Các văn bản liên quan đến CB,CC cấp xã

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn thành phố vũng tàu, tỉnh bà rịa - vũng tàu (Trang 49)

2. Một số vấn đề chung

2.7.Các văn bản liên quan đến CB,CC cấp xã

2.7.1. Những văn bản của Trung ương

Cùng với sự phát triển của hệ thống hành chính cả nước trong giai đoạn hội nhập, công tác tổ chức, cán bộ đang đứng trước những thách thức lớn, đòi hỏi lãnh đạo các cấp phải nghiên cứu tìm ra những giải pháp thực tế, có hiệu quả nhất để nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận, bản lĩnh chính trị và đạo đức phẩm chất của đội ngũ CB, CC, nhằm đáp ứng những đòi hỏi và hoàn thành tốt các nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao. Trong thời gian qua, được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, đặc biệt là với Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khoá VII), Nghị quyết Trung ương 7, Nghị quyết Trung ương 8 (khoá VIII) và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra những giải pháp cơ bản cho công tác quản lý và xây dựng đội ngũ CB, CC nói chung và CB, CB cơ sở nói riêng trong thời kỳ CNH – HĐH và hội nhập kinh tế thế giới. [11]

Xuất phát từ vị trí quan trọng của xã, phường, thị trấn, nhiều văn bản quy phạm pháp luật, làm cơ sở pháp lý nhằm thực hiện có hiệu quả từng nội dung cụ thể của công tác quan trọng này. Để có được một nguồn nhân lực hợp với thời đại mới, thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước thì đội ngũ CB, CC phải phát triển cao về trí tuệ, trong sáng về đạo đức… Chính phủ đã quan tâm ban hành nhiều văn bản quản lý và phát triển nguồn nhân lực thông qua các chính sách tuyển dụng, bố trí sử dụng và quản lý công chức, chính sách về đào tạo bồi dưỡng CB, CC, chính sách ưu đãi đối với CB, CC… [11]

Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) đã ban hành Nghị quyết số 17/NQ-TW, ngày 18/3/2002 về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn”. Chính phủ ban hành Nghị định số 114, 121/2003, về cán bộ và chế độ, chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn; Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IX) đã ban hành các Quy định số 94, 95- QĐ/TW, ngày 03/3/2004 về chức năng, nhiệm vụ của Đảng bộ, chi bộ cơ sở xã, phường, thị trấn. Một số văn bản quan trọng về công tác cán bộ như sau:

- Pháp lệnh Cán bộ, Công chức năm 1998, sửa đổi, bổ sung năm 2003; - Luật Cán bộ, Công chức năm 2008;

- Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với CB,CC ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã.

- Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH, ngày 27/5/2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với CB,CC ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã.

- Thông tư số 139/2010/TT-BTC, ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC.

- Thông tư số 03/2011/TT-BNV, ngày 25/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP, ngày 22/10/2009 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức.

- Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 04/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức. Quyết định này đã xác định rõ mục tiêu đào tạo bồi dưỡng là trang bị kiến thức về lý luận chính trị, kỹ năng quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ, quản lý kinh tế, ngoại ngữ, tin học…

Ngoài ra, Chính phủ còn ban hành các chính sách đào tạo, bồi dưỡng CB, CC để nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành và thực hiện công vụ, xây dựng đội ngũ CB, CC nhà nước thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, tận tụy với công việc, có trình độ quản lý tốt, đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH. Các chính sách đãi ngộ như phụ cấp, trợ cấp, chính sách ưu đãi đối với CB, CC công tác tại vùng sâu, vùng xa… đã khuyến khích CB, CC toàn tâm toàn ý với công việc, không ngừng học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ, phát huy hết năng lực, khả năng chuyên môn.

2.7.2. Các văn bản của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Căn cứ vào các điều kiện cụ thể của từng địa phương, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 20/9/2002 “về công tác quy hoạch và đào tạo cán bộ của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 2002 – 2010”; Quy định số 04-QĐ/TU, ngày 20/01/2003 “về việc tuyển chọn, bố trí sử dụng công chức dự bị ở các cơ quan Đảng, đoàn thể, cơ quan hành chính Nhà nước”, trên cơ sở đó UBND tỉnh BR - VT đã ban

hành Quyết định số 8368/2002/QĐ - UB về kế hoạch đào tạo bồi dưỡng CB, CC nhà nước của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2003 -2005, chương trình nhằm xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC của tỉnh, nội dung chương trình này thể hiện:

- Tiến hành điều tra, khảo sát, phân tích đánh giá năng lực, chất lượng đội ngũ CB, CC của tỉnh.

- Rà soát việc bổ nhiệm, xếp ngạch công chức.

- Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quản lý đội ngũ CB, CC trên địa bàn tỉnh.

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ CB, CC.

* Tiếp tục thực hiện tinh thần Nghị quyết, quy định trên, UBND tỉnh BR-VT ban hành các văn bản sau:

- Quyết định số 3514/2004/QĐ.UB ngày 07/6/2002 về việc ban hành quy định thẩm quyền quản lý CB, CC hành chính nhà nước thuộc tỉnh BR - VT. UBND tỉnh giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các sở ngành và địa phương xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB, CC, viên chức hàng năm, 5 năm trình UBND tỉnh phê duyệt. Việc tuyển dụng công chức, công chức dự bị phải thông qua thi tuyển, có ngành nghề được đào tạo phải phù hợp với nhiệm vụ và vị trí công tác.

- Quyết định số 10475/2004/QĐ.UB ngày 07/12/2004 “về việc ban hành quy định thẩm quyền quản lý viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước thuộc tỉnh BR - VT”. Quyết định này quy định Thủ trưởng các cơ quan hành chính cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị, thành phố phải có trách nhiệm thực hiện công tác: Quy hoạch; Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm; Đánh giá; Tiếp nhận, điều động, biệt phái, luân chuyển, phân công; Tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch; Xếp lương, chuyển ngạch, nâng ngạch; Nâng bậc lương thường xuyên; Giải quyết chế độ nghỉ việc; Kỷ luật; Quản lý hồ sơ đội ngũ CB, CC của ngành, cấp mình quản lý.

- Quyết định 6152/2004/QĐ.UB, ngày 31/8/2004 về việc ban hành quy định tạm thời về thẩm quyền quản lý CB, CC xã, phường, thị trấn. Quyết định này giao thẩm quyền cho các cơ quan nhà nước và người đứng đầu các cơ quan nhà nước thuộc tỉnh trong việc thực hiện các nội dung quản lý đối với các chức

danh CB, CC xã, bao gồm: quy hoạch; tuyển dụng; tiếp nhận, điều động, biệt phái, luân chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm; xếp lương, phụ cấp, nâng bậc lương; đào tạo, bồi dưỡng; đáng giá, phân loại; giải quyết các chế độ chính sách; khen thưởng kỷ luật; quản lý hồ sơ; báo cáo thống kê.

Sự ra đời của Quyết định số 3514/2004/QĐ.UB, Quyết định số 10475/2004/QĐ.UB và Quyết định số 6152/2004/QĐ.UB thể hiện rõ sự quan tâm của Tỉnh uỷ và UBND tỉnh về công tác sử dụng và quản lý cán bộ, mở ra cho các cơ quan, ban ngành tỉnh hướng tuyển dụng, sử dụng CB, CC một cách linh hoạt, đạt chuẩn theo quy trình quản lý chung.

- Quyết định số 3513/2004/QĐ.UB ngày 07/6/2004 về việc quy định thẩm quyền phê duyệt kế hoạch; cử CB, CC, VC đi đào tạo, bồi dưỡng ở trong nuớc và mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng CB,CC,VC trên địa bàn tỉnh.

- Quyết định 1333/2005/QĐ-UB ngày 26/4/2005 về việc ban hành quy chế quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC, viên chức Nhà nước tỉnh BR-VT.

- Quyết định số 4010/2006/QĐ-UBND ngày 08/11/2006 về việc ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB, CC, viên chức nhà nước tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2006 - 2010.

Trước yêu cầu nhiệm vụ của công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC, UBND tỉnh BR - VT đã quy định mức trợ cấp đối với CB, CC để cử đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, lý luận quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học… theo đúng quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, theo đúng chỉ tiêu định hướng từng ngạch công chức, từng chức danh cán bộ do nhà nước quy định. UBND tỉnh quyết định về chủ trương, số lượng và thời gian tổ chức xét duyệt, thi tuyển CB, CC hành chính. Việc xét tuyển, thi tuyển phải theo quy trình, bảo đảm dân chủ, công khai, những người được tuyển dụng phải hội đủ tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngành và được bố trí đúng việc theo quy định. Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí công tác và chỉ tiêu biên chế được giao. [18]

2.7.3. Văn bản của thành phố Vũng Tàu

Trên cơ sở các văn bản của Trung ương, của tỉnh, Thành uỷ, UBND thành phố Vũng Tàu đã cụ thể hoá để triển khai thực hiện. Một số văn bản cụ thể:

- Kế hoạch số 21-KH/ThU, ngày 09/4/2003; Kế hoạch số 23-KH/ThU, ngày 25/5/2003; Kế hoạch số 04-KH/ThU, ngày 13/6/2006 của Thành uỷ Vũng Tàu “về việc tổ chức triển khai, thực hiện quy hoạch, đào tạo cán bộ”. Mục tiêu của kế hoạch là công tác quy hoạch cán bộ phải chọn được những cán bộ thực sự có đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định, phù hợp với tình hình và thực tế của thành phố để đưa vào nguồn kế cận dự bị, từng bước thử thách giao nhiệm vụ từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp tổng hợp, có kế hoạch cụ thể về đào tạo bồi dưỡng rèn luyện trong thực tiễn nhằm tạo nguồn bổ sung cán bộ lãnh đạo và công chức có đủ phẩm chất và năng lực yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kế hoạch số 81-KH/TU, ngày 26/10/2009; Kế hoạch số 82-KH/TU, ngày 26/10/2009 của Thành uỷ Vũng Tàu “về đẩy mạnh thực hiện chiến lược cán bộ”. Nhằm đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các quy định, quy chế về công tác cán bộ, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ.

- Quyết định số 109-QĐ/ThU, ngày 02/5/2010 về phân cấp quản lý cán bộ.

- Quyết định số 111-QĐ/ThU, ngày 02/5/2010 về việc thực hiện quy chế đánh giá cán bộ.

PHẦN 3

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Một số đặc điểm cơ bản về thành phố Vũng Tàu3.1.1. Vị trí địa lý 3.1.1. Vị trí địa lý

Bao quanh thành phố Vũng Tàu là sông và biển. Phía Bắc Vũng Tàu tiếp giáp với Huyện Tân Thành, thị xã Bà Rịa và huyện Long Điền; phía Đông, phía Nam và phía Tây giáp biển. Trung tâm thành phố Vũng Tàu cách thành phố Hồ Chí Minh 120km.

Thành phố Vũng Tàu có diện tích 144,447 km2, bao gồm bán đảo Vũng Tàu có chiều dài từ 13 đến 15km, chiều rộng từ 3,5 đến 4km, chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam và xã Long Sơn (diện tích 57,57km2) cách trung tâm thành phố 10km theo đường chim bay về phía Bắc. [1]

3.1.2. Đặc điểm về mặt lợi thế

Từ vị trí địa lý, thành phố Vũng Tàu có nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển. Được công nhận là đô thị loại 2 vào tháng 9 năm 1999, Vũng Tàu là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội, công nghiệp khai thác dầu khí, du lịch, dịch vụ, giao thông, giao dịch quốc tế, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển của khu vực phía Nam và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá khoa học kỹ thuật của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, một địa danh du lịch, nghỉ mát và dầu khi nổi tiếng. Vũng Tàu là thành phố trẻ, có diện tích và dân số không lớn nhưng được nhiều người trong nước và ngoài nước biết tới vì đây là một trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, giao lưu quốc tế và là trung tâm dầu khí lớn nhất của cả nước.

Vũng Tàu là cửa ngõ đường biển của miền Đông Nam bộ, Vũng Tàu có ưu thế rất lớn về lưu thông, vận chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ, đặc biệt là hệ thống cảng biển dày đặc với lợi thế ít nơi nào có được. Với 24km đường sông, cửa sông rộng, độ sau trên 10m, triều cường mạnh tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng cảng sâu. Hiện nay phía bắc bán đảo Vũng Tàu có 07 cảng lớn gồm: Cảng Hải quân, cảng thương mại, cảng dầu khí, cảng dịch vụ… TP Vũng

Tàu có 358km đường bộ (với diện tích 586ha, chiếm 4% tổng số diện tích đất đai, đạt chỉ tiêu 24m2/người), cơ sở hạ tầng khá tốt. [21]

3.1.3. Đặc điểm về kinh tế - xã hội

Ngoài giá trị về du lịch và giao thông, Vũng Tàu chứa đựng những tài nguyên vô cùng quý giá như hải sản, chính tiềm năng thuỷ hải sản đã tạo cho Vũng Tàu thế mạnh khai thác, nuôi trồng và chế biến. Bên cạnh đó, thềm lục địa Bà Rịa - Vũng Tàu quản lý có trữ lượng dầu từ 1,5 đển 3 tỷ tấn và khoảng 3.000 tỷ m3 khí. Từ năm 1977, nhiều công ty lớn từ các nước đến đặt trụ sở tại Vũng Tàu, tìm kiếm, thăm dò dầu khí tại thềm lục địa, tạo cho Vũng Tàu từng bước hình thành một trung tâm dịch vụ và khai thác dầu khí lớn nhất của Việt Nam. [1]

Do những đặc điểm riêng biệt về lợi thế du lịch, dầu khí, kinh tế - xã hội, nên thành phố Vũng Tàu cần thiết phải có đội ngũ CB, CC cơ sở vững mạnh, có năng lực quản lý, điều hành, thực thi công vụ, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đảm đương nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh trật tự, ổn định chính trị xã hội và đặc biệt CB, CC, nhất là đội ngũ CB, CC cơ sở phải có uy tín, được người dân quý trọng, tin tưởng thì mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được triển khai sẽ có kết quả tốt.

3.1.4. Cơ cấu tổ chức hành chính của thành phố Vũng Tàu

Ngày 12/8/1991, Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ 9 nước CHXHCN Việt Nam đã ban hành Quyết định thành lập Thành phố Vũng Tàu. Từ năm 1991 đến nay, thành phố đã phân chia địa bàn hành chính và bộ máy từ cấp thành phố đến cơ sở gồm có 01 xã (Xã Long Sơn) và 16 phường (Phường 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Thắng Nhất, Rạch Dừa, Thắng Tam và phường Nguyễn An Ninh). Gồm 103 khu phố, 11 thôn và 1.425 tổ dân phố. Tổng diện tích đất tự nhiên là 14.441 ha; dân số là 324.262 người, 54.735 hộ; mật độ 1.766 người/km2; Có 5 tôn giáo chính; 16 dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 40,72% so với tổng số dân thành phố. [15]

Căn cứ Nghị quyết số 724/2009/NQ-UBTVQH12, ngày 16/01/2009 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội “về danh sách huyện, quận, phường của các tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường” TP Vũng Tàu thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn thành phố vũng tàu, tỉnh bà rịa - vũng tàu (Trang 49)