Phân tích môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Một số giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội chi nhánh đồng nai đến năm 2020 (Trang 48)

Yếu tố chính trị

Việt Nam là một trong những quốc gia có tình hình an ninh, chính trị ổn định. Đây là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, thương mại, thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài. Những quan điểm mới của Đảng và Nhà nước về kinh tế trong thời gian qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống NHTM Việt Nam hoạt động, nâng cao tính minh bạch trong hoạt động, chủ động hội nhập và áp dụng các thông lệ quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng.

Môi trường pháp luật

Có thể khẳng định rằng những thay đổi về môi trường pháp lý tài chính – ngân hàng ở nước ta trong suốt thời gian qua đã có những tác động to lớn trong việc tạo dựng hành lang pháp lý cho sự củng cố và phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam theo hướng tiến dần đến các chuẩn mực quốc tế. Với xu thế này thì đây là một thách thức cho các NHTM Việt Nam trong đó có SHB Chi nhánh Đồng Nai. SHB Chi nhánh Đồng Nai phải không ngừng cải tổ hoạt động, lành mạnh hóa tình hình

tài chính để đứng vững trong điều kiện cạnh tranh của các ngân hàng khi mà hệ thống luật pháp đã thiết lập một sân chơi minh bạch, bình đẳng cho các NHTM Việt Nam trong tiến trình hội nhập.

Yếu tố kinh tế trong nước

Với yếu tố chính trị và môi trường pháp luật đã tác động đến nền kinh tế trong nước, kinh tế Việt Nam có những bước tiến đáng kể. Các số liệu thống kê cho thấy tổng sản phẩm nội địa (GDP) của nước ta tăng không ngừng từ năm 2000 – 2007, đạt mức 8,44% sau đó sụt giảm ở năm 2008 ở mức 6,31%, năm 2009 là 5,32%, năm 2010 tăng lên 6,78%, hai năm tiếp theo là năm 2011 và năm 2012 lại tiếp tục giảm và ở mức 5,89% và 5,03% và 6 tháng đầu năm 2013 là 4,9%, ước cả năm có thể đạt dưới 5,5%. Trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng như vậy cũng là hợp lý. Tỷ lệ lạm phát thời điểm tháng 08/2011 (so với cùng kỳ) là 23% đã giảm, đến tháng 08/212 chỉ còn 5%, và kể từ tháng 06/2013 lạm phát lại có xu hướng tăng, đạt mức cao trong hai tháng cuối quý III/2013. Sang tháng 10/2013 lạm phát so với cùng kỳ giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2010 (5,92%) và lạm phát cơ bản cũng trong xu hướng giảm (từ mức 10% trong tháng 09/213 giảm xuống còn 8,85%). Lạm phát tăng cao đã tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội, trong đó có hoạt động của NHTM. Đứng trước tình trạng trên, để ổn định nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra các giải pháp để kiềm chế lạm phát như kiểm soát tăng trưởng tín dụng và điều hành lãi suất ổn định theo xu hướng giảm dần để kiềm hãm lạm phát. Với những công cụ kiềm chế lạm phát của Ngân hàng Nhà nước nhưng lạm phát vẫn chưa giảm. Đời sống người dân phần nào gặp khó khăn trước những biến động của giá tiêu dùng. Với mức thu nhập của dân cư thấp đã ảnh hưởng đến tiêu dùng của người dân và nhu cầu đối với dịch vụ ngân hàng, cũng như đối với thị trường dịch vụ NHBL trong tương lai.

Về tình hình kinh tế tại tỉnh Đồng Nai, với mức tăng trưởng GDP 10,7%, tỉnh Đồng Nai đứng đầu về tốc độ tăng trưởng so với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Cụ thể trong 06 tháng đầu năm 2013, giá trị sản xuất các ngành đều tăng so với cùng kỳ. GDP trên địa bàn 06 tháng đầu năm 2013 thực hiện trên 21.700 tỷ đồng, đạt 42,2% kế hoạch, tăng 10,7% so với cùng kỳ. Với dân số toàn tỉnh thống kê đến năm 2012 là hơn 2,7 triệu người, hơn 700.000 lao động

đang làm việc trong các ngành kinh tế thì tiềm năng của dịch vụ tài chính ngân hàng vẫn còn rất lớn. Tuy nhiên, do trình độ dân trí của người Việt Nam nói chung cũng như địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng chưa được nâng cao so với tầm hội nhập của nền kinh tế, thói quen sử dụng tiền mặt của người dân, sự nhận thức mơ hồ về hệ thống ngân hàng, điều này có thể dẫn đến môi trường kinh doanh tài chính ngân hàng của SHB Chi nhánh Đồng Nai gặp nhiều khó khăn và rủi ro.

Yếu tố quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO là một tác động lớn đến nền kinh tế và hệ thống NHTM. Quá trình mở cửa thị trường trong lĩnh vực ngân hàng, bên cạnh những cơ hội, ngân hàng sẽ đối mặt với những thách thức đó là phải đối mặt với sức ép cạnh tranh ngày càng lớn, nguồn thu sẽ bị chia sẻ trong khi những rủi ro tiềm ẩn trên thị trường ngày càng lớn.

Yếu tố công nghệ

Tốc độ phát triển công nghệ ngân hàng trên thế giới rất nhanh chóng tạo điều kiện cho việc mở rộng các sản phẩm, dịch vụ. Để phát triển kinh doanh tiếp cận nhanh chóng với thông lệ quốc tế, việc đầu tư và xây dựng nền tảng công nghệ thông tin phục vụ cho việc quản trị điều hành và kinh doanh là một nhu cầu bức xúc. Đặc biệc đang diễn ra xu hướng đầu tư mạnh cho các dịch vụ chất lượng cao và mang lại tiện ích cho khách hàng như việc phát triển các kênh phân phối mới như: điểm giao dịch tự động (Auto bank), ngân hàng điện tử (InternetBanking, PhoneBnaking), thiết bị thanh toán thẻ (POS) tại các trung tâm thương mại, cửa hàng...

Yếu tố cạnh tranh

- Về mạng lưới: SHB Chi nhánh Đồng Nai có số lượng điểm giao dịch ít hơn các NHTM khác trong tỉnh, điều này đã ảnh hưởng đến công tác huy động vốn, hoạt động cho vay và cung cấp các dịch vụ cho khách hàng.

- Về sản phẩm dịch vụ: SHB Chi nhánh Đồng Nai ít có lợi thế về sản phẩm dịch vụ so với các NHTM trong tỉnh, vì SHB Chi nhánh Đồng Nai triển khai dịch vụ này chậm hơn các ngân hàng khác như VCB, ACB, Sacombnak, Eximbak, Vibank... trong tỉnh, sản phẩm bán lẻ của SHB Chi nhánh Đồng Nai chưa phong phú, còn phụ thuộc nhiều vào hoạt động cho vay và huy động.

- Về khách hàng: SHB Chi nhánh Đồng Nai đang có số dư nợ tập trung vào doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm khoảng 73,08% trong tổng dư nợ tín dụng tương đương 1.841 tỷ đồng). Cơ cấu khách hàng chưa đa dạng là nguyên nhân dẫn đến nợ xấu gia tăng như hiện nay. Mặc dù SHB Chi nhánh Đồng Nai đã triển khai chiến lược dịch vụ NHBL nhưng do lịch sử hoạt động và chưa có sự quyết tâm cao trong việc thực hiện nên chưa có sự chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động tín dụng của mình hướng về khách hàng cá nhân. - Về yếu tố cạnh tranh: Xét về yếu tố này thì SHB Chi nhánh Đồng Nai có lợi

thế hơn nhiều so với các NHTM khác. Hiện tại, SHB Chi nhánh Đồng Nai có lợi thế cạnh tranh đứng thứ ..., nhưng xét về lâu dài thì Chi nhánh Đồng Nai sẽ không còn chiếm ưu thế nếu như các NHTM khác đẩy mạnh giai đoạn khai thác thị trường. Hơn nữa một số NHTM khác rất có ưu thế trong kinh doanh dịch vụ NHBL trên thị trường.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Một số giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội chi nhánh đồng nai đến năm 2020 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)