồng là mức tăng trưởng thấp từ lúc thành lập chi nhánh (năm 2011 tăng 71,16%, năm 2010 tăng 75,00%). Xu hướng giảm dần tốc độ tăng trưởng dư nợ nhằm định hướng tăng cường kiểm soát rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng của SHB, phù hợp với tốc độ tăng trưởng chậm lại của ngành.

- Cho vay cá nhân: mặc dù dư nợ cho vay cá nhân tại chi nhánh là nhỏ, song trong những năm qua ngân hàng đã chú trọng phát triển sản phẩm này. Đặc biệt cho vay tiêu dùng cũng chiếm phần không nhỏ trong cho vay cá nhân. Tuy nhiên các món vay có lãi suất tương đối cao nhưng rủi ro là không nhỏ.

- Các hoạt động tín dụng khác: Cho vay thẻ tín dụng và thấu chi tài khoản cũng đang bắt đầu phát triển.

2.2.1.3 Dịch vụ phát hành thẻ và thanh toán thẻ

Trong những năm qua, dịch vụ phát hành thẻ và thanh toán thẻ của SHB vẫn chưa thật sự phát triển. Mặc dù đã triển khai rất nhiều sản phẩm thẻ, biểu phí linh hoạt nhưng vẫn chưa phát triển được mảng dịch vụ này. Có thể kể đến những nguyên nhân sau:

- Hệ thống máy ATM của SHB tại tỉnh Đồng Nai cón rất ít, hiện tại chỉ có duy nhất một máy tại SHB Phòng giao dịch Đồng Khởi thuộc phường Tân Phong, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Tuy trụ sở chi nhánh nằm trong địa bàn trung tâm thành phố Biên Hòa nhưng không hề có thêm một máy ATM nào phục vụ cho hoạt động kinh doanh và phát triển thẻ. Tuy chỉ có một máy ATM nhưng cũng không đáp ứng được yêu cầu về thời gian và chất lượng khi giao dịch (thường xuyên bị nuốt thẻ, không rút được tiền, không kiểm tra được số dư....).

- Chất lượng thẻ ATM do SHB phát hành cũng không tốt, thẻ chưa sử dụng để một thời gian có dấu hiệu bị bong tróc, ảnh hưởng đến chất lượng của thẻ, kéo theo ảnh hưởng đến hình ảnh chung của SHB.

- Các sản phẩm thẻ chưa thật sự thu hút được khách hàng do công tác mở thẻ còn nhiều bất cập, sự phối hợp giữa các phòng ban từ chi nhánh đến hội sở không được nhịp nhàng, công tác hỗ trợ nhau còn nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến việc phát hành thẻ cho khách hàng bị kéo dài thời gian và khi có những vấn đề phát sinh liên quan đến việc sử dụng thẻ thì không được giải quyết thỏa đáng...

2.2.1.4 Các dịch vụ khác

Tại SHB Chi nhánh Đồng Nai hoạt động thanh toán quốc tế vẫn ở mức trung bình, dù đã có phòng ban nghiệp vụ chuyên trách nhưng lượng khách hàng đến giao dịch cũng như doanh số thanh toán xuất nhập khẩu luôn chiếm số ít trong trong tổng doanh thu của ngân hàng. Phần vì chịu sức ép trước sự cạnh tranh của các ngân hàng lớn đã đóng trụ sở tại tỉnh từ nhiều năm trước đó kéo theo lượng khách hàng của các ngân hàng này cũng là những khách hàng ổn định, duy trì thói quen sử dụng

dịch vụ thanh toán quốc tế của những ngân hàng mà mình hay giao dịch cho thuận lợi và nhanh chóng. Phần vì SHB chỉ mới đi vào hoạt động tại tỉnh Đồng Nai từ cuối năm 2008, vẫn còn nhiều khách hàng chưa biết đến thương hiệu của ngân hàng mà phần lớn khi giao dịch thanh toán quốc tế đều đến các ngân hàng như Sacombank, ACB, Agribank, VCB... điều này cũng góp phần ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế của SHB.

Kéo theo đó là hoạt động kinh doanh ngoại tệ, tuy SHB đã có rất nhiều cơ chế tỷ giá linh hoạt cho các khách hàng, nhưng nhìn chung doanh số vẫn còn thấp cũng do các khách hàng luôn có tâm lý chọn các NHTM có nguồn gốc Nhà nước, họ cho rằng độ an toàn cao và tỷ giá có phần linh hoạt hơn. Về hoạt động chi kiều hối, cụ thể như dịch vụ Western Union, đa số khách hàng tại tỉnh đều quen thuộc với việc nhận tiền gửi của người thân từ dịch vụ này tại các NHTM như Agribank,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Một số giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội chi nhánh đồng nai đến năm 2020 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)