Kinh nghiệm về nâng cao năng lực đội ngũ CB,CC cơ sở của tỉnh

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn thành phố vũng tàu, tỉnh bà rịa - vũng tàu (Trang 46)

2. Một số vấn đề chung

2.6.2.Kinh nghiệm về nâng cao năng lực đội ngũ CB,CC cơ sở của tỉnh

Đắk Lắk

Tỉnh Đắk Lắk có 184 xã, phường, thị trấn. Tổng số cán bộ cơ sở là 3.818 người. Trong đó nữ chiếm 19,8%; độ tuổi dưới 30 là 16,7%, trên 60 là 0,9%. Trình độ học vấn: Tiểu học 1,4%, THCS 19%, THPT 79,1%. Trình độ chuyên môn: ĐH, cao đẳng 12,7%, trung cấp 41%. Lý luận chính trị: Cử nhân, cao cấp 2,1%, trung cấp 41,1%, sơ cấp 17,9%. Năng lực CB,CC cơ sở có sự chuyển biến, đội ngũ CB cơ sở làm tốt công tác vận động quần chúng thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh ở địa phương. Bộ mặt tỉnh có sự biến đổi tích cực, đời sống của nhân dân được cải thiện. Hệ thống chính trị ở cơ sở được kiện toàn, củng cố và phát triển. Hoạt động của cấp cơ sở từng bước đi vào nề nếp, có hiệu lực và hiệu quả hơn, hạn chế được sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ. Tuy nhiên, đội ngũ CB,CC cơ sở của tỉnh cũng bộc lộ hạn chế: không ít CB, CC cơ sở chưa qua đào tạo hoặc chưa được đào tạo đúng chuyên môn, nghiệp vụ. Khả năng nhận thức, vận dụng, cụ thể hoá và tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước của một số CB, CC và cán bộ chủ chốt còn yếu. Việc phát hiện, giải quyết những vấn đề phức tạp xảy ra ở cơ sở, nhất là những điểm “nóng” về an ninh chính trị, trật tự xã hội còn lúng túng, bị động. Công tác kiểm tra, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng CB, CC cơ sở chưa được thường xuyên. Chính sách đãi ngộ, khen thưởng chưa thoả đáng, chưa tạo động lực thu hút cán bộ giỏi về cơ sở công tác.

1. Nâng cao nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể về vị trí, vai trò và đặc điểm của đội ngũ CB, CC cơ sở.

2. Xây dựng tiêu chuẩn chức danh đối với đội ngũ CB,CC cơ sở phù hợp định hướng phát triển kinh tế - xã hội và nhất là đặc điểm của từng địa bàn, có năng lực về công tác dân vận.

Một nét tiêu biểu trong giải quyết nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ CB,CC của tỉnh Đắk Lắc là chế độ chăm sóc sức khoẻ cán bộ hàng năm và có chính sách hỗ trợ để CB, CC cơ sở phát triển kinh tế gia đình, giúp họ an tâm công tác.

3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cơ sở hướng vào trọng điểm: đúng đối tượng, có địa chỉ. Gắn đào tạo lý luận với thực hành, giải quyết tình huống, giúp CB,CC nâng cao năng lực thực tiễn.

4. Ban hành chính sách ưu đãi, thu hút nguồn CB,CC có chất lượng, tập trung các đối tượng là sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi các trường ĐH và học viên tốt nghiệp cao học về làm việc tại địa phương.

Kiểm tra, đôn đốc, kịp thời khen thưởng những cá nhân, đơn vị có thành tích xuất sắc, tổng kết thực tiễn, nhân rộng các điển hình tiên tiến. Xử lý kịp thời, có lý, có tình và công bằng đối với các khuyết điểm, vi phạm của cán bộ.

5. Nắm vững thực trạng đội ngũ CB,CC cơ sở. Trên cơ sở đó có kế hoạch, biện pháp chỉ đạo cụ thể giúp địa phương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Đối với các cơ sở yếu kém, xác định đúng nguyên nhân và có biện pháp xử lý thích hợp, giải quyết dứt điểm những nơi nội bộ mất đoàn kết, yếu kém kéo dài.

Thực hiện kế hoạch luân chuyển cán bộ các đảm nhiệm các chức danh chủ chốt ở cơ sở để vừa có điều kiện tiếp cận, nắm bắt thực tiễn, vừa giúp cơ sở xây dựng, tạo nguồn cán bộ.

6. Đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phí hoạt động cho các tổ chức chính trị ở cơ sở. [16]

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn thành phố vũng tàu, tỉnh bà rịa - vũng tàu (Trang 46)