Kinh nghiệm về nâng cao năng lực đội ngũ CB,CC cơ sở ở Huyện

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn thành phố vũng tàu, tỉnh bà rịa - vũng tàu (Trang 48)

2. Một số vấn đề chung

2.6.3.Kinh nghiệm về nâng cao năng lực đội ngũ CB,CC cơ sở ở Huyện

Huyện Bình Chánh – thành phố Hồ Chí Minh

Huyện Bình Chánh có 15 xã và 01 thị trấn. Nhận thức rõ việc chăm lo công tác cán bộ là nhiệm vụ trọng yếu, trên cơ sở rà soát, đánh giá lại đội ngũ cán bộ một cách toàn diện, Huyện đã chú trọng công tác nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ với phương châm “giỏi một việc, biết nhiều việc, có kiến thức về quản lý kinh tế, đô thị, xây dựng cơ bản, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học-kỹ thuật, tư duy nhạy bén, linh hoạt, sáng tạo…”.

Trên cơ sở cụ thể hoá tiêu chuẩn chức danh, huyện đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đối với CB, CC cấp xã, đồng thời tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong công tác đào tạo bồi dưỡng CB, CC cơ sở. Theo số liệu thống kê tháng 6/2005, có 74,3% CB, CC cơ sở có trình độ THPT, 23% trình độ THCS; 21,5% tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, 3% trình độ cao đẳng, 24,6% trình độ ĐH; về trình độ lý luận chính trị có 30% sơ cấp lý luận chính trị, 47,7% trung cấp và 9,7% cao cấp và cử nhận lý luận chính trị. Đến nay hầu hết CB, CC cơ sở của huyện có trình độ chuyên môn ĐH, một số CB có trình độ thạc sỹ và nhiều CB đang học thạc sỹ. Trong những năm gần đây huyện Bình Chánh quan tâm công tác quy hoạch CB dài hạn, lựa chọn CB trẻ, có triển vọng đưa đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học…

* Giải pháp để nâng cao năng lực và chất lượng đội ngũ CB, CC cơ sở tại huyện Bình Chánh – TP Hồ Chí Minh

1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng từ huyện đến cơ sở.

2. Cụ thể hoá tiêu chuẩn chức danh cán bộ cấp xã làm cơ sở bố trí, sắp xếp cán bộ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.

3. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ văn hoá, lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ. Kết hợp nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng; đề cao ý thức tự học, tự rèn luyện.

4. Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đánh giá, quy hoạch CB, đẩy mạnh việc điều động, luân chuyển CB.

5. Xây dựng quy hoạch CB đi đôi với xây dựng, củng cố tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể; phát huy vai trò của chính quyền, đoàn thể ở cơ sở. [8]

Bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực CB, CC của tỉnh Đắk Lắc và huyện Bình Chánh – TP Hồ Chí Minh cho thấy việc bố trí CB, CC phù hợp với khả năng;

xây dựng tiêu chuẩn chức danh phù hợp với đặc điểm của từng địa bàn và công tác đào tạo, bồi dưỡng có trọng điểm, đúng đối tượng nhằm nâng cao năng lực thực tiễn là cách làm thiết thực, dễ áp dụng tại tất cả các địa phương trong cả nước.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn thành phố vũng tàu, tỉnh bà rịa - vũng tàu (Trang 48)